-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học Cánh diều năm 2023 - Đề 1
Đề thi học kì 2 lớp 10 môn Sinh học Cánh diều năm 2023 - Đề 1 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK2 Sinh Học 10
Môn: Sinh học 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
SỞ GD&ĐT ……..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023
TRƯỜNG THPT……………..
Môn: Sinh học 10
(Đề thi gồm có 03 trang)
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
A. Phần trắc nghiệm
Câu 1: Đối với thụ thể bên trong tế bào, các phân tử tín hiệu
A. không thể liên kết với thụ thể.
B. liên kết với thụ thể ở bên ngoài tế bào.
C. liên kết với thụ thể màng.
D. đi qua màng và liên kết với thụ thể tạo thành phức hợp tín hiệu – thụ thể.
Câu 2: Trong sự phân chia tế bào, các tế bào mới được tạo ra từ một tế bào A. đều khác nhau.
B. đều khác nhau và một số giống tế bào mẹ.
C. đều giống nhau và giống tế bào mẹ.
D. một số tế bào giống nhau và một số tế bào khác nhau.
Câu 3: Hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội
A. gấp đôi bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
B. gấp ba lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
C. gấp bốn lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
D. bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong các giao tử.
Câu 4: Hormone từ tế bào tuyến giáp được vâ ̣n chuyển trong máu đến các tế bào cơ làm tăng
cường hoa ̣t đô ̣ng phiên mã, di ̣ch mã và trao đổi chất ở các tế bào cơ. Sự truyền tin giữa tế bào
tuyến giáp đến các tế bào cơ được thực hiê ̣n theo hình thức nào sau đây?
A. Truyền tin câ ̣n tiết.
B. Truyền tin nô ̣i tiết. 1 C. Truyền tin qua synapse.
D. Truyền tin qua kết nối trực tiếp.
Câu 5: Động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính năm 1996 là A. lợn Ỉ. B. bò Sahiwal. C. cừu Dolly. D. dê Beetal.
Câu 6: Tế bào nào sau đây có tính toàn năng? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào hợp tử.
Câu 7: Vi sinh vật có thể phân bố trong các loại môi trường là
A. môi trường đất, môi trường nước.
B. môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn.
D. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
Câu 8: Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là A. ánh sáng. B. hóa học. C. chất hữu cơ. D. ánh sáng và hóa học.
Câu 9: Nhóm sinh vật nào dưới đây thuộc nhóm vi sinh vật?
A. Trùng roi, trùng giày, tảo đơn bào, rêu.
B. Nấm men, trùng roi, tảo silic, vi khuẩn lactic. 2
C. Trùng giày, rêu, giun, sán.
D. Trùng giày, trùng biến hình, giun, sán.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được.
B. Vi sinh vật nhỏ bé nên quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh.
C. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực.
D. Vi sinh vật rất đa dạng nhưng phân bố của chúng rất hẹp.
Câu 11: Sinh trưởng của vi sinh vật là
A. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
B. sự tăng lên về số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
C. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình sinh sản.
D. sự tăng lên về số lượng tế bào của cơ thể vi sinh vật thông qua quá trình nguyên phân.
Câu 12: Vi sinh vật nhân thực có thể sinh sản bằng các hình thức nào dưới đây?
A. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính.
B. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử hữu tính.
C. Phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
D. Hình thành bào tử vô tính và hữu tính.
Câu 13: Để khắ c phu ̣c hiê ̣n tươ ̣ng mâ ̣t đô ̣ tế bào vi khuẩn không tăng ở pha cân bằ ng có thể thực
hiê ̣n biê ̣n pháp nào sau đây?
A. Bổ sung thêm mô ̣t lươ ̣ng vi sinh vâ ̣t giống thích hợp.
B. Bổ sung thêm nguồn chấ t dinh dưỡng vào môi trường.
C. Bổ sung thêm khí oxygen với nồng đô ̣ thích hợp.
D. Bổ sung thêm khí nitrogen với nồng đô ̣ thích hợp.
Câu 14: Vì sao một số chất hoá học như phenol, các kim loại nặng, alcohol thường dùng làm chất diệt khuẩn? 3
A. Vì các chất này có thể gây biến tính và làm bất hoạt protein, phá hủy cấu trúc màng sinh chất,…
B. Vì các chất này có thể tiêu diê ̣t hoă ̣c ức chế đă ̣c hiê ̣u sự sinh trưởng của mô ̣t hoă ̣c mô ̣t vài nhóm vi sinh vâ ̣t.
