-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Đề thi Kinh tế và Pháp luật 11 7 tài liệu
Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống |
Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 Kết nối tri thức quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Chủ đề: Đề thi Kinh tế và Pháp luật 11 7 tài liệu
Môn: Kinh tế và Pháp luật 11 96 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Kinh tế và Pháp luật 11
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT..........
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024
TRƯỜNG THPT........
MÔN: GDKT&PL LỚP 11
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo,
thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc
hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của
pháp luật - đó là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
Câu 2: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ A. nộp thuế.
B. đầu tư các dự án kinh tế.
C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Câu 3: Mọi công dân khi vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm
như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì
A. người có chức vụ cao hơn sẽ không bị xử lí.
B. đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. người có tài sản nhiều hơn sẽ không bị xử lí.
D. người có địa vị xã hội cao hơn sẽ không bị xử lí.
Câu 4: Theo quy định của pháp luật, việc xử lí vi phạm của hai ông K và P
trong tình huống dưới đây sẽ diễn ra theo hướng nào?
Tình huống. Tại một ngã tư giao thông, ông K (nhân viên) và ông P (thủ trưởng)
cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai ông đều
điều khiển xe máy vượt đèn đỏ nhưng không gây tai nạn giao thông.
A. Cả hai ông K và K đều bị xử phạt hành chính như nhau.
B. Ông P bị xử phạt hành chính nặng hơn do chức vụ cao hơn.
C. Ông K bị xử phạt hành chính nặng hơn do cấp bậc thấp hơn.
D. Ông P là thủ trưởng nên không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Câu 5: Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh B từ chối đề nghị
của bà K đã thể hiện điều gì?
Trường hợp. Ông N, bà M và bà K đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên
cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.
Riêng bà K luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng,
vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của
bà K không được cơ quan thuế tỉnh B chấp thuận.
A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 6: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực chính trị là: nam, nữ bình đẳng trong việc
A. tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ.
B. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.
C. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.
D. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.
Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc A. quản lí doanh nghiệp. B. quản lí nhà nước. C. tiếp cận việc làm.
D. lựa chọn ngành nghề.
Câu 8: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc
làm - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào? A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Lao động. D. Giáo dục.
Câu 9: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo là: nam, nữ bình đẳng về
A. tham gia quản lí nhà nước.
B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
C. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng.
D. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Câu 10: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật
về bình đẳng giới trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
Tình huống. Vợ chồng anh T, chị K đã có 2 con gái. Do không ép được chị K
sinh thêm con thứ 3 với hi vọng có được con trai để “nối dõi tông đường”, anh
T đã thường xuyên mắng nhiếc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị K. Bức
xúc với hành vi bạo lực tinh thần của chồng, chị K bí mật rút tiền tiết kiệm của
2 vợ chồng và thu xếp hành lí, đưa các con bỏ trốn. A. Anh T. B. Chị K.
C. Cả anh T và chị K đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
Câu 11: Bình đẳng giới không có ý nghĩa nào sau đây đối với đời sống của con người và xã hội?
A. Tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình.
B. Là nhân tố duy nhất đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
C. Góp phần cải thiện và đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội.
D. Củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ nhau trong đời sống gia đình và xã hội.
Câu 12: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật
về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
Tình huống. Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông
tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ,
không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã
nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T. A. Chị T. B. Anh V và chị T. C. Ông N. D. Ông N và anh V.
Câu 13: Trong trường hợp dưới đây, anh A và chị G cùng thực hiện quyền
bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?
Trường hợp. Anh A và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa
bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A tham gia phát triển
kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao.
Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của
chính quyền xã, anh A phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề
xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên. A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, đối ngoại. D. Quốc phòng, an ninh.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là biểu hiện bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo?
A. Có sự phân biệt đối xử về quyền giữa người có tôn giáo hoặc không tôn giáo.
B. Các tổ chức tôn giáo không được phép sở hữu tài sản và tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
C. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm xâm phạm.
D. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó để nhà nước dễ dàng quản lí.
Câu 15: Thực hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa quan trọng
đối với đời sống con người và xã hội, ngoại trừ việc
A. tạo điều kiện để mỗi dân tộc đều có cơ hội phát triển.
B. góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
C. gia tăng sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các dân tộc.
D. phát huy nguồn lực của các dân tộc trong xây dựng đất nước.
Câu 16: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây?
Trường hợp 1. Các tôn giáo trên địa bàn huyện A được tham gia thảo luận, góp
ý xây dựng các tiêu chí của mô hình “Xứ đạo bình yên, gia đình văn hoá”.
