Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | đề 4
Đề thi giữa kì 2 Công nghệ 11 Cánh diều gồm 3 đề sách Công nghệ Cơ khí có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Công nghệ 11 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Công nghệ 11
Môn: Công nghệ 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG……….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
TỔ SỬ - ĐỊA - CÔNG NGHỆ NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: CÔNG NGHỆ; LỚP: 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
- Trình bày được vai trò của các bộ phận trong hệ thống cơ khí động lực.
- Kể tên được một số máy móc thường gặp thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
- Vẽ được sơ đồ hệ thống cơ khí động lực và nêu nhiệm vụ của các thành phần trong hệ thống.
- Nhận biết được một số ngành nghề phổ biến liên quan đến cơ khí động lực.
- Trình bày được khái niệm động cơ đốt trong.
- Trình bày được các cách phân loại động cơ đốt trong.
- Giải thích được nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong.
- Giải thích được ý nghĩa một số thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ đốt trong.
- Mô tả được cấu tạo của các cơ cấu trong động cơ đốt trong.
- Giải thích được nguyên lý làm việc của các hệ thống trong động cơ đốt trong. 2. Năng lực
- Năng lực tự học: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin
liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: Giúp học sinh có thái độ học tập nghiêm túc và trung thực,
đúng đắn trong kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Trắc nghiệm 70% kết hợp với tự luận 30%.
III. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ
IV. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (NB): Các bộ phận của hệ thống cơ khí động lực là
A. nguồn động lực, hệ thống truyền lực, máy công tác.
B. động cơ, bàn đạp, tay ga. 2
C. nguồn động lực, động cơ điện, động cơ đốt trong.
D. đai truyền, dây cua-roa, máy công tác.
Câu 2 (NB): Nhiệm vụ của nguồn động lực trong hệ thống cơ khí động lực
A. Gồm nguồn động lực, hệ thống truyền lực, máy công tác.
B. Cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt động.
C. Truyền và biến đổi năng lượng từ nguồn động lực đến máy công tác.
D. Đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các môi trường và điều kiện khác nhau.
Câu 3 (NB): Nêu tên nguồn động lực của ô tô
A. Động cơ đốt trong.
B. Động cơ điện.
C. Động cơ phản lực. D. Máy hơi nước.
Câu 4 (NB): Nêu tên nguồn động lực của tàu thuỷ
A. Động cơ hiđrô.
B. Động cơ điện.
C. Động cơ phản lực.
D. Động cơ điêzen.
Câu 5 (NB): Công việc sản xuất lắp ráp sản phẩm cơ khí động lực đòi hỏi
người thực hiện phải có
A. sức khỏe tốt và không cần trình độ chỉ cần tuân thủ nội quy lao động.
B. sức khỏe tốt và trình độ phù hợp, kỹ năng nghề nghiệp thành thạo, tuân thủ
quy trình và nội quy lao động.
C. kỹ năng, sáng tạo thiết kế các sản phẩm công nghệ cao.
D. tính kỉ luật, nghiêm túc trong công việc, tỉ mỉ, cẩn thận.
Câu 6 (NB): Ngành nào sau đây không thuộc ngành đào tạo sản xuất, lắp ráp
sản phẩm cơ khí động lực?
A. Công nghệ kỹ thuật cơ khí.
B. Công nghệ kỹ thuật thủy lực.
C. Công nghệ hàn, công nghệ sơn.
D. Công nghệ lên men.
Câu 7 (NB): Để bảo dưỡng sửa chữa máy cơ khí động lực, người thợ cần
theo học các chương trình đào tạo thuộc ngành nào?
A. Kỹ thuật cơ khí động lực, kỹ thuật ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, công nghệ sơn ô tô.
B. Kỹ thuật tàu thủy, công nghệ kỹ thuật điện máy bay, công nghệ kỹ thuật điện lực.
C. Công nghệ kỹ thuật máy nông lâm, công nghệ vật liệu dệt may.
D. Kỹ thuật phục hồi chức năng, kỹ thuật hình ảnh y học, công nghệ sợi dệt.
Câu 8 (NB): Nghề lắp ráp máy, thiết bị cơ khí động lực thực hiện công việc nào? 3
A. Bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị cơ khí động lực.
B. Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.
C. Xây dựng các bản vẽ thuộc lĩnh vực cơ khí động lực.
D. Tính toán, mô phỏng các sản phẩm máy móc thuộc lĩnh vực điện tử.
Câu 9 (NB): Động cơ đốt trong là loại
A. động cơ nhiệt.
B. động cơ điện.
C. động cơ thuỷ lực.
D. động cơ gió.
Câu 10 (NB): Phân loại theo số hành trình pit-tông trong một chu trình công tác có
A. động cơ 2 kỳ và 3 kỳ.
B. động cơ 2 kỳ và 4 kỳ.
C. động cơ 3 kỳ và 4 kỳ.
D. động cơ 1 kỳ và 4 kỳ.
Câu 11 (NB): Theo cách bố trí xi lanh động cơ nào sau đây không đúng?
A. Động cơ thẳng hàng.
B. Động cơ chữ V.
C. Động cơ hình sao.
D. Động cơ hình vuông.
Câu 12 (NB): Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có bộ phận nào?
A. Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà, thân máy, nắp máy.
B. Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà, xupap.
C. Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu, bánh đà.
D. Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu.
Câu 13 (NB): Phát biểu nào sau đây sai?
