-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024-2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 4:( 0,5 điểm) Câu “Những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ”. Chủ ngữ trong câu trên là gì?Câu 5:( 0,5 điểm) Đ/ S. Câu Trạng ngữ trong câu Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ là trạng ngữ chỉ? Câu 6:( 0,5 điểm) Theo em, bài đọc Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác nói về điều gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề giữa HK2 Tiếng Việt 4 34 tài liệu
Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Đề thi giữa học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2024-2025 | Bộ sách Kết nối tri thức
Câu 4:( 0,5 điểm) Câu “Những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ”. Chủ ngữ trong câu trên là gì?Câu 5:( 0,5 điểm) Đ/ S. Câu Trạng ngữ trong câu Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ là trạng ngữ chỉ? Câu 6:( 0,5 điểm) Theo em, bài đọc Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác nói về điều gì? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề giữa HK2 Tiếng Việt 4 34 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 4 3.2 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:








Tài liệu khác của Tiếng Việt 4
Preview text:
UBND HUYỆN……
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBTTH&THCS
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 BẢN MÁY NĂM HỌC 2024 - 2025 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
Mạch kiến thức, kĩ năng TN TN TN TN TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ Đọc thành tiếng - Đọc đoạn văn Số câu 1 1 ngoài SGK thuộc chủ điểm đã học. Số điểm 3,0 3,0 Đọc hiểu văn bản Số câu 3 1 1 1 4 2 - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài, rút ra bài học thực Câu số 1,2,3 6 9 10 tiễn cho bản thân. - Viết được đoạn văn liên quan đến nội dung về bài Số điểm 1,5 0,5 1,0 1,0 2,0 2,0 đọc. Kiến thức Tiếng Việt Số câu 2 1 1 2 2 - Xác định được hai thành phần Câu số chính của câu 4,5 7 8 - Tìm được trạng ngữ chỉ thời gian cho trước; Đặt câu có sử dụng trạng ngữ. Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 Viết Số câu 1 1 Viết bài văn nêu tình cảm, cảm xúc Câu số về một nhân vật văn họ Số điểm 10,0 10,0 c Số câu 5 2 1 3 1 6 6 Tổng Số điểm 2,5 4,0 0,5 12,0 1,0 3,0 17,0 UBND HUYỆN….
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBTTH&THCS…..
NĂM HỌC: 2024 - 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Thời gian: Theo đề kiểm tra
(không kể thời gian giao đề)
Họ và tên: ....................................................... Lớp: 4....... Điểm Nhận xét của giáo viên
Giáo viên coi(ký, ghi rõ họ tên)
...................................................
1................................................. Điểm bằng số:.....
...................................................
2................................................. Điểm bằng chữ:
...................................................
Giáo viên chấm(ký, ghi rõ họ tên)
................................................... .............................
1.................................................
...................................................
2.................................................
I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC VÀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Đọc thành tiếng. ( 3 điểm)( Có thăm riêng )
2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt.( 7 điểm)( Thời gian 20 phút)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi.
CÂU CHUYỆN VỀ MÙA ĐÔNG VÀ CHIẾC ÁO KHOÁC
Mùa đông đã tới, những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ. Ngoài đường, ai
cũng bước vội vàng để tránh cái lạnh đang làm cứng đờ đôi bàn tay. Những khuôn mặt
vui tươi, hớn hở biến đi đâu mất, thay vào đó là tái đi vì lạnh. Mùa rét năm nay, mẹ mua
cho An một chiếc áo khoác mới, vì áo cũ của cậu đa phần đã bị rách do sự hiếu động của
An. Khi nhận chiếc áo từ mẹ, An vùng vằng vì kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo không
đúng ý thích của cậu. Về phòng, cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói gì.
Chiều tối hôm đó, bố rủ An ra phố. Mặc dù trời đang rất lạnh nhưng An háo hức đi
ngay. Sau khi mua đồ xong, bố chở An ra khu chợ, nơi các gian hàng bắt đầu thu dọn. Bố
chỉ cho An thấy những cậu bé không có nhà cửa, không có người thân, trên người chỉ có
một tấm áo mỏng manh đang co ro, tím tái. Trong khi mọi người đều về nhà quây quần
bên bữa tối ngon lành, bên ánh đèn ấm áp thì các cậu vẫn phải lang thang ở ngõ chợ, nhặt
nhạnh những thứ người ta đã bỏ đi.
Bất giác, An cảm thấy hối hận vô cùng. An nhớ lại ánh mắt buồn của mẹ khi cậu
ném chiếc áo khoác xuống đất. Bố chỉ nhẹ nhàng: “Con có hiểu không? Cuộc đời này còn
nhiều người thiệt thòi lắm. Hãy biết trân trọng thứ mà mình đang có.”
Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau:
Câu 1: ( 0,5 điểm) Vì sao An không thích chiếc áo mới mà mẹ mua cho?
