-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 2
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 2 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề giữa HK2 Ngữ Văn 12 12 tài liệu
Ngữ Văn 12 829 tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 2
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 2 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Ngữ Văn 12 12 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 12 829 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Ngữ Văn 12
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa.
Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có
quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên
thế giới đều là những người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham
vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch
cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt
được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung
lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành
công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học
hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình
cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự
phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết
quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước
mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương
lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ
chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong
tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Không gì là không thể, George Matthew Adams)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0,75đ): Theo anh/chị, như thế nào là một ước mơ phù hợp và một kẻ mơ mộng?
Câu 3 (0,75đ): Để hiện thực hóa ước mơ trong tâm trí của mình, tác giả văn bản
trên khuyên chúng ta cần phải làm như thế nào?
Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Lí giải vì sao? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương.
Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2 (0,75đ):
Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực của
bản thân; phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Kẻ mơ mộng là kẻ có những mơ ước viễn vông, vượt ngoài khả năng, điều kiện
của bản thân; không có ý thức cố gắng, quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực. Câu 3 (0,75đ):
Những lời khuyên của tác giả nhằm hiện thực hóa ước mơ như:
Đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể.
Đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi người khác.
Phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.
Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của ngày
mai thành những công việc cụ thể... Câu 4 (1,0đ):
Học sinh trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn của mình và có cách lí giải hợp lý. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi
thiếu vắng tình thương. 2. Thân bài a. Giải thích
Bắc cực: cực bắc của Trái Đất, nơi quanh năm băng tuyết bao phủ khiến cho nhiều
vùng không có cả sự sống, vô cùng lạnh lẽo.
Nơi không có tình thương con người: nơi con người sống với nhau bằng sự lạnh
lùng, vô cảm, không có tí tình thương, sự san sẻ, giúp đỡ nhau.
Ý câu nói phê phán những người có thái độ sống vô cảm, lãnh đạm. b. Phân tích
Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng
ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau
của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác
và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã
hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh
chứng cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến. d. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân
mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ
nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực
mà là nơi thiếu vắng tình thương” và rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và dẫn dắt vào tâm trạng
của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. 2. Thân bài
Tiếng sáo đã thức tỉnh tâm hồn, sức sống của Mị tưởng đã bị hoàn cảnh hủy hoại,
vùi lấp, nay đã trỗi dậy: Mị nghe tiếng sáo vọng lại, tha thiết bổi hổi; ngồi nhẩm
thầm bài hát của người đang thổi.
Sự thức tỉnh trong tâm hồn Mị bằng hành động uống rượu: Ngày tết, Mị cũng uống
rượu. Mị cứ lén lấy hủ rượu cứ uống ừng ực từng bát.
Tiếng sáo, hương rượu ngà say, tiếng người hát đồng đã đưa Mị sống, nhớ lại quá
khứ êm đẹp thời thiếu nữ trẻ trung, yêu đời; lòng Mị thì đang sống về ngày trước.
Mị thấy phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước.
Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi.
Mị thấy vui sướng nhưng cũng đau đớn, tuyệt vọng nghĩ đến cái chết để khỏi đối
diện với thực tại: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay,
chứ không buồn nhớ lại nữa.
→ Khi niềm khao khát sống là làm người được phục sinh, tự nó trở thành một
mãnh lực, xung đột gay gắt, quyết một mất một còn với trạng thái vô nghĩa của
thực tại. Quá khứ Mị hiện về như một đối chứng, làm rõ thực tại đau khổ, nên từ
tâm trạng hồi tưởng quá khứ tươi đẹp Mị đã có ý nghĩ chết đi vì thực tại vô cùng đau khổ, cơ nhục.
Trong tiếng sáo rập rờn, Mị hành động thật khỏe khoắn, dứt khoát chứ không buồn
và đau khổ để chuẩn bị đi chơi: Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại
tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa ở phía trong vách.
Mị bị A Sử đàn áp thô bạo, Mị nửa mê, nửa tỉnh nhưng đã phản kháng rất quyết
liệt, tâm trạng buồn đau đớn nghĩ về thân phận.
Hơi rượi nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi → Mị
vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị thổn thức nghĩ mình không
bằng một con ngựa… Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi.
Sáng tỉnh dậy, Mị cảm giác sợ và đau đớn khi nghĩ về thân phận mình.
- Không khí đêm tình mùa xuân trên bản Mèo và tiếng sáo gọi bạn tình đã đánh
thức sức sống, lay tỉnh tâm hồn Mị. Dù bị chà đạp nhưng sức sống tiềm tàng trong
tâm hồn Mị vẫn không bị lụi tắt. Tâm trạng Mị phức tạp với những xung đột giằng
xé diễn ra âm thầm, đau đớn trong cõi tâm tư giữa niềm khao khát hạnh phúc cháy
bỏng đang trỗi dậy mạnh mẽ và thực tại tàn bạo, lạnh lùng.
→ Sức sống tiềm tàng và khát vọng mãnh liệt. 3. Kết bài
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện ngắn. ---------------------------