A. Thân máy là chi tiết cố định.
B. Nắp máy là chi tiết cố định.
C. Thân máy và nắp máy là chi tiết cố định.
D. Thân máy là chi tiết cố định, nắp máy là chi tiết chuyển động.
Câu 14 (NB): Các chi tiết nào dưới đây cùng với xilanh và đỉnh piston tạo
thành buồng cháy của động cơ? A. Piston. B. Thanh truyền. C. Nắp máy. D. Thân xilanh.
Câu 15 (NB): Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí nào?
A. Thân xilanh của động cơ làm mát bằng nước.
B. Cacte của động cơ làm mát bằng nước.
C. Cacte của động cơ làm mát bằng không khí.
D. Nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí.
Câu 16 (NB): Trong thân máy, phần để lắp xilanh gọi là gì? 4 A. Bulông. B. Gugiông. C. Nắp xi lanh. D. Thân xi lanh.
Câu 17 (TH): Ở động cơ Diesel 4 kì, pít tông ở vị trí ĐCD tương ứng với thời điểm nào? A. Đầu kì nạp.
B. Cuối kì nạp và cháy. C. Cuối kì nén. D. Đầu kì nén.
Câu 18 (TH): Trong kì nạp của động cơ Diesel 4 kì, khí nạp vào xi lanh là A. không khí. B. hoà khí.
C. dầu Diesel. D. hỗn hợp dầu Diesel và không khí.
Câu 19 (TH): Ở kì nạp của động cơ xăng 4 kì, khí nạp vào xilanh là
A. hoà khí (hỗn hợp xăng và không khí). B. xăng. C. không khí.
D. nhiên liệu dầu.
Câu 20 (TH): Ở cuối kì nén của động cơ Diesel 4 kì, bộ phận làm nhiệm vụ
đưa nhiên liệu dầu Diesel vào xi lanh là A. vòi phun. B. buzi. C. xupap nạp.
D. bộ chế hòa khí.
Câu 21 (TH): Ở động cơ 2 kì, việc đóng mở các cửa khí đúng lúc là nhiệm vụ của A. xupap nạp. B. pit-tông. C. các xupap. D. xecmăng khí.
Câu 22 (TH): Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kì, ở kì 1 trong xi
lanh diễn ra các quá trình:
A. Cháy - dãn nở, thải tự do, nạp và nén.
B. Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy.
C. Quét - thải khí, thải tự do, nén và cháy
D. Cháy - dãn nở, thải tự do, quét-thải khí.
Câu 23 (TH): Ở kỳ 1 của động cơ xăng 2 kì, giai đoạn “Quét - thải khí” được diễn ra từ khi
A. pit-tông đóng cửa thải cho tới khi pít tông lên đến ĐCT.
B. pit-tông mở cửa thải cho tới khi pít tông bắt đầu mở cửa quét.
C. pit-tông mở cửa quét cho đến khi pít tông xuống tới ĐCD.
D. pit-tông ở ĐCT cho đến khi pít tông bắt đầu mở cửa thải.
Câu 24 (TH): Nguyên lí làm việc động cơ xăng 2 kì, ở kì 2 trong xi lanh diễn ra các quá trình
A. Quét - thải khí, lọt khí, nén và cháy. 5
B. Quét - thải khí, nén và cháy.
C. Quét - thải khí và cháy.
D. Nén, cháy và thải khí. .
Câu 25 (TH): Ở động cơ 2 kì khi pit-tông đi từ ĐCT đến khi bắt đầu mở cửa
quét, động cơ thực hiện quá trình A. cháy giãn nở. B. thải tự do C. quét thải khí. D. lọt khí.
Câu 26 (TH): Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kì, trục khuỷu quay bao nhiêu vòng? A. 4 vòng. B. 2 vòng. C. 3 vòng. D. 1 vòng.
Câu 27 (TH): Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pít tông lên xuống mấy lần? A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần.
Câu 28 (TH): Một xe gắn máy có dung tích xilanh là 50 cm3, giá trị đó là
A. thể tích toàn phần.
B. thể tích xilanh.
C. thể tích công tác.
D. thể tích buồng cháy. 2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29 (VD): Tại sao phải có hệ thống bôi trơn trên động cơ đốt trong? Động
cơ bốn kì dùng trên xe máy dùng phương pháp bôi trơn nào? (2,0 điểm)
Câu 30 (VDC): Hãy vẽ sơ đồ hệ thống cơ khí động lực và nêu nhiệm vụ của
các thành phần trong hệ thống? (1,0 điểm)
V. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Trắc nghiệm: (7,0 điểm) mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A B A D B D A B A B D C D C Câu
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D B A A A B D C A C D D C
Tự luận: (3,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 29 - Trên động cơ đốt trong phải dùng hệ bôi trơn vì trong quá 1,0
trình làm việc thì các chi tiết chuyển động tương đối với
nhau lúc đó các bề mặt ma sát của các chi tiết bị nóng và mài
mòn nhanh. vì vậy động cơ sẽ không hoạt động được.
- Động cơ bốn kì dùng trên xe máy dùng phương pháp bôi 1,0 trơn vung té. 6
Câu 30 Nguồn động lực ―› Hệ thống truyền lực ―› Máy công tác 0,25
- Nguồn động lực cung cấp năng lượng cho hệ thống hoạt 0,25 động.
- Hệ thống truyền lực truyền và biến đổi năng lượng từ 0,25
nguồn động lực đến máy công tác.
- Máy công tác đảm bảo cho hệ thống làm việc được ở các 0,25
môi trường và điều kiện khác nhau.