A. Vì chiếc áo quá rộng so với cơ thể của cậu.
B. Vì mẹ tự đi mua áo mà không hỏi cậu trước.
C. Vì cậu không thích kiểu dáng và màu sắc của chiếc áo.
Câu 2: ( 0,5 điểm) An có thái độ và hành động như thế nào khi nhận chiếc áo mới?
A. Cậu ném chiếc áo xuống đất, cả ngày lầm lì không nói.
B. Cậu bảo mẹ mang trả lại chiếc áo cho cửa hàng.
C. Cậu không nhận chiếc áo cũng không nói gì với mẹ.
Câu 3: ( 0,5 điểm) Vì sao bố muốn An cùng đi ra phố?
A. Bố muốn An hiểu được giá trị của đồng tiền và việc lao động.
B. Bố muốn đưa An đi mua một chiếc áo khác đúng với sở thích của cậu.
C. Bố muốn An chứng kiến cảnh nhiều bạn nhỏ còn không có áo để mặc.
Câu 4:( 0,5 điểm) Câu “Những cơn gió rét buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ”. Chủ ngữ trong câu trên là gì?
A. những cơn gió B. những cơn gió rét buốt C. những cơn gió rét buốt rít
Câu 5:( 0,5 điểm) Đ/ S. Câu Trạng ngữ trong câu Mùa đông đã tới, những cơn gió rét
buốt rít liên hồi ngoài cửa sổ là trạng ngữ chỉ: A. Trạng ngữ thời gian
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.
Câu 6:( 0,5 điểm) Theo em, bài đọc Câu chuyện về mùa đông và chiếc áo khoác nói về điều gì?
A. Luôn trân trọng yêu quý mẹ.
B. Hãy biết quý trọng những người bình thường.
C. Chúng ta hãy trân trọng những gì mình đang có vì xung quanh còn nhiều người thiệt thòi hơn.
Câu 7: (1 điểm) Em hãy viết 2 trạng ngữ chỉ thời gian có trong bài đọc “câu chuyện
về mùa đông và chiếc áo khoác”.
Câu 8: (1,0 điểm) Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 trạng ngữ
Câu 9: ( 1,0 điểm) Nếu là An, em sẽ nói với bố mẹ điều gì?
Câu 10: ( 1,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm của em đối với mẹ.
II. KIỂM TRA KỸ NĂNG VIẾT ( 10 ĐIỂM)
Tập làm văn: ( Thời gian 30 phút)
Đề bài: Viết bài văn nêu tình cảm, cảm xúc về nhân vật Mai trong câu chuyện Ông bụt đã đến. UBND HUYỆN …..
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM GIỮA KỲ II
PTDTBTTH&THCS …..
NĂM HỌC 2024 – 2025
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4
I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC VÀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 3 điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa, đọc đúng tiếng, từ, câu (không đọc
sai quá 5 tiếng) 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
* Lưu ý : Học sinh đọc sai do lỗi phát âm của phương ngữ của một từ nào đó thì giáo
viên chỉ được trừ 1 lần điểm.
2. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng việt.( 7 điểm)
Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi. Câu Đáp án Điểm 1 C 0,5 điểm 2 A 0,5 điểm 3 C 0,5 điểm 4 B 0,5 điểm A. Đ B. S Mỗi ý đúng 5 0,25 điểm 6 C 0,5 điểm Câu 7 : 1,0 điểm 7 - Mùa đông đã tới 0,5 điểm - Chiều tối hôm đó 0,5 điểm
Câu 8: HS đặt câu phù hợp trong đó có sử dụng 1 trạng ngữ ( 1,0 điểm 8
Thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân)
VD: Đêm qua, trời mưa to như trút nước.
Câu 9 : Con xin lỗi bố mẹ. Con đã có thái độ không đúng 1,0 điểm 9 khiến bố mẹ buồn. Câu 10: 1,0 điểm
VD: Mẹ là người mà em vô cùng yêu thương và kính trọng. Mẹ
đã chăm sóc, dạy dỗ em khôn lớn từng ngày. Em thích lắm
những khi được mẹ khen, không sợ vất vả, sẵn sàn hi sinh mọi 10
thứ để cho em có cuộc sống đủ đầy. Những gì mà mẹ hi sinh
cho em chẳng có gì có thể tả xiết. Lúc nào, em cũng mong mẹ
được sống thật vui và hạnh phúc. Em sẽ nỗ lực hết sức mình để
có thể trở thành niềm vui và niềm tự hào của mẹ.
II. KIỂM TRA KỸ NĂNG VIẾT ( 10 ĐIỂM)
Tập làm văn: ( Thời gian 30 phút)
Đề bài: Viết bài văn nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật Mai trong câu chuyện Ông bụt đã đến.