Trường hợp 2. Chức sắc K của tôn giáo N tuyên truyền với các tín đồ rằng: chỉ
có tôn giáo N là tôn giáo lớn và có quyền truyền bá, thực hành giáo lí, giáo luật,
lễ nghi và quản lí tổ chức của mình; còn các tôn giáo nhỏ khác không được hưởng quyền này.
Trường hợp 3. Chính quyền huyện M của tỉnh Y đã cấp đăng kí sinh hoạt tôn
giáo tập trung theo điểm nhóm cho đồng bào các dân tộc theo tôn giáo nhưng
chưa được công nhận về mặt tổ chức. A. Trường hợp 1 và 2. B. Trường hợp 2 và 3. C. Trường hợp 1 và 3. D. Cả 3 trường hợp.
Câu 17: Hành động nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản
lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Đóng góp ý kiến, sửa đổi Hiến pháp.
B. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
C. Bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.
D. Tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
Câu 18: Trong trường hợp dưới đây, Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ
thông C đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
Trường hợp. Đoạn đường đi qua cổng trường Trung học phổ thông C thường
xuyên xảy ra ách tắc, gây khó khăn cho người tham gia giao thông. Trước tình
trạng đó, Đoàn Thanh niên trường đã thảo luận, đề xuất một số phương án giải
quyết, khắc phục sự việc gửi tới Ban Giám hiệu nhà trường và chính quyền địa
phương. Những phương án này đã được chính quyền địa phương cùng nhà
trường xem xét, phân tích, đánh giá, triển khai trên thực tế để đảm bảo phù hợp
với quy định của pháp luật, nội quy của trường học, tôn trọng quyền và lợi ích
hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
A. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.
B. Tham gia thảo luận, góp ý và biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
C. Tố cáo những việc làm trái pháp luật của các cơ quan và công chức nhà nước.
D. Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của những hành
vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội?
A. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
B. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín, tài chính… của công dân.
C. Sức khỏe, tính mạnh, danh dự và nhân phẩm của công dân bị đe dọa.
D. Không phát huy được ý thức và vai trò làm chủ đất nước của công dân.
Câu 20: Hành vi của ông T trong trường hợp dưới đây đã vi phạm quy định
pháp luật về quyền nào của công dân?
Trường hợp. Theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã phải công
khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách một cách minh bạch, rõ ràng cho
nhân dân được biết, theo dõi và giám sát. Tuy nhiên, khi người dân xã X yêu
cầu được cung cấp thông tin về vấn đề này, ông T (là Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân xã X) lại không thực hiện việc công khai Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách xã.
A. Tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.
B. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 21: Khi thực hiện quyền bầu cử, công dân được quyền
A. tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật.
B. ghi tên vào danh sách cử tri ở nhiều địa phương trên cả nước.
A. sử dụng tài sản hoặc lợi ích vật chất để lôi kéo, mua chuộc cử tri.
D. lợi dụng bầu cử để tuyên truyền trái những thông tin với pháp luật.
Câu 22: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử
bằng hình thức được giới thiệu ứng cử hoặc A. ủy quyền ứng cử. B. được tranh cử. C. trực tiếp tranh cử. D. tự ứng cử.
Câu 23: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân dân về bầu cử và
ứng cử có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiệm trọng, ngoại trừ việc
A. là nhân tố duy nhất gây nên tình trạng bất ổn trong xã hội.
B. làm sai lệch kết quả bầu cử và lãng phí ngân sách nhà nước.
C. gây nên tình trạng mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
D. không thể hiện được ý chí, nguyện vọng của bản thân công dân.
Câu 24: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi
nhận phiếu bầu, vì có việc đột xuất nên anh Q đã nhờ chị D viết hộ phiếu bầu
cho hai vợ chồng anh theo ý của anh Q. Biết chị D đang viết phiếu bầu giúp
cho anh Q, ông M thành viên tổ bầu cử đã nhờ và được chị D đồng ý sửa lại nội
dung trong phiếu bầu của anh Q theo ý của ông M. Sau đó, chị D đã bỏ phiếu
của mình và phiếu của vợ chồng anh Q vào hòm phiếu. Chị D, ông M và anh Q
cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quyền của công dân về khiếu nại?
A. Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại.
B. Nhận thông tin về quá trình giải quyết khiếu nại bao gồm cả bí mật nhà nước.
C. Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó.
D. Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại.
