-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi giữa học kỳ 2 môn Lịch sử & Địa Lý lớp 6 năm học 2024 - 2025 - Đề số 3 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 5. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây? Câu 6. Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay? Câu 29. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ? Câu 30. Thời điểm 13h ngày 17/05/2020 Nhiệt độ đo được ở chân núi phanxiphan là 38°C hãy tính nhiệt độ ở đỉnh phaxiphan cùng thời điểm? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Lịch sử & Địa lí 6
Môn: Lịch sử & Địa lí 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên học sinh:
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 -2024 Lớp:
Môn: Lịch sử và Địa lí 6
TIẾT PPCT Lịch sử ( T.36 )- Địa lí ( T.45)
( Thời gian làm bài: 60 phút)
( Đề thi gồm có: 5 trang )
Lời phê của giáo viên Điểm
Khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng
Phần I: Lịch sử ( gồm 10 câu- 4.0 đ)
Câu 1. Nước Âu Lạc tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ III TCN đến năm 43.
B. Từ năm 208 TCN đến năm 43.
C. Từ thế kỉ VII TCN đến năm 179 TCN.
D. Từ năm 208 TCN đến năm 179 TCN.
Câu 2. Địa danh nào dưới đây không phải là trị sở của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc?
A. Thành Luy Lâu. B. Thành Cổ Loa. C. Thành Tống Bình. D. Thành Đại La.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Kinh tế phát triển, xã hội có nhiều chuyển biến.
B. Nhu cầu cùng làm thủy lợi để bảo vệ nền sản xuất.
C. Thắng lợi từ cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của nhà Hán.
D. Nhu cầu đoàn kết chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống bình yên.
Câu 4. So với nhà nước Văn Lang, tổ chức bộ máy nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì khác ?
A. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng.
B. Vua đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành.
C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu.
D. Tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước.
Câu 5. Để thực hiện âm mưu đồng hóa về văn hóa đối với người Việt, các chính quyền đô hộ
phương Bắc đã thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Bắt người Việt tuân theo các phong tục, luật pháp của người Hán.
B. Xây đắp các thành, lũy lớn và bố trí lực lượng quân đồn trú đông đảo.
C. Chia Âu Lạc thành các quận, huyện rồi sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc.
D. Bắt người Hán sinh sống và tuân theo các phong tục tập quán của người Việt.
Câu 6. Địa bàn chủ yếu của nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở khu vực nào
của Việt Nam hiện nay?
A. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ. D. Trung Bộ và Nam Bộ.
Câu 7. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về nhà nước Văn Lang?
A. Chưa có luật pháp thành văn và chữ viết.
B. Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành trì kiên cố.
C. Kinh đô đóng ở Phong Khê (Phú Thọ ngày nay).
D. Ra đời sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tần.
Câu 8. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đời sống tinh thần của người Việt cổ?
A. Nghề luyện kim dần được chuyên môn hóa.
B. Lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính.
C. Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa…
D. Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu…
Câu 9. Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc?
A. Nước Âu Lạc không xây đắp được thành lũy kiên cố.
B. Nước Âu Lạc không có quân đội, vũ khí chiến đấu thô sơ, lạc hậu.
C. Cuộc chiến đấu chống xâm lược không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
D. An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác; nội bộ nước Âu Lạc bị chia rẽ.
Câu 10. Đứng đầu chính quyền đô hộ nhà Hán ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là
A. Thứ sử. B. Thái thú. C. Huyện lệnh. D. Tiết độ sứ.
Phần II: Địa lí ( gồm 20 câu – 6.0 đ)
Câu 11. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở đới nóng? A. Tây ôn đới B. Gió mùa C. Tín phong(mậu dịch) D. Đông cực
Câu 12. Lưu vực của một con sông là
A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng
Câu 13 . Nguồn cung cấp hơi nước lớn nhất là
A. Biển và đại dương B. Sông, suối C. Đất liền D. Băng tuyết
Câu 14. Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây: A. Thủy sản B. Giao thông C. Du lịch D. Khoáng sản
Câu 15. Trên Trái Đất băng hà chủ yếu nằm ở ?
A. Châu Á B. Châu Đại Dương C. Châu Nam Cực. D. Châu Mĩ
Câu 16. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do?
A. gió. B. động đất. C. núi lửa phun. D. thủy triều
Câu 17: Thành phần chính của đất là: A. Hữu cơ và nước. B. Nước và không khí.
C. Cơ giới và không khí.
D. Khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước
Câu 18: Các nhân tố hình thành đất gồm?
A. Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
B. Đá mẹ, chất khoáng, sinh vật, địa hình, thời gian.
C. Chất hữu cơ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian.
D. Nước, không khí, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian
Câu 19. Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là
A. Quy mô kinh tế thế giới tăng
B. Dân số thế giới tăng
C. Thiên tai bất thường, đột ngột
D. Thực vật đột biến gen tăng
Câu 20: Sinh vật trên Trái Đất chủ yếu tập trung ở ?
