-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề thi Kinh tế và Pháp luật 11 7 tài liệu
Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Cánh diều quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Chủ đề: Đề thi Kinh tế và Pháp luật 11 7 tài liệu
Môn: Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Kinh tế và Pháp luật 11
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT..........
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024
TRƯỜNG THPT........
MÔN: GDKT&PL LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Quyền nào của công dân được đề cập đến trong khái niệm sau đây:
“Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành
phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng
quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ A. bảo vệ môi trường.
B. đầu tư các dự án kinh tế.
C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Câu 3: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực
hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là
A. san bằng lợi ích cá nhân.
B. bình đẳng trước pháp luật.
C. chia đều mọi lợi nhuận.
D. được đáp ứng mọi nhu cầu.
Câu 4: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Tạo điều kiện để công dân được sống an toàn, lành mạnh.
B. Là cơ sở đảm bảo cho xã hội an toàn, ổn định và phát triển.
C. Giúp bảo vệ lợi ích của một nhóm thiểu số người trong xã hội.
D. Tạo sự công bằng, không bị phân biệt đối xử giữa mọi công dân.
Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh B từ chối đề nghị
của bà K đã thể hiện điều gì?
Trường hợp. Ông N, bà M và bà K đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên
cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
Riêng bà K luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng,
vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của
bà K không được cơ quan thuế tỉnh B chấp thuận.
A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 6: Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại
biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân - đó là quy định pháp luật về bình
đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Hôn nhân và gia đình. D. Văn hóa và giáo dục.
Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận nguồn vốn, thị trường.
B. tham gia các hoạt động xã hội.
C. lựa chọn ngành, nghề đào tạo.
D. ứng cử vào các cơ quan, tổ chức.
Câu 8: Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc -
đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Lao động. D. Giáo dục.
Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng về
A. tham gia quản lí nhà nước.
B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
C. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
D. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Câu 10: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia
đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. tôn trọng danh dự của nhau.
B. áp đặt quan điểm cá nhân.
C. chiếm hữu tài sản công cộng.
D. che giấu hành vi bạo lực.
Câu 11: Bình đẳng giới có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người và
xã hội, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 12: Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quy định pháp
luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn
thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp
quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty)
đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí
do chị là nữ, tuổi còn trẻ. A. Chị H và anh Q. B. Chị H và ông T. C. Ông T và anh Q. D. Chị H, anh Q và ông T.
Câu 13: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc cùng sinh
sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật
A. đáp ứng mọi nhu cầu.
B. tạo điều kiện phát triển.
C. bãi bỏ thuế thu nhập.
D. chia đều quỹ phúc lợi.
Câu 14: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo
khác nhau đều có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp, Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo và các quy định pháp luật khác có liên quan - đó là nội dung
bình đẳng giữa các tôn giáo về A. quyền. B. nghĩa vụ. C. giáo lí, giáo luật. D. trách nhiệm pháp lí.
Câu 15: Trước các hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, chúng ta cần A. học tập, noi gương. B. khuyến khích, cổ vũ. C. lên án, ngăn chặn. D. thờ ơ, vô cảm.
Câu 16: Trong tình huống dưới đây những chủ thể nào không vi phạm pháp
luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
Tình huống. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết
định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, bố mẹ anh A phản đối vì cho rằng chị B
không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để
kết hôn. Biết được thông tin, anh T (cán bộ xã nơi anh A sinh sống) đã tiếp xúc
và giải thích cho gia đình anh A về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không
được cản trở hôn nhân tiến bộ. Tuy nhiên, bố mẹ anh A vẫn kiên quyết phản
đối, không chấp thuận cho cuộc hôn nhân của con mình. A. Anh A và bố mẹ mình. B. Bố mẹ anh A và anh T.
C. Bố mẹ anh A và chị B. D. Anh T, anh A và chị B.
Câu 17: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo
luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và
cả nước – đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền của công dân về tiếp cận thông tin.
B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
Câu 18: Công dân có nghĩa vụ gì trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
A. Bài trừ quyền tự do tín ngưỡng.
B. Tham gia hiến máu nhân đạo.
C. Trung thành và bảo vệ Tổ quốc.
D. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
Câu 19: Về phía cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ
của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?
A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
Câu 20: Chủ thể nào trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật
về quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội ?
Trường hợp. Là Bí thư Chi đoàn lớp 12C, H được Bí thư Đoàn trường giao
nhiệm vụ phổ biến thông tin và thu thập ý kiến đóng góp của các đoàn viên
trong lớp đối với dự thảo Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc và dự thảo Văn
kiện Đại hội Đoàn tỉnh. Vì thời gian hơi gấp nên H đã tự đọc dự thảo các văn
kiện và gửi ý kiến đóng góp cho cấp trên. Khi biết chuyện, thầy giáo T (Bí thư
Đoàn trường) đã nghiêm khắc phê bình H và giải thích cho H hiểu việc làm đó
đã vi phạm quyền bày tỏ ý kiến của các đoàn viên khác trong lớp. Các bạn sẽ
không có cơ hội được nói lên nguyện vọng, ý kiến của cá nhân đối với hoạt
động của Đoàn. H cảm thấy hối hận nên đã chủ động chia sẻ lại sự việc và xin lỗi cả lớp. A. Bạn H. B. Thầy T.
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 21: Theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp bị cấm, công dân
từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền
A. tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
B. ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
C. bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, danh dự.
Câu 22: Đọc trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi phạm
quy định pháp luật về quyền bầu cử của công dân?
