Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 5
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 I. Văn bản
1. Tuổi Ngựa (SGK - trang 5)
2. Cái răng khểnh (SGK - trang 9)
3. Vệt phấn trên mặt bàn (SGK - trang 12)
4. Những vết đinh (SGK - trang 14)
5. Văn hay chữ tốt (SGK - trang 19) 6. Lên rẫy 7. Cô giáo nhỏ 8. Bài văn tả cảnh 9. Cau
10. Một người chính trực
11. Những hạt thóc giống
12. Những chú bé giàu trí tưởng tượng
13. Những thư viện đặc biệt
14. Những trang sách tuổi thơ 15. Người thu gió
16. Mỗi lần cầm sách giáo khoa II. Tiếng Việt 1. Danh từ
2. Danh từ chung, danh từ riêng 3. Dấu gạch ngang 4. Nhân hóa 5. Dấu ngoặc kép Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 III. Tập làm văn
1. Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật 2. Luyện tập viết đơn
3. Luyện tập tả cây cối IV. Luyện tập
Câu 1. Điền dấu câu thích hợp:
Nhà vua giật mình () đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các
quan đưa tay bụm miệng cười () Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng
phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
Nhà vua gật gù () Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi ()
() Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế ()
() Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên... đứt dải rút ạ.
(Vương quốc vắng nụ cười, tiếp theo) Đáp án:
Nhà vua giật mình (,) đưa tay lên mép. Một hạt cơm lăn xuống áo hoàng bào. Các
quan đưa tay bụm miệng cười (.) Đến khi cậu bé chỉ quả táo cắn dở đang căng
phồng trong túi áo của quan coi vườn ngự uyển thì ai nấy đều bật cười thành tiếng.
Nhà vua gật gù (.) Thế rồi, ngắm nhìn cậu bé, ngài bỗng hỏi (:)
(-) Này cháu, vì sao nãy giờ cháu cứ đứng lom khom thế (?)
(-) Tâu Bệ hạ, ban nãy cháu bị quan thị vệ đuổi, cuống quá nên... đứt dải rút ạ.
Câu 2. Rồi đột nhiên, chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú
nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng. Chú
bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tầm cánh chú bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong
gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với
những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. (Con chuồn chuồn nước)
1. Tìm năm từ ghép trong đoạn văn trên.
2. Tìm năm danh từ trong đoạn văn trên. Đáp án:
1. Năm từ ghép trong đoạn văn trên: cái bóng, mặt hồ, lũy tre, bờ ao, đất nước.
2. Năm danh từ trong đoạn văn trên: khóm khoai, cánh đồng, đàn trâu, dòng sông, đoàn thuyền.
Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Tre xanh, Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
Thân gầy guộc, lá mong manh,
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu. (Tre Việt Nam) Đáp án:
⚫ Biện pháp tu từ nhân hóa: thân gầy guộc, lá mong manh
⚫ Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, cây tre giống như con người.
Câu 4. Sắp xếp các từ sau vào nhóm: a. Danh từ chung b. Danh từ riêng Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Các từ gồm: Việt Nam, con đường, Mỹ Đình, máy tính, hoa hồng, Nguyễn Đình
Thi, Hoa Kỳ, quốc gia, quê hương, gia đình, Nội Bài, Phú Mỹ Hưng, con vật, ngọn
núi, bức tranh, Bà Nà, Bắc Bắc Dương, quốc kì, ngôi sao, Hồ Chí Minh. Đáp án:
a. Danh từ chung: con đường, máy tính, hoa hồng, quốc gia, quê hương, gia đình,
con vật, ngọn núi, bức tranh, quốc kì, ngôi sao.
b. Danh từ riêng: Việt Nam, Mỹ Đình, Nguyễn Đình Thi, Hoa Kỳ, Nội Bài, Phú
Mỹ Hưng, Bà Nà, Bắc Bắc Dương, Hồ Chí Minh. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Đề thi giữa học kì 1 Đề 1
I. Đọc hiểu (5 điểm)
“Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ
nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong
hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền
nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực
mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang
tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó
khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas,
thì công ty điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của
mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời
khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi
nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa
mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có
giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì
tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng,
làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác. (Sự chia sẻ bình dị) Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng:
(Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Nhân vật tôi đang làm gì?
A. Đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư
B. Đứng xếp hàng ở ga tàu để mua vé tàu
C. Đứng xếp hàng ở cửa hàng để mua đồ ăn
Câu 2. Điều gì đã xảy ra khi đến lượt nhân vật tôi?
