-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 1 môn Công Nghệ lớp 7 | Đề 1 | Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Công Nghệ lớp 7 | Đề 1 | Cánh diều giúp các bạn học sinh sắp tham gia các kì thi môn Công Nghệ tham khảo, học tập và ôn tập kiến thức, bài tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Công nghệ 7 41 tài liệu
Công Nghệ 7 490 tài liệu
Đề thi học kì 1 môn Công Nghệ lớp 7 | Đề 1 | Cánh diều
Đề thi học kì 1 môn Công Nghệ lớp 7 | Đề 1 | Cánh diều giúp các bạn học sinh sắp tham gia các kì thi môn Công Nghệ tham khảo, học tập và ôn tập kiến thức, bài tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Công nghệ 7 41 tài liệu
Môn: Công Nghệ 7 490 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công Nghệ 7
Preview text:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ, LỚP 7 TT Nội dung
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức Tổng % kiến thức ( Bài ) tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Số CH Thời ( Chương ) điểm cao gian Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL (phút) CH gian CH gian CH gian CH gian (phút) (phút) (phút) (phút) 1 Nội dung Bài 1: Nghề
1: Mở đầu trồng trọt ở Việt 2 1,5 2 1,5 5 về trồng Nam trọt 2 Nội
dung Bài 3: Quy trình 2:
Trồng trồng trọt 5 4,5 5 7,0 10 11,5 25 và chăm sóc cây Bài 4:Nhân trồng
giống cây trồng bằng PP giâm 3 2,0 2 3,0 1 5,0 5 1 10,0 32.5 cành 3 Nội
dung Bài 6: Rừng ở 3:
Trồng, Việt Nam 3 2,0 3 5,0 6 7,0 15
chăm sóc Bài 7: Trồng,
và bảo vệ chăm sóc và bảo 3 2,0 2 3,0 1 10,0 5 1 15,0 22,5 rừng
vệ cây rừng Tổng 16 12,0 12 18,0 1 5,0 1 10,0 28 2 45,0 100,0 Tỉ lệ (%) 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung (%) 70% 30% Ghi chú:
- Đề kiểm tra gồm hai loại câu hỏi: trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và tự luận (TL).
- Số lượng câu hỏi phân bổ trong các đơn vị kiến thức được xác định dựa vào mức độ yêu cầu cần đạt, số lượng chỉ báo và thời lượng dạy
học thực tế của từng đơn vị kiến thức đó.
- Loại câu hỏi tùy thuộc vào mức độ nhận thức: Với mức độ nhận biết và thông hiểu nên sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan; với
mức độ vận dụng và vận dụng cao nên sử dụng loại câu hỏi tự luận.
- Các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu cần được phân bổ ở tất cả các đơn vị kiến thức và mỗi câu chỉ tương ứng với một chỉ báo.
- Tỉ lệ điểm phân bổ cho các mức độ nhận thức: khoảng 40% nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng và 10% vận dụng cao.
- Trong đề kiểm tra cuối kì, tỉ lệ điểm dành cho phần nửa đầu học kì chiếm khoảng 1/3.
- Số lượng câu hỏi ở mức nhận biết trong khoảng 12 – 16; ở mức thông hiểu trong khoảng 6 – 12; ở mức vận dụng và vận dụng cao trong khoảng 1 – 3.
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN CÔNG NGHỆ 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI : 45 PHÚT TT Nội dung Đơn vị kiến thức
Mức độ yêu cầu cần đạt
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức kiến thức ( Bài học ) Nhận Thông Vận Vận ( Chương ) biết hiểu dụng dụng cao 1
Chương I: Mở Bài 1: Nghề Nhận biết:
đầu về trồng trọt trồng trọt ở
- Trình bày được vai trò của Việt Nam
trồng trọt đối với đời sống con 2
người và nền kinh tế.
- Nêu được triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam. 2 Chương
2: Bài 3: Quy Nhận biết:
Trồng và chăm trình trồng trọt
- Kể tên được các công việc làm sóc cây trồng
đất trồng cây, các cách bón phân 5 lót.
- Trình bày được mục đích của
việc làm đất, bón phân lót.
- Nêu được các phương thức gieo trồng phổ biến.
- Nêu được các mùa vụ gieo
trồng chính ở nước ta.
- Kể tên được các công việc
chính để chăm sóc cây trồng.
- Trình bày được mục đích của
việc chăm sóc cây trồng
- Kể tên được một số biện pháp
chính trong thu hoạch sản phẩm
trồng trọt. Cho ví dụ minh họa.
- Trình bày được mục đích của
việc thu hoạch sản phẩm trồng trọt Thông hiểu
- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất.
- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật của việc bón phân lót.
Trình bày được yêu cầu kĩ thuật
của việc của việc gieo trồng. 5
- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật
của việc chăm sóc cây trồng (tỉa
dặm cây, làm cỏ, vun xới, tưới tiêu nước, bón phân thúc).
- Trình bày được yêu cầu kĩ
thuật của một số biện pháp thu
hoạch sản phẩm trồng trọt. Vận dụng:
- Trình bày được yêu cầu kĩ
thuật của việc làm đất, bón phân
lót cho một đối tượng cây trồng cụ thể.
