Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK1 Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 Đề 1
I. Đọc hiểu (5 điểm)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
(Ngắm trăng, Hồ Chí Minh)
Câu 1. Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào? A. Trong tù
B. Ở chiến khu Việt Bắc C. Khi ở Hà Nội
Câu 2. Câu thơ “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ” thuộc kiểu câu gì? A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai như thế nào? Câu 3. Đâu là từ láy? A. hững hờ B. cảnh đẹp C. nhà thơ
Câu 4. Xác định chủ ngữ trong câu “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”? A. Trăng B. khe cửa C. nhà thơ
Câu 5. Bài thơ ca ngợi điều gì?
A. Tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh ngục tù.
B. Tình yêu thiên nhiên, yêu của sống của Bác. C. Cả 2 đáp án trên
Câu 6. Tìm danh từ trong câu: Trong tù không rượu cũng không hoa
Câu 7. Giải thích nghĩa của từ nhà thơ. II. Viết (5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một giờ học đáng nhớ nhất với em. Đáp án Phần Câu Nội dung đáp án Biểu điểm I Đọc hiểu 5 điểm 1 A 0.5 2 B 0.5 3 A 0.5 4 A 0.5 5 C 1 6 Danh từ: tù, rượu, hoa 1 7
Nhà thơ là người chuyên sáng tác thơ và đã có tác phẩm 1
có giá trị được công nhận. II Tập làm văn 5 điểm
a. Viết được bài văn có bố cục rõ ràng: 4, 25 điểm - Mở bài (0,5 điểm):
Giới thiệu được giờ học đáng nhớ. - Thân bài (3,25 điểm)
⚫ Kể chi tiết về diễn biến của giờ học. (3,0 điểm)
⚫ Bày tỏ cảm nghĩ về giờ học. (0,25 điểm) - Kết bài (0,5 điểm)
Nêu suy nghĩ, tình cảm của em về giờ học. 0,25 điểm
b. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng
quy định thể hiện qua bài viết. 0,25 điểm
c. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ
nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
d. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi 0,25 điểm cuốn người đọc…
(Chú ý: Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ
viết mà GV cho điểm phù hợp.) Đề 2 A. Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Tô Hoài)
Trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong đoạn trích là?
Câu 2. Tìm những tính từ miêu tả hình ảnh nhân vật đó?
Câu 3. Tìm một từ láy trong đoạn văn.
II. Đọc hiểu (7 điểm)
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm…”
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ gồm những ai?
A. Anh đội viên, Bác Hồ
B. Anh đội viên, nhân dân C. Bác Hồ, thiếu nhi
Câu 2. Anh đội viên thức dậy trong hoàn cảnh nào? A. Trời tờ mờ sáng
B. Trời đã khuya lắm rồi C. Trời đã sáng
Câu 3. Xác định danh từ trong câu: Thấy trời khuya lắm rồi A. Thấy B. trời C. khuya
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: Vẻ mặt Bác trầm ngâm? A. Vẻ mặt B. Vẻ mặt Bác C. trầm ngâm
Câu 5. Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai? A. Người anh B. Người mẹ C. Người cha D. Người bà
Câu 6. Câu: Anh đội viên thức dậy thuộc kiểu câu gì?
Câu 7. Đặt câu với từ: lặng yên B. Viết
Em hãy viết một bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. Đáp án A. Đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
“Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị
mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại
ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng
chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc.”
(Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Tô Hoài)
Câu 1. Nhân vật được miêu tả trong đoạn trích là chị Nhà Trò.
Câu 2. Những từ miêu tả hình ảnh nhân vật: bé nhỏ, gầy yếu
Câu 3. Từ láy: chùn chùn II. Đọc hiểu
“Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm…”
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
Câu 1. Các nhân vật trong bài thơ gồm những ai?
A. Anh đội viên, Bác Hồ
Câu 2. Anh đội viên thức dậy trong hoàn cảnh nào?
B. Trời đã khuya lắm rồi
Câu 3. Xác định danh từ trong câu: Thấy trời khuya lắm rồi B. trời
Câu 4. Chủ ngữ trong câu: Vẻ mặt Bác trầm ngâm? B. Vẻ mặt Bác
Câu 5. Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai? C. Người cha
Câu 6. Kiểu câu Ai làm gì?
Câu 7. Trong giờ tập làm văn, lớp học thật yên tĩnh. B. Viết II. Tập làm văn
a. Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:
- Mở bài (0,5 điểm): giới thiệu được câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. - Thân bài (8 điểm)
⚫ Giới thiệu khái quát về câu chuyện (1,0 điểm)
⚫ Tóm tắt nội dung câu chuyện. (2,0 điểm)
⚫ Giới thiệu về một nhân vật yêu thích (2,0 điểm)
⚫ Giá trị nội dung, nghệ thuật của câu chuyện (2,0 điểm)
⚫ Suy nghĩ, tình cảm về câu chuyện (1,0 điểm) - Kết bài (0,5 điểm)
Khẳng định lại giá trị của câu chuyện.
b. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. (0,25 điểm)
c. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các
dấu câu trong bài. (0,25 điểm)
d. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… (0,5 điểm)
(Chú ý: Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.) Ma trận CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ Tổng số câu Điểm số Mức 1 Mức 2 Mức 3
TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu văn bản 2 1 1 4 2,0 Luyện từ và câu 1 1 1 3 3,0 Luyện viết chính tả 1 1 2,0 Luyện viết đoạn văn 1 3,0 Tổng số câu TN/TL 2 1 1 1 1 2 4 5 10,0 Điểm số 1 1 0,5 1 0,5 3 2 8 10,0 Tổng số điểm
2 điểm 1,5 điểm 3,5 điểm 10 điểm 10 điểm 20 % 15 % 35 % 100 %