-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều - Đề 3
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK2 Lịch sử & Địa lí 7 14 tài liệu
Lịch sử & Địa lí 7 155 tài liệu
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều - Đề 3
Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 7 năm 2022 - 2023 sách Cánh diều - Đề 3 được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn học sinh cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK2 Lịch sử & Địa lí 7 14 tài liệu
Môn: Lịch sử & Địa lí 7 155 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD&ĐT QUẬN......
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM 2022 - 2023
TRƯỜNG THCS..................
MÔN: Lịch sử - Địa lí 7 Sách Cánh diều
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Ở châu Đại Dương có những loại đảo nào sau đây?
A. Đảo núi lửa và đảo san hô.
B. Đảo núi lửa và đảo tự nhiên.
C. Đảo san hô và đảo nhân tạo.
D. Đảo nhân tạo và đảo tự nhiên.
Câu 2. Thực vật bản địa đặc trưng ở châu Đại Dương là A. tràm và rừng tre. B. ngân hoa và quế. C. rừng dừa và mỡ. D. keo và bạch đàn.
Câu 3. Các đảo, quần đảo ở châu Đại Dương nghèo nàn về tài nguyên A. hải sản. B. lâm sản. C. khoáng sản. D. du lịch.
Câu 4. Phía tây của Ô-xtrây-li-a chủ yếu là
A. sa mạc Lớn và các hoang mạc.
B. đồng bằng rộng lớn, vịnh biển.
C. dãy núi dài chạy dọc ven biển.
D. bồn địa rộng lớn bằng phẳng.
Câu 5. Mật độ dân số trung bình ở Ô-xtrây-li-a năm 2020 là A. 2 người/km2. B. 3 người/km2. C. 4 người/km2. D. 5 người/km2.
Câu 6. Quốc gia đầu tiên đưa người đến định cư và khai phá Ô-xtrây-li-a là A. Pháp. B. Anh. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha.
Câu 7. Ô-xtrây-li-a đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác
A. khí đốt, than, sắt, đồng và boxit.
B. sắt, niken, đồng, kim cương, chì.
C. boxit, dầu mỏ, vàng, đồng, apatit.
D. than đá, u-ra-ni-um, ni-ken và chì.
Câu 8. 12 quốc gia kí "Hiệp ước Nam Cực" vào thời gian nào? A. Ngày 1-11-1958. B. Ngày 1-10-1957. C. Ngày 1-12-1959. D. Ngày 12-1-1958.
Câu 9. Toàn bộ lục địa Nam Cực bị băng phủ, tạo thành các A. sông băng khủng lồ. B. núi băng khủng lồ.
C. cao nguyên băng khủng lồ.
D. đồng bằng băng rộng lớn.
Câu 10. Châu Nam Cực còn được gọi là
A. cực nóng của thế giới.
B. cực lạnh của thế giới.
C. cựu lục địa của thế giới.
D. tân lục địa của thế giới.
Câu 11. Một trong những đô thị cổ đại ở phương Đông là A. Ba-bi-lon. B. A-ten. C. Vơ-ni-dơ. D. Pa-ri.
Câu 12. Các đô thị cổ đại phương Đông thường ra đời ở khu vực nào sau đây?
A. Những vịnh, cảng ven Địa Trung Hải.
B. Vùng đồi núi và các cao nguyên.
C. Vùng dân cư cạnh lãnh địa phong kiến.
D. Trên lưu vực các dòng sông lớn.
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Giải thích vì sao Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng?
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!
Câu 1. Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn đã buộc quân Minh phải chấp nhận kết thúc chiến tranh? A. Tân Bình - Thuận Hóa.
B. Tốt Động - Chúc Động. C. Chi Lăng - Xương Giang.
D. Ngọc Hồi - Đống Đa.
Câu 2. Trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn đã
A. gặp rất nhiều khó khăn, thử thách.
B. làm chủ được nhiều vùng đất rộng lớn.
C. giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
D. không nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 3. Bộ luật nào sau đây được ban hành dưới thời Lê sơ? A. Hình thư. B. Hình luật. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long.
