Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều | Đề 5
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Cánh diều năm 2023 - 2024 gồm 9 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Preview text:
UBND HUYỆN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS
NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: NGỮ VĂN 6 ĐỀ ĐỀ XUẤT 1
Thời gian làm bài: 90 phút
( không kể thời gian giao đề)
(Đề bài gồm 01 trang)
I. Đọc - hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“… Dẹp giặc tan, Gióng đến chân núi Sóc, cởi áo sắt để lại, rồi cả người
lẫn ngựa bay lên trời. Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. Nhân
dân trân trọng, yêu mến, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để cho
nhân vật trở về với cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi. Đó là phần thưởng
cao nhất, đẹp nhất trao tặng người anh hùng. Hình tượng Gióng đã được bất tử
hoá. Bay lên trời, Gióng hoá rồi. Gióng là non nước, đất trời, là mọi người Văn Lang, Gióng sống mãi.
Chiến công của Gióng còn để lại cho quê hương, xứ sở nhiều chứng tích địa
danh, sản vật,... Đó là dấu vết ngựa sắt phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà
vàng óng, dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít. Nhân dân còn kể chỗ nào
Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người thợ rèn đi theo
Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ. Hội Gióng hằng năm cũng dựng lại
cảnh không khí dân làng nuôi Gióng, bức tranh Gióng ra trận. Tất cả những
chứng tích ấy như những viện bảo tàng thiên nhiên, bảo tàng lịch sử, bảo tàng văn
hoá về Gióng, như muốn minh chứng rằng câu chuyện có thật, làm mọi người tin
vào truyền thống giữ nước của dân tộc.
(SGK Cánh Diều – Ngữ văn 6 – Trang 82)
Câu 1 (0,5 điểm) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào, của ai?
Câu 2 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 3 (0,5 điểm) Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân
dân trao tặng cho Gióng là gì?
Câu 4 (1,0 điểm) Chép lại câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy. Nêu công dụng của
dấu chấm phẩy được sử dụng trong câu văn đó.
Câu 5 (1,5 điểm) Từ nội dung của đoạn trích, em hãy viết một đoạn văn (6-10
dòng) bàn về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”.
Câu 6 (1,0 điểm) Truyền thống quý báu nào của dân tộc được nhắc đến trong đoạn
trích? Là học sinh, em cần phải làm gì để gìn giữ và phát huy truyền thống đó.
II. Tập làm văn (5,0 điểm)
Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với chúng ta. Tuổi thơ ấu
lưu giữ biết bao kỉ niệm, có vui, có buồn nhưng sẽ giúp ta khôn lớn, trưởng thành
hơn. Em hãy kể lại một kỉ niệm khiến em nhớ mãi không quên. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 6 Phần Câu Nội dung Điểm
Câu - Văn bản: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu 0,25 1 nước. 0,25
- Tác giả: Bùi Mạnh Nhị. Câu 0,5
2 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Trong đoạn trích, “phần thưởng cao nhất, đẹp nhất” mà nhân Câu
dân trao tặng cho Gióng là: sự 3
trân trọng, yêu mến, muốn giữ 0,5
mãi hình ảnh người anh hùng Gióng, để cho nhân vật trở về với
cõi vô biên bất tử, để nhân vật sống mãi.
- Câu văn có sử dụng dấu chấm phẩy: Nhân dân còn kể chỗ nào
Câu Gióng bắt đầu xuất quân; chỗ nào đoàn trẻ chăn trâu, người 0,5
4 thợ rèn đi theo Gióng; chỗ nào Gióng nhổ bụi tre khổng lồ.
- Công dụng của dấu chấm phẩy: dùng để đánh dáu ranh giới Đọc -
giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. 0,5 hiểu
* Hs viết đoạn văn về hình tượng Thánh Gióng (6-10 dòng), có (5,0
sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị”. Gv chấm trân trọng suy điểm)
nghĩ, ý tưởng của học sinh và có thể dựa trên những gợi ý sau:
- Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, là 0,5 “độ Câu
c nhất vô nhị” trong lòng nhân dân ta.
5 - Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh
của tinh thần đoàn kết mà còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa 0,5
con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt).
- Xây dựng hình tượng Thánh Gióng còn thể hiện ước mơ hòa
bình của nhân dân ta về người anh hùng cứu quốc chống giặc 0,5 ngoại xâm.
- Truyền thống quý báu của dân tộc: “truyền thống giữ nước”
Câu Hs trả lời là: truyền thống yêu nước, truyền thống đánh giặc 0,5
6 cứu nước, … đều cho điểm tối đa 0,5 điểm.
Hs liên hệ cần phải làm để gìn giữ và phát huy truyền thống giữ 0,5
nước. Gv chấm trân trọng suy nghĩ, ý tưởng của học sinh và có
thể dựa trên những gợi ý sau:
- Chăm chỉ học tập, rèn luyện để sau này trở thành công dân có
ích, cống hiến vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước.
- Tuyên truyền, phát huy truyền thống yêu nước trong tập thể
lớp, nhà trường, cộng đồng,…
- Nhớ ơn các vua Hùng, các vị anh hùng dân tộc, các liệt sĩ, thương bệnh binh,…
*Yêu cầu về hình thức
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn: có đầy đủ mở bài, thân bài, kết bài.
- Trình bày sạch sẽ, khoa học.
- Không mắc lỗi diễn đạt.
- Không viết sai chính tả.
* Yêu cầu về nội dung
- Xác định đúng đối tượng và triển khai đúng vấn đề: kỉ niệm khó quên của em
- Kể theo ngôi thứ nhất: tôi, em,…
- Có thể trình bày theo hướng sau: a. Mở bài 0,5 Tập
- Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ em định kể làm văn b. Thân bài
- Địa điểm ở đâu? Xảy ra khi nào? Những ai có liên quan đến 1,0 câu chuyện?
- Diễn biến của câu chuyện: em và mọi người trong câu chuyện 2,0
đã nói gì và làm gì? Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào? Vì
sao chuyện lại xảy ra như vậy?
- Cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của em, của mọi người như thế 0,5
nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
- Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Ý nghĩa của câu 0,5
chuyện như thế nào đối với em? c. Kết bài: 0,5
- Nêu cảm xúc, rút ra ý nghĩa của câu chuyện đó đối với bản thân em.
Lưu ý: Giáo viên cần trân trọng và khuyến khích những bài viết hay,
sáng tạo. Giáo viên không cho điểm tối đa đối với những bài viết nêu
chung chung, sáo rỗng.