Câu 26: Theo quy định của pháp luật, công dân báo cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về hành vi khai thác khoáng sản trái phép của người khác là sử
dụng quyền nào sau đây? A. Tố cáo. B. Truy tố. C. Khiếu nại. D. Khởi kiện.
Câu 27: Mọi hành vi vi phạm phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo đều
A. bị phạt cải tạo không giam giữ.
B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. phải bồi thường thiệt hại.
D. bị phạt tù chung thân.
Câu 28: Đọc trường hợp dưới đây và cho biết: chủ thể nào đã có hành vi vi
phạm quy định pháp luật về quyền khiếu nại của công dân?
Trường hợp. Tại trụ sở tiếp dân của cơ quan thanh tra tỉnh H, có khoảng hơn 50
công dân xã Y do ông M đứng đầu đã tụ tập khiếu nại về việc đền bù, giải
phóng mặt bằng trong một dự án thực hiện tại xã Y, vì họ cho rằng các cơ quan
nhà nước không Khực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi
nghe ông K (cán bộ thanh tra tiếp dân) giải thích chế độ chính sách, các quy
định của pháp luật về vấn đề họ khiếu nại, không đồng ý với giải thích đó, hơn
50 người thậm chí đã có xô xát với cán bộ tiếp dân, gây mất ổn định trật tự trên địa bàn.
A. Ông K (cán bộ thanh tra). B. Nhóm 50 công dân xã Y.
C. Tất cả các chủ thể đều vi phạm.
D. Không có chủ thể nào vi phạm.
II. TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền khiếu nại, tố cáo nhằm tạo
cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và Nhà nước.
b. Khi gửi đơn tố cáo, công dân được phép yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bản thân mình.
c. Trẻ em còn nhỏ nên không được thực hiện quyền khiếu nại.
d. Công dân có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật nếu cố tình cung cấp
thông tin sai sự thật khi thực hiện quyền tố cáo.
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy đưa ra phương án xử lí phù hợp cho tình huống sau:
Hôm nay thôn tổ chức một cuộc họp thảo luận về việc đóng góp sửa chữa
đường giao thông nhưng vợ chồng anh H không muốn tham gia. Hai người cho
rằng mình không có ý kiến đóng góp nên không cần đi họp, chờ quyết định
mức đóng góp của từng gia đình sẽ nộp tiền.
Nếu là người thân của vợ chồng anh H, em sẽ khuyên họ như thế nào?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-A 3-B 4-A 5-A 6-B 7-A 8-C 9-C 10-C 11-B 12-C 13-B 14-C 15-C 16-C 17-B 18-A 19-C 20-D 21-A
22-D 23-A 24-C 25-B 26-A 27-B 28-B II. TỰ LUẬN Câu 1 (2,0 điểm):
a. Đồng tình, quy định của Hiến pháp là căn cứ pháp lí để khẳng định công dân
có quyền khiếu nại, tố cáo và đảm bảo công dân được thực hiện những quyền
này trong thực tế. Thông qua việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, công dân
đề nghị cơ quan nhà nước xem xét, khắc phục, giải quyết, xử lí những việc làm
trái pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Nhà nước.
b. Đồng tình, vì Luật Tố cáo năm 2018 quy định người tố cáo có quyền được
bảo vệ bảo đảm an toàn (điểm e khoản 1 Điều 9).
c. Đồng tình, vì Luật Khiếu nại năm 2011 quy định, người chưa thành niên
thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 12).
d. Đồng tình, vì khi thực hiện quyền tố cáo công dân phải tuân thủ theo các quy
định của pháp luật, việc cố tình cung cấp thông tin sai sự thật sẽ gây nên nhiều
hậu quả xấu và có thể bị xử phạt (điểm b, c khoản 2 Điều 9). Câu 2 (1,0 điểm):
Em giải thích để vợ chồng anh H hiểu về quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí
nhà nước và xã hội của công dân và ý nghĩa của việc thực hiện quyền này đối
với mỗi công dân; đồng thời khuyên hai người nên tham gia cuộc họp để bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 11
Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận
STT Nội dung kiến thức VD cao biết hiểu dụng
TN TL TN TL TN TL TN TL
Quyền bình đẳng của công dân trước 1 3 2 pháp luật 2
Bình đẳng giới trong đời sống xã hội 5 2
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn 3 2 2 giáo 1 1 câu câu
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (1đ) 4 2 2 (2đ)
trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 5 2 2
về bầu cử và ứng cử
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân 6 2 2
về khiếu nại, tố tụng Tổng số câu hỏi 16 12 1 1 Tỉ lệ %
40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%