Câu 4. Vị vua nào được nhắc đến trong câu đố sau đây:
“Vua nào lập Hội Tao Đàn,
Giữ vai chủ soái, mở mang nước nhà” A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Nhân Tông. D. Lê Thánh Tông.
Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh thành lập nhà Lê sơ?
Nhà Lê sơ được thành lập trong bối cảnh nào sau đây?
A. Lê lợi tiến hành đảo chính lật đổ sự tồn tại của nhà Hồ.
B. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế.
C. Quân Lam Sơn giải phóng Nghệ An, Lê Lợi lên ngôi vua.
D. Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghĩa.
Câu 6. Nho giáo có vị trí như thế nào dưới thời Lê sơ?
A. Bước đầu được truyền bá vào Đại Việt.
B. Trở thành hệ tư tưởng chi phối đời sống xã hội.
C. Không còn ảnh hưởng gì trong đời sống xã hội.
D. Bị mất dần địa vị do sự phát triển của Phật giáo.
Câu 7. Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đại Việt dưới thời Lê
sơ, ngoại trừ việc
A. nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.
B. nhân dân có tinh thần nỗ lực, hăng say lao động.
C. người dân không phải nộp tô thuế cho nhà nước.
D. đất nước hòa bình, ít khi xảy ra chiến tranh.
Câu 8. Chính sách phát triển giáo dục - văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ có điểm gì mới so với thời Lý - Trần?
A. Dựng Văn Miếu ở Kinh đô để thờ Khổng Tử.
B. Mở trường học ở các địa phương trên cả nước.
C. Dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.
D. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
Câu 9. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, Vương triều Vi-giay-a của Chăm-pa
A. có nhiều biến động.
B. ổn định về chính trị. C. phát triển mạnh mẽ.
D. khủng hoảng, sụp đổ.
Câu 10. Vùng đất Thủy Chân Lạp chủ yếu thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Bắc Bộ. B. Trung Bộ. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng về tình hình văn hóa Chăm-pa trong các thế kỉ X – XV?
A. Chữ viết Chăm dần hoàn thiện, nét chữ thoáng đãng.
B. Hin-đu giáo giữ vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội.
C. Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.
D. Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần của cư dân.
Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về tình hình vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các nền văn minh Tây Á và Bắc Phi.
B. Dân cư đông đúc, hoạt động ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Trên danh nghĩa, vùng đất Nam Bộ bị đặt dưới quyền cai trị của Xiêm.
D. Dân cư thưa vắng, gần như không có sự quản lí của triều đình Chân Lạp.
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):
a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
b. Đánh giá vai trò của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-A 2-D 3-C 4-A 5-B 6-B 7-D 8-C 9-C 10-B 11-A 12-D
II. Tự luận (2,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Ô-xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng vì:
- Ô-xtrây-li-a là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa.
- Đất nước tồn tại cộng đồng dân cư đa sắc tộc (hơn 150 sắc tộc cùng sinh sống).
- Có sự dung hòa giữa nhiều nét văn hóa khác nhau trên thế giới với văn hóa bản địa.
B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ (5,0 ĐIỂM)
I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm 1-C 2-A 3-C 4-D 5-B 6-B 7-C 8-C 9-A 10-C 11-C 12-D
II. Tự luận (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): * Yêu cầu a)
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
+ Vai trò lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ Chỉ huy nghĩa quân mà
đại diện là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích.. - Ý nghĩa lịch sử:
+ Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục hoàn toàn độc lập dân tộc;
+ Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ; mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt -
thời kì độc lập, tự chủ lâu dài,… * Yêu cầu b)
+ Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ
vào chiến thắng của nghĩa quân; ông cũng là tác giả của Bình Ngô Đại cáo,…
+ Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa
chuyển vào Nghệ An sau đó quay ra đánh Đông Đô.