- Vận dụng kiến thức làm đất và
bón phân lót với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Vận dụng kiến thức về gieo
trồng với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Vận dụng kiến thức về chăm sóc
cây trồng với thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Lựa chọn được biện pháp thu
hoạch sản phẩm trồng trọt phù hợp
với thực tiễn ở gia đình, địa phương.
Bài 4: Nhân Nhận biết: 3
giống cây trông - Khái niệm giâm cành, nêu được bằng
phương các bước trong quy trình giâm pháp giâm cành cành. Thông hiểu
- Trình bày được yêu cầu kĩ thuật 2
của các bước trong quy trình giâm cành. Vận dụng:
Vận dụng kiến thức về giâm cành
vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, 1 địa phương. 3 Chương
3: Bài 6: Rừng ở Nhận biết: 3
Trồng, chăm sóc Việt Nam
- Trình bày được khái niệm về và bảo vệ rừng
rừng, các vai trò chính của rừng.
- Nêu được các loại rừng phổ biến ở nước ta. Thông hiểu
- Trình bày được vai trò của từng loại rừng.
- Phân biệt được các loại rừng phổ biến
ở nước ta (rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng, rừng sản 3 xuất).
Bài 7: Trồng, Nhận biết: 3
chăm sóc và - Tóm tắt được quy trình trồng bảo vệ rừng
rừng bằng cây con có bầu.
- Tóm tắt được quy trình trồng
rừng bằng cây con rễ trần.
- Nêu được các công việc chăm sóc rừng.
- Trình bày được các biện pháp
bảo việc bảo vệ rừng. Thông hiểu
- Giải thích được ý nghĩa của
các bước trong quy trình trồng 2 rừng.
- Giải thích được ý nghĩa của
các bước trong quy trình chăm sóc rừng.
- Giải thích được ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.
- Nêu được một số việc nên làm
và không nên làm để bảo vệ rừng. Vận dụng:
Vận dụng kiến thức trồng, chăm
sóc rừng vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương.
- Vận dụng kiến thức bảo vệ rừng
vào thực tiễn sản xuất ở gia đình, địa phương. 1
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I Môn: CÔNG NGHỆ
( Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề )
I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của phương án đúng nhất.
Câu 1. Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt:
A. cung cấp rau xanh cho con người.
B. cung cấp gạo cho xuất khẩu.
C. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
D. cung cấp nguyên liệu cho chế biến sữa.
Câu 2: Nội dung nào sau đây là một trong những yêu cầu của thu hoạch sản phẩm trồng trọt?
A. Thu hoạch đúng thời điểm.
B. Thu hoạch càng muộn càng tốt.
C. Thu hoạch càng sớm càng tốt.
D. Thu hoạch khi có nhu cầu sử dụng.
Câu 3. Trồng trọt có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp trứng, sữa cho con người.
B. Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất muối ăn.
C. Cung cấp lương thực cho con người.
D. Cung cấp thịt cho xuất khẩu.
Câu 4: Các công việc làm đất bao gồm:
A. cày, bừa cho đất tơi xốp.
B. lên luống hoặc đắp mô để trồng cây.
C. bón phân cho cây trồng và bón vôi để cải tạo đất.
D. xác định diện tích đất, vệ sinh đất trồng, làm đất và cải tạo đất.
Câu 5: Vì sao mỗi loại cây trồng lại có phương pháp thu hoạch khác nhau?
A. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và sở thích thu hoạch của người nông dân.
B. Do đặc điểm của từng loại cây trồng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người.
C. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của con người và giả thành của sản phẩm.
D. Do nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu của sản phẩm cây trồng.
Câu 6: Thời gian ngâm ủ của hạt giống phụ thuộc vào:
A. đặc điểm của giống cây trồng.
B. chất lượng của hạt giống.
C. kích thước của hạt giống.
D. độ đồng đều của hạt
Câu 7. Công việc nào dưới đây được thực hiện trước khi bón phân lót? A. Cày đất B. Gieo hạt C. Tưới nước D. Trồng cây
Câu 8: Có bao nhiêu cách tưới nước cho cây trồng? A. 1 cách B. 2 cách C. 3 cách D. 4 cách
Câu 9: Phương án nào sau đây không phải là một trong các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ? A. Hái B. Nhổ C. Cắt D. Bổ
Câu 10: Một trong những công việc chăm sóc cây trồng là:
A. gieo hạt, trồng cây con.
B. bừa đất, san phẳng mặt ruộng.
C. vun xới, làm cỏ dại. D. lên luống.
Câu 11: Một số biểu hiện của cây trồng thiếu phân bón là:
A. cây còi cọc, kém phát triển, vàng lá, năng suất thấp
B. cây có nhiều lá, năng suất thấp
C. cây dễ bị côn trùng gây hại
D. cây thường ra trái muộn và cành lá sum sê
Câu 12: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồng cây?
A. Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất → Lên luống.
