Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | Đề 8
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 gồm 11 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Chủ đề: Đề HK1 Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I – Ngữ văn 6 KNTTVCS Môn Ngữ văn 6
Thời gian làm bài 90 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến
thức cuối học kỳ I, môn Ngữ văn lớp 6 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập
làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng
phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm ngữ liệu bài
thơ lục bát; biện pháp tu từ; nghĩa của từ, kỹ năng viết văn tự sự.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút
Phần 1. Ma trận đề Nội dung
Mức độ cần đạt Tổng
Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng hợp hiểu cao I.Đọc Ngữ liệu: -
Nhận -Chỉ ra và Vận dụng giải Viết đoạn
hiểu Văn bản biết đặc nêu được thích nghĩa văn ghi lại ngoài
điểm, tác tác dụng của từ. cảm xúc chương dụng của biện của em về trình: của đặc pháp tu một hình
Đoạn trích điểm thơ. từ. ảnh trong thơ - Hiểu đoạn thơ. được tình cảm, thái độ của nhà thơ. Tổng Số câu 1 2 1 1 5 số Số điểm 1,0 1,5 0,5 2,0 5,0 Tỉ lệ 10% 15% 5% 20% 50% II. Vận dụng Viết kiến thức và kĩ năng để viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. Tổng Số câu 1 1 số Số điểm 5,0 5,0 Tỉ lệ 50% 50% Tổng Số câu 1 2 2 1 6
cộng Số điểm 1,0 1,5 5,5 2,0 10 Tỉ lệ 10% 15% 55% 20% 100%
Phần 2. Nội dung đề:
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS
NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN NGỮ VĂN 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hòa
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”
(Trích trường ca “Bài thơ Hắc Hải”, Nguyễn Đình Thi, 1958)
Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó mang
những đặc điểm gì? Đặc điểm đó giúp gì cho việc thể hiện cảm xúc trước thiên
nhiên và con người Việt Nam?
Câu 2. (1,0 điểm): Trong câu thơ “Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”, em hãy
chỉ ra phép tu từ được sử dụng và nêu tác dụng của phép tu từ đó.
Câu 3 (0,5 điểm): Trong tiếng Việt: “tấm” là một từ đa nghĩa. Theo em, từ “tấm”
được tác giả sử dụng trong dòng thơ thứ hai có nghĩa là gì?
“Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung”
Câu 4 (0,5 điểm): Qua đoạn trích tác giả Nguyễn Đình Thi đã thể hiện thái độ,
tình cảm nào đối với quê hương, đất nước?
Câu 5: (2 điểm). Viết đoạn văn (từ 5 – 7 câu) ghi lại cảm xúc của em về hình ảnh
để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất trong đoạn thơ.
Phần II: PHẦN VIẾT (5 điểm).
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trong học tập của em dưới hình thức
một bài văn hoặc một bức thư để gửi cho bạn bè hoặc người thân của em.
................Hết...............
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Phần Câu Nội dung Điểm
- Bài thơ được làm theo thể thơ lục bát. 0,25
- Đặc điểm của thể thơ lục bát:
+ Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp.
+ Một dòng 6 tiếng, một dòng 8 tiếng.
+ Đây là thể thơ có thanh luật, vần luật riêng: Vần trong thơ lục
bát (tiếng cuối của dòng 6 vần với tiếng thứ 6 của của dòng 8;
tiếng cuối của dòng 8 lại vần với tiếng cuối của dòng 6 tiếp theo.
Thanh điệu trong thơ lục bát: trong dòng dòng 6 và dòng 8 các 0,5
1 tiếng thứ 6 và thứ 8 là thanh bằng còn tiếng thứ 4 là thanh trắc.
Riêng trong dòng 8 mặc dù tiếng thứ 6 và thứ 8 đều là thanh
bằng nhưng nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền thì tiếng thứ 8 là
thanh ngang và ngược lại.)
+ Nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4…)
- Ngôn ngữ thơ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của Phần
nhân dân. Đặc điểm đó giúp tác giả thể hiện cảm xúc tự nhiên, 0,25 I:
giản dị và sâu sắc trước thiên nhiên và con người Việt Nam. Đọc - hiểu 0,5
- Phép tu từ hoán dụ được sử dụng trong câu thơ: “áo nâu”.
- Phép tu từ hoán dụ làm cho ý thơ được diễn đạt sâu sắc, giàu
chất thơ hơn khi nhà thơ dùng cách nói “áo nâu” thay cho cách 2 0,5
nói “nông dân nghèo”. Đó là sự đồng cảm sẻ chia, trân trọng, yêu
thương của nhà thơ dành cho con người quê hương.
- Từ “tấm” trong dòng thơ này có tác dụng khẳng định tình cảm
3 trọn vẹn của người phụ nữ Việt Nam được hữu hình hóa, cụ thể 0,5
hóa tình cảm như một vật có thể “cầm, nắm” được.
- Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm: ca ngợi, tự 0,5
4 hào và yêu thương tha thiết về thiên nhiên và con người Việt Nam.
5 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn từ 5 đến 7câu 0,25
b. Lưạ chọn bất kì hình ảnh nào. Điều quan trọng là giải thích vì
sao lại ấn tượng với hình ảnh đó. 0,25
Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn:
HS có chọn hình ảnh của thiên nhiên hoặc hình ảnh của con người. 0,5
- Ví dụ: Hình ảnh thiên nhiên vì:
+ Thiên nhiên đất nước tươi đẹp, trù phú, thanh bình (cánh đồng
mênh mông, cò bay rập rờn, đỉnh Trường Sơn hùng vĩ...). 0,5
+ Cảm xúc của em: vui, tự hào về vẻ đẹp của quê hương.
Hoặc hình ảnh con người vì:
+ Người dân Việt Nam vất vả, lam lũ mà kiên cường, bất khuất
trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
+ Một dân tộc yêu chuộng hòa bình, yêu lẽ phải, thân thiện, đoàn 0,25 kết. + Cảm xúc của em: Tự
hào, khâm phục về vẻ đẹp phẩm chất và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 0,25
d. Sáng tạo: HS có thể có thể có những cảm xúc riêng và sâu sắc về một nội dung . . .
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài,
Thân bài, Kết bài (nếu là bài văn).
Đảm bảo cấu trúc của bài văn tự sự và cấu trúc của một bức 0,25
thư (nếu là một bức thư).
b. Xác định đúng vấn đề tự sự. 0,25
c. Triển khai vấn đề *. Mở bài
- Giới thiệu trải nghiệm đáng nhớ trong học tập của em. 0,5 Phần *. Thân bài 3,0 II:
Kể lại diễn biến của trải nghiệm. Viết
1 - Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? ở đâu?
- Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?
- Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?
- Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
- Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?
- Câu chuyện đó cho em rút ra bài học gì? Nó có ý nghĩa, sự
quan trọng như thế nào đối với em? 0,5
* Kết bài: .
Nêu cảm xúc của người viết và và rút ra ý nghĩa, sự quan
trọng của trải nghiệm đối với bản thân.
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25
e. Chính tả: Dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ 0,25 nghĩa TV.
*Lưu ý: Điểm bài kiểm tra làm tròn đến 0,5điểm, sau khi cộng điểm toàn bài
(lẻ 0,25 lên tròn thành 0,5 điểm; lẻ 0,75 lên tròn thành 1,0 điểm).