Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | Đề 6,7
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 10 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Khoa học Tự nhiên 6
Môn: Khoa học tự nhiên 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO…………. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN KHTN- LỚP 6
Họ và tên: ………………………………………. Thời gian: 60 phút Lớp :………… SBD……………………………… Năm học : 2023-2024
Điểm | Lời phê của giáo viên | ĐỀ A |
I/ Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1/ Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang C. Lưỡng cư B. Chân khớp D. Bò sát
Câu 2/ Cá cóc là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú
Câu 3/ Đại diện nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
A. Rêu tường C. Tảo lục B. Dương xỉ D. Rong đuôi chó
Câu 4/ Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 5/ Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào. C. Cây tam thất. B. Cây hành. D. Cây lá lốt.
Câu 6/ Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
A. Cá mập B. Cá heo C. Cá chim D. Cá chuồn
Câu 7/ Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
A. Cây phượng C. Cây vạn tuế
B. Cây sen D. Rau cải
Câu 8: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc B. Nấm mốc C. Nấm đơn bào D. Nấm ăn được
Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào D. Có sắc tố quang hợp
Câu 10/ Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây cam. B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông
Câu 11/ Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm. B. Nấm men. C. Nấm kim châm. D. Mộc nhĩ.
Câu 12/ Động vật không xương sống bao gồm?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
D. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
Câu 13/ Loại ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín B. Hạt trần C. Dương xỉ D. Rêu
Câu 14/ Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim chạy?
A. Đại bàng B. Chào mào C. Chim cánh cụt D. Đà điểu
Câu 15/ Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Bọ chét B. Rận C. Ốc sên D. Mối
Câu 16/ Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau
B. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài
C. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi
II/ Tự luận (6đ)
Câu 1 (1,5đ): Nêu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Câu 2 (1,5đ): Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người.
Câu 3(1,0): Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm?
Câu 4 (1đ): Hãy biểu diễn lực trong các trường hợp sau:
a) Lực kéo tác dụng lên vật có hướng nằm ngang, từ trái sang phải, độ lớn 1500N (Tỉ xích 1 cm ứng với 500N)
b) Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 200N (Tỉ xích 1cm ứng với 50N)
Câu 5 (1đ): Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ xích 1 cm ứng với 20N.
a/ b/
--------------------------- Hết ------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO……….. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II
MÔN KHTN- LỚP 6
Họ và tên: ………………………………………. Thời gian: 60 phút Lớp: ………… SBD……………………………… Năm học : 2023-2024
Điểm | Lời phê của giáo viên | ĐỀ B |
I/ Trắc nghiệm (4đ)
Câu 1/ Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào D. Có sắc tố quang hợp
Câu 2/ Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?
A. Nấm độc B. Nấm mốc C. Nấm đơn bào D. Nấm ăn được
Câu 3/ Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm. B. Nấm men. C. Nấm kim châm. D. Mộc nhĩ.
Câu 4/ Động vật không xương sống bao gồm?
A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
D. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
Câu 5/ Ngành động vật nào dưới đây có số lượng lớn nhất trong giới động vật?
A. Ruột khoang C. Lưỡng cư B. Chân khớp D. Bò sát
Câu 6/ Loài chim nào dưới đây thuộc nhóm chim chạy?
A. Đại bàng B. Chào mào C. Chim cánh cụt D. Đà điểu
Câu 7/ Loài động vật nào chuyên đục ruỗng các đồ dùng bằng gỗ trong gia đình?
A. Bọ chét B. Rận C. Ốc sên D. Mối
Câu 8/ Loài động vật nào dưới đây thuộc lớp Thú?
A. Cá mập B. Cá heo C. Cá chim D. Cá chuồn
Câu 9/ Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông
Câu 10/ Loại ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín B. Hạt trần C. Dương xỉ D. Rêu
Câu 11/ Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau
B. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài
C. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi
Câu 12/ Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?
A. Cây phượng C. Cây vạn tuế
B. Cây sen D. Rau cải
Câu 13/ Cá cóc là đại biện của nhóm động vật nào sau đây?
A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Thú
Câu 14/ Các loài nào dưới đây là vật chủ trung gian truyền bệnh?
A. Ruồi, chim bồ câu, ếch B. Rắn, cá heo, hổ
C. Ruồi, muỗi, chuột D. Hươu cao cổ, đà điểu, dơi
Câu 15/ Đại diện nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
A. Rêu tường C. Tảo lục B. Dương xỉ D. Rong đuôi chó
Câu 16/ Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?
A. Cây trúc đào C. Cây tam thất B. Cây gọng vó D. Cây giảo cổ lam
II/ Tự luận (6đ)
Câu 1 (1,5đ): Nêu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn.
Câu 2 (1,5đ): Em hãy nêu các biện pháp phòng chống giun kí sinh ở người.
Câu 3(1,0): Điều gì sẽ xảy ra với chúng ta khi đa dạng sinh học bị suy giảm?
Câu 4 (1đ): Hãy biểu diễn lực trong các trường hợp sau:
a) Lực kéo tác dụng lên vật có hướng nằm ngang, từ trái sang phải, độ lớn 1500N ( Tỉ xích 1 cm ứng với 500N)
b) Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 200N ( Tỉ xích 1cm ứng với 50N)
Câu 5 (1đ): Nêu hướng và độ lớn các lực trong hình vẽ sau, cho tỉ xích 1 cm ứng với 20N.
a/ b/
--------------------------- Hết ------------------------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
NĂM HỌC : 2023-2024
I/ Trắc nghiệm ( 4đ). Mỗi câu 0,25 đ
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | |
B | B | C | C | A | B | C | A | D | A | B | D | A | D | D | C | |
B | D | A | B | D | B | D | D | B | A | A | C | C | B | C | C | A |
II/ Tự luận
Câu | Đáp án | Điểm |
1(1,5đ) | - Có lợi: + Nấm tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật, phân hủy rác hữu cơ, làm sạch môi trường. + Nấm có nhiều giá trị sử dụng đối với con người như: Làm thức ăn, làm thuốc, … - Có hại: Một số nấm gây bệnh cho người, động vật và thực vật. | 0,5 0,5 0,5 |
2 (1,5đ) | - Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần. - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất - Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế biến hợp vệ sinh. - Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn - Người mắc bệnh giun cần phải được khám và điều trị triệt để theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. | Mỗi ý 0,25 |
Câu 3 | - Mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. (0,25) - Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo. (0,25) - Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.(0,5) | (0,25) (0,25) (0,5) |
Câu 4 (1đ) | a/ b/ | 0,5 0,5 |
Câu 5 (1đ) | a) Lực tác dụng vào vật A có độ lớn 100 N, có hướng thẳng đứng từ trên xuống. b) Lực tác dụng vào vật B có độ lớn 60N, có hướng nằm ngang từ phải sang trái. | 0.5 0.5 |