A. Đới ôn hòa và đới lạnh
B. Xích đạo, nhiệt đới
C. Đới nóng và đới ôn hòa
D. Đới lạnh và đới nóng
Câu 21. Ở đới lạnh có kiểu thực vật chính nào sâu đây? A. Đài nguyên B. Thảo nguyên C. Hoang mạc D. Rừng lá kim
Câu 22. Thảm thực vật trên Trái đất thường phân bố theo sự thay đổi nào?
A. Dạng và hướng địa hình
B. Độ cao và hướng sườn núi
C. Vĩ độ, độ cao địa hình
D. Vị trí gần hay xa đại dương
Câu 23. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới? A. Trung mĩ B. Bắc Á C. Nam cực D. Bắc mĩ
Câu 24. Ở khu vực Đông Nam Á rừng mưa nhiệt đới có nhiều ở quóc gia nào? A. Philippin B. Indonexia C. Thái Lan D. Malaixia
Câu 25. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất? A. Sinh vật B. Đá mẹ C. Địa hình D. Khí hậu
Câu 26. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?
A. Đất Pốt dôn hoặc đất đài nguyên
B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen
C. Đất đỏ hoặc nâu đỏ Xavan
D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới
Câu 27. Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? A. Ôn đới B. Nhiệt đới C. Cận nhiệt D. Hàn đới
Câu 28. Khí hậu là hiện tượng khí tượng ?
A. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa
B. Xảy ra trong một thời gian ngắn ở 1 nơi
C. Xảy ra trong 1 ngày ở 1 địa phương
D. Lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó
Câu 29. Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ?
A. Tiết kiệm điện, nước B. Trồng nhiều cây xanh
C. Sử dụng nhiều điện
D. Giảm thiểu chất thải
Câu 30. Thời điểm 13h ngày 17/05/2020 Nhiệt độ đo được ở chân núi phanxiphan là 38°C hãy
tính nhiệt độ ở đỉnh phaxiphan cùng thời điểm?
A. 20,1°C B. 19,5°C C. 18,9°C D. 19,1°C
-------------------------------------------Chúc các em làm bài tốt----------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM I .Phần Lịch sử Tổng điểm: 4đ
Gồm 10 câu mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm Câu/ 1D 2B 3C 4D 5A 6A 7A 8D 9D 10B đáp án II.Phần Địa lí Tổng điểm: 6đ
Gồm 20 câu mỗi câu trả lời đúng 0,3 điểm Câu/ 11C 12B 13A 14D 15C 16A 17D 18A 19C 20C đáp án Câu/ 21A 22C 23A 24B 25A 26D 27B 28D 29C 30D đáp án MA TRẬN ĐỀ
Mức độ nhận thức Tổng
Nội dung kiến thức(bài) Vận Thông Nhận biết Vận dụng dụng Tổng hiểu cao Phần lịch sử
Bài: Nhà nước Văn Lang Câu:1 Câu:6 7 Câu:7,9,8 Câu:3,4 Âu Lạc Số câu 2 1 1 7 3 Số điểm 0,8 0,4 0,4 2,8 1,2
Bài:Chính sách cai trị của Câu:10 Câu:5 3
các triều đại phong kiến Câu:2 phương bắc Số câu 1 1 3 1 Số điểm 0,4 0,4 1,2 0,4
Tổng số câu 4 3 2 1 Câu:10 Tổng số điểm 1,2 0,8 0,4 Điểm:4 1,6 Phần Địa lí
Thời tiết và khí hậu, biến C28 C19,C29 C30 6 đổ C11, C27 i khí hậu Số câu 2 1 2 1 6 Số điểm 0,6đ 0,3đ 0,6đ 0,3đ 1,8
Lớp nước trên Trái Đất 5 C13,C15 C12,C14, C16 Số câu 3 5 2 Số điểm 0,9đ 0,6đ 1,5
Đất và sinh vật trên Trái C17,C21, C18,C20, C22, 9 Đất C25, C26 C24 C23 Số câu 3 2 9 4 Số điểm 0,9đ 1,2đ 0,6đ 2,7 Tổng số câu 7 2 3 20 8 Tổng sô điểm 2,1đ 0,6đ 0,9đ 6đ 2,4đ
Tổng số câu toàn bài thi 10 4 4 Câu:30 12
Tổng số điểm toàn bài thi 3,3 1,4 1,3 Điểm:10 4 Tỉ lệ % 40% 34% 13% 13% 100% Ngày …. tháng năm…. Ngày tháng năm ……
TỔ/ NHÓM DUYỆT ĐỀ T.M. BAN GIÁM HIỆU