1. Điểm bố cục (1,5 đ)
- Mức 1 (0,5 đ): bố cục chưa mạch lạc (VD: chưa trình bày rõ 3 phần MB - TB-
KB; hoặc thiếu KB ; hoặc viết MB, KB sơ sài, chưa đúng yêu cầu)
- Mức 2 (1,0 đ): bố cục mạch lạc (VD: trình bày rõ 3 phần MB- TB- KB; MB, KB
đáp ứng đúng yêu cầu cơ bản của kiểu bài; Thông tin về nhân vật được chọn lọc kĩ, thể
hiện được đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm)
- Mức 3 (1,5 đ): bố cục mạch lạc, MB và KB tạo được ấn tượng riêng ( có sáng
tạo). Viết được câu văn hay, đoạn văn thể hiện được cảm xúc chân thành.
2. Điểm nội dung (4 điểm)
- Múc 1 (2,5 điểm): nội dung bài đáp ứng yêu cầu tối thiểu, ý còn sơ sài.(Thông
tin về nhân vật, thể hiện được đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm.
- Mức 2 (3 điểm): nội dung đáp ứng đúng yêu cầu, đảm bảo các ý cần thiết.( Nêu
được những điều em ấn tượng về nhân vật, nêu được cảm xúc của em về nhân
vật, thể hiện tình cảm đối với nhân vật).
- Mức 3 (4 điểm): nội dung phong phú, có những ý sáng tạo.( Nêu được những
điều em ấn tượng về nhân vật, nêu được cảm xúc của em về nhân vật, thể hiện
tình cảm đối với nhân vật, viết được câu văn hay, đoạn văn thể hiện được cảm xúc chân thành).
3. Điểm kĩ năng (3 điểm)
- Mức 1 (1,5 điểm): còn mắc 4-5 lỗi về kĩ năng (VD: lỗi dùng từ, viết câu, về sắp xếp ý, …).
- Mức 2 (2 điểm): còn mắc 2 - 3 lỗi về kĩ năng (VD: lỗi dùng từ, viết câu, về sắp xếp ý, …).
- Mức 3 (3 điểm): hầu như không mắc lỗi về kĩ năng, hoặc chỉ mắc 1 lỗi nhỏ về
dùng từ hoặc viết câu nhưng có sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ, sử dụng kiểu câu hoặc sắp xếp ý,…)
4. Trình bày ( chữ viết, chính tả): 1,5 điểm
- Mức 1 (0,5 điểm): còn có chữ chưa đúng, chưa đủ nét, sai 4-5 lỗi chính tả).
- Mức 2 (1,0 điểm): chữ viết rõ nét, còn sai 2-3 lỗi chính tả.
-Mức 3 (1,5 điểm): chữ viết đúng nét, hầu như không mắc lỗi chính tả, trình bày bài sạch đẹp.
THĂM ĐỌC THÀNH TIẾNG LỚP 4
Thăm số 1: Cây sồi và cây sậy
Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc,
đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy
vẫn tươi xanh, hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho gió mưa đảo điên, cây sồi quá
đỗi ngạc nhiên, bèn cất tiếng nói:
- Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ? Còn tôi
to lớn thế này lại bị bật gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước?
Câu hỏi: Cây sồi bị làm sao?
………… …………………………………………………………………………
Thăm số 2: Sự tích hoa tam giác mạch
Chuyện kể rằng nàng Tiên Gạo và nàng Tiên Ngô đi gieo hạt nơi hạ giới, mày
trấu, mày ngô chẳng biết làm gì bèn đổ vào khe núi. Cây ngô, cây lúa lớn lên cho
hạt. Người người lấy hạt về ăn. Khi ngô hạt,lúa trong nhà đã cạn mà vụ sau vẫn
chưa tới, cái đói về u ám bản làng, chiều đã buông dài theo rừng cây mà vẫn chưa
thấy ai nhóm bếp. Một hôm, mọi người họp nhau lại rồi chia đi khắp núi rừng để tìm cái ăn.
Câu hỏi: Khi ngô, lúa trong nhà đã cạn chuyện gì đã xảy ra?
…………………………………………………………………………………… Thăm số 3: Nuôi thỏ
Thỏ là con vật hiền lành và có phần nhút nhát. Người ta nuôi thỏ vì chúng xinh đẹp, đáng yêu.
Nuôi thỏ vừa dễ lại vừa khó: dễ vì chúng sinh sản nhanh, không kén chọn thức
ăn nhưng khó vì cần chăm sóc cần mẫn, đặc biệt luôn luôn phải có thức ăn xanh.
Lượng thức ăn xanh cho thỏ gồm các loại cỏ, củ, quả. Ngoài ra, có thể cho thỏ ăn
thêm thức ăn tinh như: viên công nghiệp, bột ngô, cám gạo…
Câu hỏi: Thức ăn của thỏ là gì?
……………………………………………………………………………………
Thăm số 4: Người bạn tốt
Thỏ và sóc rủ nhau vào rừng hái quả.Mùa thu, khu rừng thơm hương quả
chín. Trên một cây cao chót vót, thỏ reo lên:
- Ồ chùm quả vàng mọng kia ngon quá!
Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, sóc vội ngăn bạn:
- Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm!
Nhưng thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn
túm được áo thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ.
Câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra với thỏ?
………………………………………………………………………………………