A. Cửa hàng thông báo hết đồ ăn B. Vé tàu đã hết
C. Bưu điện thông báo đóng cửa
Câu 3. Tôi cảm thấy như thế nào khi biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một
gia đình tránh được một đêm đông giá rét. A. chán nản B. vui vẻ C. thất vọng
Câu 4. Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
A. Giá trị của sự quan tâm
B. Hãy biết chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh C. Cả 2 đáp án trên
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
(Mỗi câu 1 điểm)
Câu 5. Tìm danh từ trong câu: Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến
việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay
vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 6. Đặt câu với các từ: khó khăn, phấn chấn
Câu 7. Điền quan hệ từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a. … thời tiết quá lạnh, … chúng tôi được nghỉ học.
b. … gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ... Thúy chăm chỉ học tập và đạt thành tích cao. II. Viết (5 điểm)
Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một nhân vật trong một câu chuyện đã
học (hoặc đã đọc, đã nghe). Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Phần Câu Nội dung đáp án Biểu điểm I Đọc hiểu 5 điểm 1 A 0.5 2 C 0.5 3 B 0.5 4 C 0.5 5
Các danh từ: cảm giác, xe, bưu điện, hàng 1 6
- Bạn Hùng có hoàn cảnh khá khó khăn. 1
- Tinh thần của Đức đang rất phấn chấn. 7
a. Vì thời tiết quá lạnh, nên chúng tôi được nghỉ học. 1
b. Dù gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhưng Thúy
chăm chỉ học tập và đạt thành tích cao. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 II Tập làm văn 5 điểm
a. Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: 4,0 điểm - Mở bài (0,5 điểm):
Giới thiệu được nhân vật trong truyện (hoặc đã nghe, đã đọc) - Thân bài (3,0 điểm)
⚫ Giới thiệu về nhân vật, lí do thích nhân vật đó. (2,0 điểm)
⚫ Bài học rút ra từ nhân vật đó. (0,5 điểm)
⚫ Tình cảm dành cho nhân vật (0,5 điểm) - Kết bài (0,5 điểm)
Khẳng định lại tình cảm dành cho nhân vật. 0,25 điểm
b. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng
quy định thể hiện qua bài viết. 0,25 điểm
c. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ
nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
d. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi 0,5 điểm cuốn người đọc… Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đề 2
I. Đọc hiểu (5 điểm)
Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối
cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ
một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.
Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước
trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân
người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên
xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì
thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và
cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con
chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá
mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất,
là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi
chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.
Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn.
Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh
diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm
bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những
mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi
lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh. (Chiều ngoại ô)
Đọc và khoanh tròn trước đáp án đúng:
(Mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh vật vào thời gian nào? A. Buổi sáng Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 B. Buổi trưa C. Buổi chiều
Câu 2. Câu văn miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng?
A. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một
khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao.
B. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang
thoảng hương lúa chín và hương sen. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 3. Tôi cảm thấy thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là gì?
A. Được thả diều cùng lũ bạn
B. Được câu cá cùng lũ bạn
C. Được chơi trốn tìm cùng lũ bạn
Câu 4. Tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài thơ là gì? A. Tình yêu quê hương B. Tình cảm bạn bè C. Tình cảm gia đình
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
(Mỗi câu 1 điểm)
Câu 5. Tìm một câu có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa. Câu 6. Tìm:
a. 5 danh từ riêng chỉ tên quốc gia
b. 5 danh từ chung chỉ đồ dùng học tập Zalo hỗ trợ: 0936.120.169
Câu 7. Hoàn thành câu sau có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: a. Đàn ong… b. Hoa hồng…. II. Viết (5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một loài cây cho bóng mát. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Đáp án Phần Câu Nội dung đáp án Biểu điểm I Đọc hiểu 5 điểm 1 C 0.5 2 C 0.5 3 A 0.5 4 A 0.5 5
Câu văn sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: Rồi những 1
rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. 6
a. 5 danh từ riêng chỉ tên quốc gia: Việt Nam, Pháp, 1
Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc,...
b. 5 danh từ chung chỉ đồ dùng học tập: bút chì, thước
kẻ, quyển vở, máy tính, hộp bút,... 7
a. Đàn ong đang làm việc chăm chỉ trong khu vườn. 1
b. Chị hoa hồng vô cùng xinh đẹp. Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 II Tập làm văn 5 điểm
a. Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: 4,0 điểm - Mở bài (0,5 điểm):
Giới thiệu về loài cây cho bóng mát - Thân bài (3,0 điểm)
⚫ Tả bao quát (0,5 điểm)
⚫ Tả từng bộ phận của cây (2,5 điểm)
⚫ Lợi ích của cây (0,5 điểm) - Kết bài (0,5 điểm)
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em với loài cây. 0,25 điểm
b. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp,
đúng quy định thể hiện qua bài viết.
c. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ 0,25 điểm
nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
d. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, 0,5 điểm
lôi cuốn người đọc…
(Chú ý: Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ
viết mà GV cho điểm phù hợp.) Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Ma trận MỨC ĐỘ Tổng số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 CHỦ ĐỀ Điểm số
TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 2,0 Luyện từ và câu 1 1 1 3 3,0 Luyện viết đoạn văn 1 1 3,0 Tổng số câu TN/TL 2 1 1 1 1 6 4 5 10,0 Điểm số 1 1 0,5 1 0,5 6 2 8 10,0 Zalo hỗ trợ: 0936.120.169 Tổng số điểm
2 điểm 1,5 điểm 6,5 điểm 10 điểm 10 điểm 20 % 15 % 35 % 100 % Zalo hỗ trợ: 0936.120.169