Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 3
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 3 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người...
(Dậy mà đi - Tố Hữu)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5đ): Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Câu 3 (1,0đ): Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả đoạn trích: Một lần ngã
là một lần bớt dại/ Để thêm khôn một chút nữa trong người? Vì sao?
Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi.
Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật A Phủ trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. Câu 2 (0,5đ):
Dại: không có đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh và tránh những hành
động, thái độ không nên; Khôn: trái với Dại.
Ý nghĩa dại/ khôn trong câu thơ: Khôn: sự trưởng thành, thành công, Dại: vấp ngã, thất bại. Câu 3 (1,0đ): Ý nghĩa 2 câu thơ:
Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi
phải trải qua những lần vấp ngã, thất bại.
Mỗi lần thất bại, vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được một bài học cho bản thân,
có như thế mới "bớt dại" và "thêm khôn".
→ Hai câu thơ là kinh nghiêm sống quý giá cho mỗi người. Câu 4 (1,0đ):
Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn
một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời nhỏ nhoi. 2. Thân bài a. Giải thích
Ý câu nói khuyên nhủ con người sống vị tha. Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn
sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là
người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. b. Phân tích
Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm,
việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của
mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được.
Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng
thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình
thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. c. Bàn luận
Người có lòng vị tha thường không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác,
sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.
Người có lòng vị tha là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình
để tiếp tục duy trì mối quan hệ. d. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi
bật được nhiều người biết đến). e. Phản đề
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân
mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình
không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn
đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình
hết lần này đến lần khác → những người này cần bị phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận (Chân lí thuộc về mọi người. Không chịu sống đời
nhỏ nhoi) và rút ra bài học cho bản thân. Câu 2 (5đ):
Dàn ý Phân tích nhân vật A Phủ 1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ. 2. Thân bài a. Cuộc đời A Phủ
Mồ côi cha mẹ, bị bắt đem đi bán cho người Thái.
Tính tình ngang bướng, không chịu ở cánh đồng thấp, trốn lên núi và lưu lạc tới Hồng Ngài.
Là một trai tráng khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa lại chăm làm, giỏi giang trong
việc đồng áng được nhiều cô gái mê.
b. Khi bị bắt về nhà thống lí
Do đánh nhau với A Sử trong ngày đi chơi xuân mà A Phủ bị bắt về nhà thống lí,
tại đây A Phủ bị đánh đập dã man và bị bọn chúng bắt làm người ở đợ để trừ tiền đền bù đánh A Sử.
Hàng ngày A Phủ phải đi làm quần quật từ sáng đến tối không chút nghỉ ngơi.
Một lần, để hổ vồ mất bò, A Phủ lại bị bọn chúng bắt trói và đánh đập dã man
nhưng anh không mảy may một lời van xin hay khóc lóc mà cam chịu trước số phận.
A Phủ bị trói đứng ở cột nhà và bị bỏ đói mấy ngày, người trong nhà vẫn hoạt động
nhưng không ai quan tâm đến sự xuất hiện của anh. Tủi hổ trước số phận và sự
ngang trái của xã hội lúc bấy giờ, trong đêm A Phủ rỉ ra hai hàng nước mắt nhưng đã bị Mị nhìn thấy.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ được Mị cắt dây cởi trói và bảo mình bỏ chạy,
hành động cứu A Phủ đó đã khiến anh như được hồi sinh một lần nữa, anh dùng
chút sức lực cuối cùng của mình để vùng bước đi.
Sau đó, Mị chạy theo và xin đi cùng A Phủ, anh hiểu những gì người phụ nữ này
trải qua trong gia đình ấy nên đã cho Mị cùng đến Phiềng Sa. 3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật A Phủ và giá trị của câu chuyện. ---------------------------