-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10 Cánh diều năm học 2022 - 2023
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý 10 Cánh diều năm học 2022 - 2023 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề giữa HK2 Địa Lí 10
Môn: Địa Lí 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT……
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2022 - 2023
Bài thi môn: Địa lí lớp 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Động lực phát triển dân số là A. tỉ suất sinh thô. B. số người nhập cư. C. gia tăng tự nhiên. D. gia tăng cơ học.
Câu 2. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với
A. dân số từ 14 - 54 tuổi ở cùng thời điểm.
B. số người già trong xã hội cùng thời điểm.
C. số trẻ em sinh ra ở cùng thời điểm.
D. dân số trung bình ở cùng thời điểm.
Câu 3. Gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số của A. quốc gia. B. các vùng. C. thế giới. D. khu vực.
Câu 4. Xu hướng thay đổi tỉ suất sinh thô của các nhóm nước trên thế giới hiện nay là
A. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô cao hơn nhóm phát triển.
B. tỉ suất sinh thô nhóm nước phát triển giảm, đang phát triển tăng nhanh.
C. nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh thô thấp hơn nhóm phát triển.
D. tỉ suất sinh thô các nhóm nước phát triển và đang phát triển tăng nhanh.
Câu 5. Tháp dân số (tháp tuổi) là một biểu đồ A. thanh ngang. B. cột đứng. C. cột chồng. D. kết hợp.
Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không được thể hiện trong kiểu tháp tuổi thu hẹp?
A. Tỉ suất sinh giảm nhanh.
B. Nhóm số lượng trẻ em ít.
C. Gia tăng có hướng giảm.
D. Dân số đang trẻ hoá.
Câu 7. Nguồn lao động được phân làm mấy nhóm? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 8. Nguồn lao động là
A. dân số ngoài tuổi lao động tham gia lao động.
B. dân số dưới tuổi lao động tham gia lao động.
C. dân số có khả năng tham gia lao ở ngoài nước.
D. nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
Câu 9. Trong các nguồn lực kinh tế - xã hội, nguồn lực nào quan trọng nhất, có
tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước?
A. Chính sách và xu thế phát triển.
B. Khoa học kĩ thuật và công nghệ.
C. Thị trường trong và ngoài nước.
D. Dân số và nguồn lao động.
Câu 10. Căn cứ vào đâu để phân loại các nguồn lực?
A. Thời gian và khả năng khai thác.
B. Vai trò và mức độ ảnh hưởng.
C. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
D. Không gian và thời gian hình thành.
Câu 11. Yếu tố nào dưới đây không nằm trong nhóm nguồn lực tự nhiên? A. Đất đai. B. Vị trí địa lí. C. Nguồn nước. D. Khí hậu.
Câu 12. Cơ cấu kinh tế góp phần huy động tối đa nguồn lực trong nước và nước
ngoài vào quá trình phát triển đất nước là cơ cấu theo A. thành phần kinh tế. B. ngành kinh tế. C. lãnh thổ kinh tế.
D. các khu vực sản xuất.
Câu 13. Tổng thu nhập quốc gia viết tắt là A. GDP. B. GNI. C. HDI. D. FDI.
Câu 14. Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao
động xã hội và trình độ phát triển lực lượng sản xuất là cơ cấu A. trung tâm kinh tế. B. lãnh thổ. C. thành phần kinh tế. D. ngành kinh tế.
Câu 15. Nội dung chủ yếu nhất của cơ cấu kinh tế là
A. các bộ phận hợp thành và quan hệ giữa chúng.
B. tổng số chung và tất cả các bộ phận hợp thành.
C. sự sắp xếp các bộ phận trong cả tổng thể chung.
D. sự phân chia tổng thể chung thành các bộ phận.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây là quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp?
A. Đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.
B. Đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
C. Sản xuất có đặc tính là mùa vụ.
D. Sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên.
Câu 17. Năng suất cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào A. chất lượng đất. B. diện tích đất. C. nguồn nước tưới. D. độ nhiệt ẩm.
Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành nông nghiệp?
A. Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống.
B. Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất.
C. Sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
D. Có tính thời vụ, phân bố tương đối rộng rãi.
Câu 19. Trong sản xuất nông nghiệp, quỹ đất, tính chất và độ phì của đất không có ảnh hưởng đến
A. sự phân bố, cơ cấu cây trồng.
B. nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.
C. khả năng mở rộng diện tích.
D. năng suất của cây trồng.
Câu 20. Loại vật nuôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới là A. Gà. B. Lợn. C. Cừu. D. Bò.
Câu 21. Trâu không được nuôi nhiều ở A. Trung Quốc. B. Nam Á. C. Đông Nam Á. D. Bắc Á.
