Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2022 - 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống | đề 3

Đề thi cuối kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 10 tập 2. Thông qua đề thi Ngữ văn 10 học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng. 

PHÒNG GD&ĐT……..
TRƯỜNG THPT …………
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2022 - 2023
MÔN: NG VĂN 10 SÁCH KNTTVCS
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống
hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn lẽ đã sắp hết mùa, hoa đã
vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính
vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập trong phòng cùng
với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ngoài bờ sông Hồng
không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn.
Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi
bên kia sông, cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng c
này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng
thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở
của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái
đất, đây một chân trời gần i, lại xa lắc chưa hề bao giờ đi đến - cái b
bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra.
Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm
nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa
sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu n -
một màu tím thẫm như bóng tối…
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái
bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con nguồn đã bắt
đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay
gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm
lo cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh.
- hề sao đâu…Miễn anh sống, luôn luôn mặt anh, tiếng nói của anh
trong gian nhà này…
Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh
đi lại được.
- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh
một chuyến.
Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống
gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước
xuống một bậc… hoặc giá anh lại khỏe hơn, chúng mình có thể bước xuống hai
bậc.
- Ừ, tưởng gì… nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu
thang…
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa
lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con.
Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó.
Liên hãm nước thuốc cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe
tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi Liên xuống thang, vẫn cái
tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn trên những
bậc gỗ mòn lõm.
Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à!
Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau
muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào
trong tay vẫn cầm quyển sách dảy cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa… - đến lúc này Nhĩ mới ngắm đứa con trai. đứa thứ hai,
gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam vừa mới
trở về đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái
vẻ lúng túng. Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt
hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:
- Chưa…
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của
đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố…
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. - Nhĩ vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra
quá ư kì quặc - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi
ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về
[...]
(Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, NXB Văn học)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện.
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Nhân vật Nhĩ quan sát bức tranh thiên nhiên từ điểm nhìn nào?
A. Khung cửa sổ trong căn phòng của mình.
B. Từ trên chiếc giường bệnh của mình
C. Khung của sổ trong phòng khách
D. Từ bộ ghế ngồi trong phòng của mình
Câu 3. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả vào mùa nào?
A. Mùa đông
B. Mùa thu
C. Mùa hè
D. Mùa xuân
Câu 4. Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông
B. Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên
C. Hỏi vợ hôm nay là ngày thứ mấy
D. Bảo đứa con gái đỡ mình ngồi dậy
Câu 5. Vẻ đẹp quê hương được cảm nhận như thế nào qua cái nhìn của nhân vật
Nhĩ?
A. Vẻ đẹp trù phú, đầy màu sắc
B. Tươi trẻ, đầy sức sống
C. Vẻ đẹp non tơ, mỡ màng
D. Sự giàu có, trẻ trung
Câu 6. Khi Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông giúp mình, thái độ của nhân vật
thằng bé ra sao?
A. Hờ hững, thờ ơ.
B. Thờ ơ, lạnh lùng
C. Tự ái, lạnh lùng
D. Nhiệt tình, hào hứng
Câu 7. Trong đoạn trích trên, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện
như thế nào?
A. Nhĩ bị liệt toàn thân, nhưng vẫn muốn tập trung hết sức còn lại để nói ra cái
điều ham muốn cuối cùng của đời mình
B. Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ muốn đi ngắm cảnh đẹp
bình dị ấy, nhưng bị vợ và con trai ngăn cản
C. Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi, Nhĩ nhờ con trai sang sông, nhưng vì mải
chơi nên nó đã bỏ lỡ chuyến đò
D. Lúc còn trẻ Nhĩ đã đi đến rất nhiều nơi, Nhưng đến gần cuối đời anh bị liệt
toàn thân, không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác.
Câu 8. Ý nghĩa của tình huống truyện trong đoạn trích?
Câu 9. Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của
tác giả trong đoạn văn này.
