Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 1
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 1 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất
lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là
tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các
bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của
bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công
một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt
vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm.
Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì
bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một
mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố
gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
(Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ, theo http://www.vnexpress.net, ngày 26/8/2011)
Câu 1 (0,5đ): Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ.
Câu 2 (0,75đ): Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn
cố tình đánh ngã bạn.”?
Câu 3 (0,75đ): Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.”?
Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng
súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác.
Câu 2 (5đ): Phân tích hành động cởi trói của Mị trong Vợ chồng A Phủ Tô Hoài.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
Các cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ: “đừng
mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cό gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình
làm”, “đừng từ bỏ”… Câu 2 (0,75đ):
Ý câu nói: trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất
bại. Nó như một lẽ hiển nhiên và thường tình mà ai cũng sẽ gặp phải. Câu 3 (0,75đ):
Tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý” vì: Mỗi người
cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con
người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin
tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn. Câu 4 (1,0đ):
Những thông điệp có ý nghĩa:
– Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm.
– Phải yêu quý những công việc mình làm.
– Không được bỏ cuộc khi thất bại.
– Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.
Học sinh tự lựa chọn thông điệp cho bản thân mình và đưa ra lời lí giải hợp lí. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì
tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu nói: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục
thì tương lai sẽ bắn vào anh. 2. Thân bài a. Giải thích
Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục: là việc chúng ta không cố gắng, nỗ lực
trong công việc và cuộc sống để tạo lập một tương lai tốt đẹp mà chỉ dửng dưng, sống an phận.
Tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác: đây là hậu quả của việc lời biếng, không cố
gắng ở quá khứ, chúng ta sẽ có một tương lai vất vả, khổ cực.
Câu nói khuyên nhủ con người sống phải biết lo nghĩ cho tương lai, cố gắng lao
động, tạo lập một cuộc sống tốt đẹp. b. Phân tích
Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ
bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.
Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới
trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.
Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và
những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều
bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người cố gắng vươn lên để xây dựng một
cuộc sống tốt đẹp để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến. d. Phản đề
Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại,
dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp
ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội
đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương
lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác) và rút ra bài học cho bản thân mình. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ. 2. Thân bài
Hoàn cảnh: Nhìn những giọt nước mắt của A Phủ, Mị xúc động thấy thương cho A
Phủ và nhớ lại nỗi đau chính mình: “Mị trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa
mở, một dòng nước lấp lánh đã bò xuống hai hõm má đã xám đen lại; Mị chợt nhớ
đến đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia.”
Mị với thái độ căm phẫn, nhận thức rõ bản chất độc ác của bọn thống lí Pá Tra:
“Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đền chết, nó bắt mình cũng chết thôi, nó bắt trói
đến chết người đàn bà ngày trước cũng trong cái nhà này; Chúng nó thật độc ác; Ta
là thân đàn bà, nó đã bắt ta trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở
đây thôi, người kia việc gì mà phải chết”.
Sức sống cùng sự đánh thức tâm hồn, lòng thương người cùng cảnh ngộ đã giúp
Mị vượt qua nỗi sợ, Mị quyết định cởi dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình.
Mị nhớ lại đời mình, Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào đó, biết đâu A Phủ
chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra bảo là Mị đã cởi trói cho nó làm sao
Mị không thấy sợ, rồi Mị cũng vụt chạy theo A Phủ.
→ Sức sống luôn tiềm tàng trong tâm hồn Mị dẫn đến sức phản kháng mãnh liệt,
táo bạo để giành lại tự do ở Mị. Khi sức sống tiềm tàng trong tâm hồn con người
được hồi sinh, nó tất yếu chuyển hóa thành hành động phản kháng táo bạo. 3. Kết bài
Khái quát lại tâm trạng của Mị khi giải thoát cho A Phủ đồng thời nêu giá trị của tác phẩm. ---------------------------