C. Vì các chất này có thể gây biến đổi vâ ̣t chất di truyền làm giảm khả năng thích nghi của vi sinh
vâ ̣t với môi trường.
D. Vì các chất này có thể ngăn cản sự hấp thu ̣ nước khiến các vi sinh vâ ̣t bi ̣ chết do thiếu nước trầm tro ̣ng.
Câu 15: Vi sinh vật nào sau đây quang hợp không thải O2?
A. Vi khuẩn màu tía và màu lục.
B. Vi khuẩn lam và vi tảo.
C. Vi tảo và vi khuẩn màu tía.
D. Vi khuẩn màu tía và vi tảo.
Câu 16: Quá trình phân giải có vai trò là
A. hình thành các hợp chất đă ̣c trưng để xây dựng và duy trì các hoa ̣t đô ̣ng sống của tế bào.
B. hình thành năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
C. hình thành nguyên liệu và năng lượng cung cấp cho quá trình tổng hợp và các hoạt động của tế bào.
D. hình thành các hợp chất tích lũy năng lượng để duy trì các hoa ̣t đô ̣ng sống của tế bào.
Câu 17: Con người ứng du ̣ng quá trình tổng hợp các chất ức chế sự phát triển của các sinh vâ ̣t
khác ở vi sinh vâ ̣t để
A. sản xuất dầu diesel sinh học.
B. sản xuất glutamic acid.
C. sản xuất nhựa hóa dầu.
D. sản xuất thuốc kháng sinh.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phân giải ở vi sinh vâ ̣t? 4
A. Vi sinh vâ ̣t có thể phân giải các hợp chất hữu cơ và chuyển hóa các chất vô cơ giúp khép kín
vòng tuần hoàn vâ ̣t chất trong tự nhiên.
B. Con người có thể ứng du ̣ng quá trình phân giải của vi sinh vâ ̣t trong xử lí ô nhiễm môi trường,
ta ̣o ra các sản phẩm hữu ích khác.
C. Khả năng phân giải của vi sinh vâ ̣t trong tự nhiên là đa da ̣ng và ngẫu nhiên nhưng luôn có ha ̣i cho con người.
D. Vi sinh vâ ̣t có khả năng phân giải làm hư hỏng thực phẩm, gây mất mĩ quan các vâ ̣t du ̣ng, đồ gỗ
dùng xây dựng nhà cửa,…
Câu 19: Trong quy trình sản xuất ethanol sinh học, người ta đã sử dụng vi sinh vật nào dưới đây để
chuyển hóa đường thành ethanol?
A. Nấm mốc Aspergillus niger.
B. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis.
C. Nấm men Saccharomyces cerevisiae.
D. Vi tảo Arthrospira platensis.
Câu 20: Dạng sống không có cấu tạo tế bào, kích thước rất nhỏ, sống kí sinh bắt buộc trong tế bào của sinh vật là A. vi khuẩn. B. virus. C. vi tảo. D. vi nấm.
Câu 21: Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và
thụ thể của tế bào chủ là giai đoạn nào trong chu trình nhân lên của virus? A. Hấp phụ. B. Xâm nhập. C. Sinh tổng hợp. D. Lắp ráp.
Câu 22: Cấu trúc đóng vai trò là thụ thể của virus có màng bọc là 5 A. vỏ capsid. B. lông đuôi. C. lõi nucleic acid.
D. các gai glycoprotein trên lớp màng phospholipid kép.
Câu 23: Virus trầ n khác virus có màng bo ̣c ở điểm là
A. có màng phospholipid kép bao bo ̣c bên ngoài vỏ capsid.
B. chỉ có vâ ̣t chất di truyền là DNA ma ̣ch thẳng, da ̣ng kép.
C. chỉ có vâ ̣t chất di truyền là RNA ma ̣ch vòng, da ̣ng đơn.
D. có thu ̣ thể là protein của vỏ capsid.
Câu 24: Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện là
A. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc hoặc bị lùn.
B. lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn và héo, bị màu đỏ và rụng; thân cây mo ̣c cao vống lên.
C. lá chuyển sang màu xanh đâ ̣m bất thường, bi ̣ xoăn, ru ̣ng sớm; thân cây còi co ̣c hoă ̣c lùn, dễ bi ̣ đổ gãy.
D. lá bi ̣đốm vàng, đốm nâu, bi ̣ nhỏ đi và dày lên bất thường, dễ ru ̣ng sớm; thân cây phát triển nhiều nhánh.
Câu 25: Sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai là phương thức A. lây truyền dọc. B. lây truyền ngang. C. lây truyền chéo.
D. lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp.
Câu 26: Miễn dịch đặc hiệu khác miễn di ̣ch không đă ̣c hiê ̣u ở điểm là 6
A. được hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh.
B. là phản ứng miễn di ̣ch chung đối với tất cả các mầ m bê ̣nh.
C. giúp ngăn cản mầ m bê ̣nh xâm nhâ ̣p vào tế bào và cơ thể.
D. được hình thành mà không cần yêu cầu tiếp xúc với mầm bê ̣nh.
Câu 27: Vì sao để hạn chế sự lây truyền của virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa, người ta
thường phun thuốc diệt rầy nâu?
A. Vì rầy nâu là tác nhân trực tiếp gây ra bê ̣nh vàng lùn, lùn xoắn lá.
B. Vì rầy nâu là vật chủ trung gian truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
C. Vì rầy nâu hút nhựa cây khiến cây bi ̣ bê ̣nh vàng lùn, lùn xoắ n lá héo nhanh hơn.
D. Vì rầy nâu hút nước của cây khiến cây bi ̣ bê ̣nh vàng lùn, lùn xoắ n lá héo nhanh hơn.
Câu 28: Khi đưa chế phẩm vaccine vector phòng virus SARS – CoV – 2 vào cơ thể thì
A. gene đích sẽ không biểu hiện và không hình thành được kháng thể.
B. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng.
C. gene đích sẽ được biểu hiện và hình thành kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tương ứng.
D. gene đích sẽ không biểu hiện và hình thành kháng thể kích thích cơ thể sản sinh kháng nguyên tương ứng. B. Phần tự luận
Câu 1 (1 điểm): Ta ̣i sao cơ quan hoă ̣c cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra từ vi nhân giống la ̣i có kiểu gene như da ̣ng gốc?
Câu 2 (1 điểm): Vì sao khi sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ?
Câu 3 (1 điểm): Tại sao cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV? 7
Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 10
I. Phần trắc nghiệm 1. D 2. C 3. A 4. B 5. C 6. D 7. D 8. D 9. B 10. D 11. A 12. C 13. B 14. A 15. A 16. C 17. D 18. C 19. C 20. B 21. A 22. D 23. D 24. A 25. A 26. A 27. B 28. C II. Phần tự luận Câu 1:
Cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh được tạo ra từ vi nhân giống có kiểu gene hoàn toàn như dạng gốc
vì cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ một tế bào của dạng gốc, có bộ gene trong nhân được sao chép
lại nguyên vẹn dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. Câu 2:
Sử dụng thuốc kháng sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ vì nếu sử du ̣ng thuốc kháng sinh
không đúng loa ̣i, liều lượng, thời gian thì viê ̣c điều tri ̣ bê ̣nh không hiê ̣u quả mà còn dẫn đến tình
tra ̣ng kháng kháng sinh ở nhiều vi sinh vâ ̣t gây bê ̣nh, làm cho viê ̣c tiếp tu ̣c sử du ̣ng kháng sinh đó
để điều tri ̣ bê ̣nh không còn hiê ̣u quả. Câu 3:
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có thuốc đặc trị hay chế tạo được vaccine phòng HIV vì: Bộ gen
của HIV là RNA, HIV sử dụng polymerase do chính nó tổng hợp để tái bản bộ gen, trong khi đó
polymerase do virus tổng hợp không có cơ chế sửa sai nên tần số đột biến của virus sẽ rất cao.
Chính vì có tần số đô ̣t biến cao nên khả năng kháng thuốc và kháng vaccine của virus cũng sẽ cao. 8
Document Outline
- Đáp án đề thi học kì 2 Sinh học 10