Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 4
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 4 được biên soạn dưới dạng file PDF cho bạn tham khảo, ôn tập kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022
I. Đọc hiểu văn bản (3đ):
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Những dấu chân lùi lại phía sau
Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất
Mười tám hai mươi sắc như cỏ Dày như cỏ
Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ
Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt
Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất
Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên
Hơn một điều bất chợt
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
(Trích: Trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)
Câu 1 (0,5 điểm): Tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống
Mĩ được tác giả miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 2 (0,75 điểm): Nêu tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong các
câu thơ "Mười tám hai mươi sắc như cỏ/Dày như cỏ/Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ".
Câu 3 (0,75 điểm): Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Hoa chuẩn bị
âm thầm trong đất/Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên"?
Câu 4 (1,0 điểm): Điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì? II. Làm văn (7đ):
Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách.
Câu 2 (5đ): Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn
I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1 (0,5 điểm):
Những từ ngữ, hình ảnh nói về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng
chiến chống Mĩ: trẻ nhất, sắc, dày, yếu mềm, mãnh liệt, không tiếc đời mình. Câu 2 (0,75 điểm):
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh:
Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường,
mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,… Đồng thời ngợi ca, trân trọng và tình
yêu của tác giả với những năm tháng đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Câu 3 (0,5 điểm): Nội dung 2 câu thơ:
Hoa: vẻ đẹp của sức mạnh ý chí tinh thần, tâm hồn của tuổi trẻ
Mùa xuân: thắng lợi, thành quả
→ Tuổi trẻ với vẻ đẹp tâm hồn, với sức mạnh ý chí và tinh thần quyết tâm tiêu diệt
kẻ thù nhất định sẽ giành thắng lợi – đó là lời động viên, đồng thời cũng thể hiện
niềm tin tưởng của tác giả với tuổi trẻ. Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân, nêu rõ vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất
đối với mình. Có thể lựa chọn thông điệp về lí tưởng sống hoặc một đặc điểm nào
đó của tuổi trẻ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,... II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ):
Dàn ý Nghị luận xã hội về đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách 1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: đời người là cuộc hành trình vượt qua những thử thách. 2. Thân bài a. Giải thích
Cuộc hành trình vượt qua những khó khăn thử thách: sẵn sàng đối mặt với khó
khăn, thử thách trong cuộc sống với một tinh thần, năng lượng tích cực. Là một
con người và đặc biệt là giới trẻ, chúng ta cần có tinh thần vượt khó để hướng đến
một cuộc sống tốt đẹp hơn. b. Phân tích
Người có tinh thần vượt khó là người biết phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống của
mình, nỗ lực hết sức để mong muốn đạt được những thành tựu cho riêng mình; khi
vấp ngã không chán nản, buông xuôi mà tìm cách đứng dậy sau vấp ngã để đi tiếp
con đường mình đã chọn.
Người có tinh thần vượt khó sẽ tôi luyện những phẩm chất quý giá: chăm chỉ, cần
cù, lạc quan, từ đó, đường đi đến thành công sẽ được rút gọn hơn.
Tinh thần vượt khó, sẵn sàng đi tiếp sẽ mang đến cho con người những thành quả
ngọt ngào sau bao nỗ lực, cố gắng và khiến chúng ta được người khác yêu thương,
tin tưởng và học tập theo. c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho bài làm của mình. d. Phản đề
Trong cuộc sống, có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách
không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã; khi vấp ngã không đủ tinh
thần dũng cảm đứng dậy bước tiếp,… những người này nên bị chỉ trích, phê phán. 3. Kết bài
Khái quát lại vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình. Câu 2 (5đ):
Dàn ý phân tích nhân vật bà cụ Tứ 1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật bà cụ Tứ. 2. Thân bài
a. Sự ngạc nhiên của cụ khi anh Tràng dắt vợ về
Khi làm về, thấy một người phụ nữ ngồi trong nhà mà còn thưa u. Bà cụ ngạc
nhiên vì con mình xấu xí, nghèo mà vẫn có vợ trong thời khó khăn.
Bà cụ vẫn không tin vào những gì con trai mình nói “Kìa nhà tôi nó chào u”…
“Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ”
Bà vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra
b. Tâm trạng vừa mừng vừa tủi của bà cụ
Khi biết rằng con bà “ nhặt” được vợ: bà vui vì con đã an bề gia thất, buồn phận
làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con và bà nghĩ đến chồng, đến con gái lại càng trở nên buồn hơn.
Cái tủi, cái buồn của người mẹ bị dồn vào cảnh nghèo cùng quẫn: Bà không biết
lấy gì để cúng tổ tiên, để trình làng con đã có vợ. Bà khóc vì thương con không
biết làm sao vượt qua nổi khó khăn này.
c. Nỗi lo của bà cụ Tứ
Bà lo cho con trai, con dâu, cái gia đình nhỏ của mình không biết phải qua những
ngày khó khăn này như thế nào. → Khuyên con, khuyên dâu thương nhau, cố gắng vươn lên.
→ Nỗi lo, nỗi thương của người mẹ từng trải, hiểu đời.
d. Niềm tin vào tương lai, vào cuộc sống của cụ Tứ
Bà suy nghĩ vui trong những điều tốt đẹp tương lai “Rồi ra may mà ông giời cho khá…”
Vui trong công việc sửa sang vườn tược, nhà cửa.
Vui trong bữa cơm đạm bạc đầu tiên có con dâu.
Bà vẫn luôn tạo một không khí ấm cúng cho bữa ăn để con đâu đỡ tủi.
→ Người mẹ nghèo từng trải đời, hết mực yêu thương con, luôn lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn.
→ Là đại diện cho người mẹ Việt Nam cần mẫn, mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương và đức hi sinh 3. Kết bài
Khái quát lại những phẩm chất tốt đẹp của bà cụ Tứ, đánh giá về ý nghĩa của
truyện ngắn và liên hệ thực tiễn. ---------------------------