Trường hợp. Là thành viên của Tổ bầu cử, ông V được phân công nhiệm vụ
phát thẻ cử tri cho nhân dân. Khi đến nhà anh T, ông V chỉ phát thẻ cử tri cho
anh và chị D (vợ anh T) mà không phát cho bà M (mẹ anh T). Sau khi nhận
được thắc mắc ông V giải thích: Bà M không biết chữ nên ông V không ghi tên
bà M vào danh sách cử tri của xã. A. Anh T. B. Chị D. C. Ông V. D. Bà M.
Câu 23: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử
bằng hình thức tự ứng cử hoặc được A bí mật tranh cử. B. vận động tranh cử. C. giới thiệu ứng cử. D. ủy quyền ứng cử.
Câu 24: Mọi hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử hội đều
A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. phải bồi thường thiệt hại.
D. bị phạt tù chung thân.
Câu 25: Theo quy định của pháp luật, công dân đề nghị cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại quyết định điều động công tác đối với mình là thực hiện quyền A. trình báo. B. kháng nghị. C. tố cáo. D. khiếu nại.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo
trong trường hợp nào sau đây?
A. Bị sa thải khi đang nghỉ thai sản.
B. Phát hiện hành vi trộm cắp tài sản.
C. Nhận quyết định điều chuyển công tác.
D. Nhận quyết định xử phạt chưa thỏa đáng.
Câu 27: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân
trong quá trình thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo?
A. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo.
B. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo.
C. Lợi dụng khiếu nại, tố cáo để xâm hại đến quyền của chủ thể khác.
D. Tuân thủ pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Câu 28: Trong trường hợp dưới đây, ông H đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Vườn dưa của gia đình ông H sắp đến ngày thu hoạch thì bị kẻ
xấu phá hàng rào vào cắt gốc trong một đêm. Sau khi trích xuất camera của
một số nhà gần đó, ông H phát hiện K cùng với B là người đã phá hoại vườn
dưa của gia đình mình nên đã đem bằng chứng đến cơ quan công an địa
phương để trình báo. K và B sau đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính và phải
bồi thường thiệt hại cho gia đình H theo đúng quy định của pháp luật. A. Tố cáo. B. Truy tố. C. Khiếu nại. D. Khởi kiện.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và
nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo? Vì sao?
a. Cán bộ T khuyên anh B nên rút đơn tố cáo để tránh bị trả thù nhưng anh B không đồng ý.
b. Lãnh đạo cơ quan X yêu cầu nhân viên tổ chức nhiều kênh tiếp nhận thông
tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, góp ý, phê bình của nhân dân tại cơ quan.
c. Công an G hướng dẫn anh D một số biện pháp đảm bảo an toàn cho bản thân
sau khi tiếp nhận thông tin tố cáo của anh.
d. Bà S cố tình cung cấp các thông tin sai sự thật khi tố cáo bà A vi phạm pháp luật.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tôn giáo N có những bài tuyên truyền về tôn giáo Q không đúng sự thật, gây ra
những hiểu lầm, mâu thuẫn giữa hai tôn giáo với nhau. Các tín đồ của tôn giáo
Q bức xúc nên đã xô xát, đánh đập các tín đồ của tôn giáo N. Cả hai tôn giáo
đều đã bị Toà án nhân dân huyện xét xử và áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Trong tình huống này, chủ thể nào đã thực hiện đúng, chủ thể nào vi
phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-C 2-A 3-B 4-C 5-A 6-A 7-A 8-C 9-C 10-B 11-A 12-B 13-B 14-B 15-C 16-D 17-C 18-C 19-D 20-A 21-C 22-C 23-C 24-B 25-D 26-B 27-C 28-A
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM) Câu 1 (2,0 điểm):
Trường hợp a. Hành vi của cán bộ T chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ
của công dân về tố cáo vì hành vi này chưa đúng với quy định của pháp luật,
gián tiếp baoche cho người sai phạm, gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của
người tố cáo. Hành vi của anh B đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công
dân về tố cáo vì hành vi này đã thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với
đất nước, thực hiện nghĩa vụ tuân thủ pháp luật của công dân và tham gia bảo
vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trường hợp b. Hành vi của lãnh đạo cơ quan X đã thực hiện đúng quyền và
nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo. Hành vi này sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, qua đó kịp thời
tiếp nhận, xử lí, khắc phục những điều chưa tốt trong tổ chức và hoạt động của
cơ quan, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giảm thiểu những hậu
quả tiêu cực không mong muốn.
Trường hợp c. Hành vi của công an G đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của
công dân về Đi tố cáo. Hành vi của công an G đã thực hiện quyền được bảo vệ
an toàn của người tố cáo. Qua đó sẽ hỗ trợ anh D biết cách tự bảo đảm an toàn
cho bản thân, nhận biết những nguy cơ mất an toàn và giảm thiểu những hậu quả xấu.
Trường hợp d. Hành vi của bà S đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về
tố cáo. Hành vi này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bà A và gây khó khăn
cho cơ quan chức năng trong quá trình xử lí sự việc. Câu 2 (1,0 điểm):
- Chủ thể thực hiện đúng quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là Toà án nhân dân
huyện; chủ thể vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là tôn giáo N và tôn giáo Q.
+ Toà án nhân dân huyện đã áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với cả hai tôn
giáo vì hai tôn giáo này đều có những hành vi vi phạm pháp luật.
+ Tín đồ tôn giáo N tuyên truyền không đúng sự thật về tôn giáo Q;
+ Tín đồ của tôn giáo Q đã không tố cáo về hành vi sai trái của tín đồ tôn giáo
N đối với tôn giáo của mình mà đã xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của các tín đồ thuộc tôn giáo N.
Lưu ý: HS trình bày quan điểm cá nhân. GV linh hoạt trong quá trình chấm