Câu 22. Các nước nuôi nhiều cừu là
A. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Thái Lan.
B. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, I-ran.
C. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Phi-lip-pin.
D. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a.
Câu 23. Sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa
trên chuyên môn hóa và thâm canh là hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nào sau đây? A. Trang trại. B. Hộ gia đình. C. Hợp tác xã. D. Vùng nông nghiệp.
Câu 24. Nhân tố có ảnh hưởng nhiều tới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp là
A. dân cư và nguồn lao động.
B. khí hậu, các dạng địa hình.
C. sinh vật và nguồn nước.
D. quan hệ sở hữu ruộng đất. II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,0 điểm). Phân tích những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực của đô thị
hóa đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 2 (2,0 điểm). Hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 1-C 2-D 3-C 4-A 5-D 6-D 7-A 8-D 9-D 10-C 11-B 12-A 13-B 14-D 15-A 16-A 17-A 18-C 19-B 20-A 21-D 22-B 23-A 24-D II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm): * Tích cực
- Đô thị hóa góp phần thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, thay đổi cơ cấu lao động.
- Phổ biến văn hóa và lối sống đô thị; mở rộng không gian đô thị.
- Hình thành môi trường đô thị với chất lượng ngày càng cải thiện (trong lành, an toàn, tiện nghi);... * Tiêu cực
- Đô thị hóa nếu vượt quá tầm kiểm soát, không gắn liền với công nghiệp hóa
sẽ gây ra nhiều hậu quả.
- Làm cho cơ sở hạ tầng đô thị quá tải, gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà
ở và gia tăng tệ nạn xã hội.
- Chất lượng môi trường không đảm bảo (ô nhiễm nước, không khí, đất). Câu 2 (2,0 điểm): - Vai trò
+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; cung cấp
thực phẩm, các dược liệu quý.
+ Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân.
+ Trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hòa nguồn nước, khí hậu, chống xói
mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái. - Đặc điểm
+ Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài,
chậm và thường phân bố trên không gian rộng lớn.
+ Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
+ Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự
nhiên và của con người. I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nước có số dân đông nhất thế giới hiện nay là A. Hoa Kì. B. Liên bang Nga. C. Trung Quốc. D. Ấn Độ.
Câu 2. Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa
A. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
B. số người xuất cư và nhập cư.
C. tỉ suất sinh và người nhập cư.
D. tỉ suất sinh và người xuất cư.
Câu 3. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên được coi là
A. động lực phát triển dân số.
B. gia tăng cơ học trên thế giới.
C. số dân ở cùng thời điểm đó.
D. gia tăng dân số có kế hoạch.
Câu 4. Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô dân số thế giới ngày càng lớn là do
A. tỉ lệ tử vong giảm. B. tỉ lệ tử vong tăng.
C. gia tăng tự nhiên giảm. D. tỉ lệ sinh giảm.
Câu 5. Tỉ số giới tính được tính bằng
A. số nam trên tổng dân.
B. số nữ trên tổng dân. C. số nam trên số nữ. D. số nữ trên số nam.
Câu 6. Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II? A. Nông nghiệp. B. Lâm nghiệp. C. Công nghiệp. D. Ngư nghiệp.
Câu 7. Dân số già có những hạn chế nào sau đây? A. Thiếu lao động. B. Dân số nhanh. C. Lao động đông. D. Thừa lao động.
Câu 8. Đặc trưng nào sau đây không đúng với các nước có cơ cấu dân số già?
A. Tỉ lệ số dân dưới 15 tuổi thấp và tiếp tục giảm.
B. Tỉ lệ số người phụ thuộc ngày càng tăng lên.
C. Thiếu lao động và cơ nguy cơ suy giảm dân số.
D. Nhu cầu về sức khỏe sinh sản vị thành niên lớn.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây không nằm trong nhóm nguồn lực kinh tế - xã hội? A. Vốn. B. Thị trường. C. Chính sách. D. Biển.
Câu 10. Nguồn lực nào sau đây góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao
động quốc tế và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương của một quốc gia? A. Tự nhiên. B. Vị trí địa lí. C. Thị trường. D. Nguồn vốn.
Câu 11. Nguồn lực kinh tế - xã hội có vai trò nào sau đây?
A. Tạo ra động lực thúc đẩy các cơ sở sản xuất hình thành và phát triển.
B. Làm giàu có về nguồn tài nguyên cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.
C. Lựa chọn chiến lược phát triển đất nước phù hợp với từng giai đoạn.
D. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
Câu 12. Cơ cấu ngành kinh tế gồm các bộ phận
A. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực trong nước.
B. nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
C. nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực ở trong nước và dịch vụ.
D. công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và khu vực ngoài nước.
Câu 13. Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là
A. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.
B. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.
C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
D. nông - lâm - ngư nghiệp rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
Câu 14. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta từ khi đổi mới đến nay diễn ra theo xu hướng
A. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ.
C. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp - xây dựng.
D. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với GDP?
A. GDP dùng để phân tích quy mô, cơ cấu kinh tế.
B. Đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.
C. Đo lường tổng giá trị công dân mang quốc tịch.
D. GDP là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế.
Câu 16. Quảng canh là hình thức thường xuất hiện ở những vùng có
A. quỹ đất đai còn rất nhiều.
B. miền núi và cao nguyên.
C. khoa học chậm phát triển.
D. dân cư phân bố thưa thớt.
Câu 17. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ nông nghiệp? A. Khí hậu. B. Địa hình. C. Dân cư. D. Nguồn nước.
Câu 18. Trong nông nghiệp, đất trồng được coi là
A. tư liệu sản xuất chủ yếu.
B. đối tượng lao động. C. công cụ lao động. D. cơ sở vật chất.
Câu 19. Địa hình có ảnh hưởng thế nào đến sự phân bố và phát triển của nông nghiệp?
A. Quy mô, phương hướng sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô, cơ cấu, năng suất cây trồng, vật nuôi.
C. Cơ cấu sản xuất, mùa vụ, tính ổn định sản xuất.
D. Sự phân bố, quy mô của sản xuất nông nghiệp.
Câu 20. Cây lương thực bao gồm có
A. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.
B. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.
C. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.
D. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.
Câu 21. Lúa mì phân bố tập trung ở miền
A. ôn đới và cận nhiệt.
B. cận nhiệt và nhiệt đới.
C. ôn đới và hàn đới.
D. nhiệt đới và ôn đới.
Câu 22. Những nước nào sau đây sản xuất nhiều thịt và sữa bò nhất trên thế giới?
A. Hoa Kì, Thái Lan, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
B. Hoa Kì, Ấn Độ, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
C. Hoa Kì, Bra-xin, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
D. Hoa Kì, Mê-hi-cô, Trung Quốc, Ac-hen-ti-na.
Câu 23. Trong nông nghiệp, trang trại là hình thức sản xuất A. khá nhỏ. B. rất lớn. C. cơ sở. D. đi đầu.
Câu 24. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là
A. thể tổng hợp nông nghiệp. B. vùng nông nghiệp.
C. hợp tác xã nông nghiệp. D. trung tâm nông nghiệp. II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2,5 điểm). Cho bảng số liệu sau:
SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020
(Đơn vị: triệu người) Năm 1950 1970 1990 2020 Dân số Thế giới 2536 3700 5327 7795
Trong đó: Số dân thành thị 751 1354 2290 4379
a) Tính tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
b) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện quy mô dân số thế giới và tỉ lệ dân thành thị thế giới giai đoạn 1950 - 2020.
c) Rút ra nhận xét và giải thích.
Câu 2 (1,5 điểm). Hãy trình bày vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
BẢNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI I. TRẮC NGHIỆM
(Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 1-C 2-B 3-A 4-A 5-C 6-C 7-A 8-D 9-D 10-B 11-C 12-B 13-A 14-D 15-A 16-C 17-C 18-A 19-A 20-A 21-A 22-C 23-C 24-D II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,5 điểm):
a) Tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1950 - 2020 (Đơn vị: %) Năm 1950 1970 1990 2020 Dân số Thế giới 100,0 100,0 100,0 100,0
Trong đó: Số dân thành thị 29,6 36,6 43,0 56,2 b) Vẽ biểu đồ
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ
THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1950 - 2020
c) Nhận xét và giải thích
- Dân số thế giới ngày càng tăng và tăng thêm 5259 triệu người.
- Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng và tăng thêm 26,6%. - Nguyên nhân
+ Dân số tăng do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên còn cao, đặc biệt là ở các khu vực châu
Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á. Điều kiện sinh hoạt, giáo dục, y tế phát triển giảm tỉ lệ tử
vong ở trẻ em và tuổi thọ tăng lên,…
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh
mẽ ở các nước đang phát triển, một lượng lớn người dân nông thôn vào khu vực đô
thị tìm việc làm, định cư,… Câu 2 (1,5 điểm): - Vai trò
+ Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
+ Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá. - Đặc điểm
+ Đối tượng của ngành chăn nuôi là các cơ thể sống, tuân theo quy luật sinh học nhất định.
+ Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, có nhiều thay đổi về hình thức
chăn nuôi và hướng chuyên môn hoá, áp dụng rộng rãi khoa học - công nghệ trong sản xuất.