B. Cày đất → Lên luống → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
C. Bừa hoặc đập nhỏ đất → Cày đất → Lên luống.
D. Lên luống → Cày đất → Bừa hoặc đập nhỏ đất.
Câu 13: Trong nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chọn cành giâm có đặc điểm nào sau đây?
A. Cành càng non càng tốt. B. Cành bánh tẻ.
C. Cành càng già càng tốt.
D. Cành càng to càng tốt.
Câu 14: Chuẩn bị giống được thực hiện theo quy trình
A. lựa chọn giống để gieo trồng → kiểm tra số lượng hạt giống cây con → xử lí giống trước khi gieo trồng
B. kiểm tra số lượng hạt giống cây con → xử lí giống trước khi gieo trồng → lựa chọn giống để gieo trồng
C. kiểm tra số lượng hạt giống cây con → lựa chọn giống để gieo trồng → xử lí giống trước khi gieo trồng
D. lựa chọn giống để gieo trồng → xử lí giống trước khi gieo trồng → kiểm tra số lượng hạt giống cây con
Câu 15: Nhóm cây nào dưới đây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành?
A. Cây mía, cây cam, cây ổi
B. Cây mía, cây sắn, cây rau ngót
C. Cây rau mồng tơi, cây bắp, cây đậu
D. Cây bạc hà, cây mía, cây bắp.
Câu 16: Quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành gồm mấy bước?
A. 4 bước B. 3 bước C. 2 bước D. 1 bước
Câu 17: Công việc tưới cành giâm tương ứng với bước nào trong quy trình giâm cành?
A. Bước 1. Chuẩn bị giá thể giâm cành
B. Bước 2. Chuẩn bị cành giâm
C. Bước 3. Giâm cành vào giá thể
D. Bước 4. Chăm sóc cành giâm
Câu 18: Mục đích của rừng phòng hộ:
A. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ
B. Bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học
C. Bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn
D. Bảo vệ di tích lịch sử - văn hoá, phục vụ du lịch
Câu 19: Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm mấy bước? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 20: “ Rừng tràm, rừng thông, rừng tre nứa” được phân loại theo: A. theo nguồn gốc B. theo loài cây C. theo trữ lượng
D. theo điều kiện lập địa
Câu 21: Bảo tồn nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử………là vai trò của loại rừng nào ở Việt Nam. A. rừng phòng hộ B. rừng sản xuất C. rừng đặc dụng D. rừng đầu nguồn
Câu 22: Rừng được phân loại theo điều kiện lập địa gồm các loại rừng nào?
A. Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, rừng trồng mới
B. Rừng thông, rừng tràm, rừng đước
C. Rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình
D. Rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập mặn
Câu 23: Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là một trong những vai trò của rừng? A. Điều hòa không khí.
B. Cung cấp lương thực cho xuất khẩu.
C. Là nơi sống của động, thực vật rừng.
D. Cung cấp gỗ cho con người.
Câu 24: Khái niệm của rừng là:
A. rừng cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và phục vụ nghiên cứu khoa học.
B. rừng là 1 hệ sinh thái, nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và chứa đựng các yếu tố môi trường khác.
C. rừng ngăn cản, làm giảm tốc độ của dòng chảy bề mặt của nước mưa, hạn chế các hiện tượng xói mòn, sạt lở đất, lũ lụt.
D. rừng là 1 quần thể, nơi sinh sống của các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và chứa đựng các yếu tố môi trường khác.
Câu 25: Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm mấy bước? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4
Câu 26. Một trong các công việc chăm sóc rừng là:
A. làm hàng rào bảo vệ.
B. đốt nương làm rẫy. C. chăn thả gia súc.
D. phòng chống cháy rừng.
Câu 27: Giâm cành là phương pháp: A. nuôi cấy mô B. nhân giống vô tính C. nhân giống hữu tính
D. nhân giống vô tính và hữu tính
Câu 28. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?
A. Kích thích sự phát triển của cỏ dại.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại.
C. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây rừng.
D. Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển. II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1 ( 2,0 điểm): Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước?
Câu 2 (1,0 điểm): Em hãy nêu một loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Vì sao người trồng áp dụng
phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó?
-------------------------------HẾT-------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 I. Phần trắc nghiệm
( Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm ) 1 2 3 4 5 6 7 D A C D B A A 8 9 10 11 12 13 14 C D C A A B A 15 16 17 18 19 20 21 B A D C B B C 22 23 24 25 26 27 28 D B B C A B D II. Phần tự luận Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1
- Vứt rác đúng nơi quy định 0.5 đ 2.0 đ
- Lựa chọn những đồ vật thân thiện với môi trường để mua và sử dụng hợp lí. 0.5 đ
- Không bẻ cành, bẻ cây, ngắt hoa. 0.5 đ
- Thông báo đến cơ quan chức năng về cá nhân hay tổ chức phá hoại rừng. 0.5 đ Câu 2
- Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành như: mía, hoa hồng, rau muống, 0.5 đ 1.0 đ khoai lang, rau thơm,…….
- Người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó vì: cành của những loại cây đó 0.5 đ
có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. Giữ được đặc tính di truyền của cây mẹ. Các cây giống với số lượng
nhiều, đảm bảo cho quá trình sản xuất hiệu quả.