Câu 10. Nhiều hình nh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy
tìm mt s hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tưng của chúng.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) từ thuyết phục người khác
từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6.0
1
C
0.5
2
A
0.5
3
B
0.5
4
D
0.5
5
A
0.5
6
A
0.5
7
D
0.5
8
Gợi ý
Ý nghĩa của tình huống truyện trong đoạn trích là: Cuộc đời con
người luôn ẩn chứa những điều nghịch lí, bất ngờ và trên đường đời, ta
luôn khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình.
1.0
9
Gợi ý
Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn
mở đầu truyện:
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, mà vẫn ánh lên vẻ bình d
của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi…
- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt gợi nhắc sự tàn úa
cũng như những giây phút cuối cùng của Nhĩ trong cuộc đời.
1.0
10
Gợi ý một số chi tiết mang tính biểu tượng và ý nghĩa của nó:
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời
sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng
những tảng đất lở ở bsông bên này đổ sụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc
gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã vào những
ngày cuối cùng
0.5
II. T LUN
a. M bài:
+ Gii thiệu: “Việc hôm nay ch để ngày mai” câu i ai trong chúng ta
cũng đã từng nghe bắt gặp ít nhất mt ln. Nội dung chính nhc nh mi
người thc hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh trì hoãn.
+ Nêu vấn đề: “Thói quen trì hoãn” rất cần được được chúng ta cùng xem xét,
bàn luận.
b. Thân bài:
- Khái niệm trì hoãn trong mọi vic là gì?
+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc chần ch,
chm tr trong gii quyết công vic dn đến mt rt nhiu thời gian để thể
hoàn thành mục tiêu đt ra ban đu.
+ Đây là một trong những thói quen không tốt.
- Biu hin của thói quen trì hoãn:
+ Trì hoãn công việc thể bắt đầu t nhng vic rt nh, t đôi ba phút lần
la hay t suy nghĩ “để mai làm cũng được”. Trên thực tế, rất ít người thể
nhn ra những mình đang trì hoãn công việc. Theo đó, bạn s người thói
quen trì hoãn công việc khi có một trong nhng biu hiện dưới đây:
+ Không thực hiện công việc đã đt ra theo l trình ban đu.
+ Sẵn sàng gác lại ng vic bi nhng th không liên quan như phim nh,
game,…
+ khả năng, điều kin thc hiện công việc ngay lp tức nhưng thoái thác,
chm tr.
+ Thường xuyên chậm deadline và có nhiều công việc tích tụ.
- Nguyên nhân dẫn đến vic trì hoãn:
+ Do bn chưa thực s tập trung hết mình với công việc: chưa ý thức sp
xếp, phân bố thi gian một cách hợp lý, làm việc cũng chậm chp l m
coi vic chm tr là việc bình thưng
+ Do xy ra nhng vic biến động ngoài ý muốn chính bạn không ng
trưc đưc thì s có th làm gián đon buc phi trì hoãn công vic
+ Do thói quen xấu khác (lười biếng, quyết tâm không cao, nuông chiu bn
thân quá mc, d b phân tâm bởi nhiu th khác ngoài công việc) khiến bn c
trì hoãn việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ ca việc khác, kế hoch khác
không thể hoàn thành các nhiệm v đúng thời hn
+ Do bn thy mình quá mệt mỏi, chán nản và không muốn thc hiện công việc
theo kế hoch.
+ Do bạn không biết bắt đầu công việc t đâu nhưng không tìm hướng gii
quyết.
+ Do bạn đã đánh giá sai về tính chất, thi gian cn thc hiện công việc.
+ thể do bạn quá ch quan, quá tự tin vào kh năng bản thân và lãng phí
thi gian.
+ Do bạn đó thói quen trì hoãn từ lâu nhưng không nhận ra và khc phc.
+ Do bn chu ảnh hưng t những ngưi xung quanh.
- Tác hại của thói quen trì hoãn: Trì hoãn ng việc mt lần th không sao
nhưng nhiều lần thì thể gây ảnh hưởng rt nhiều, trước bản thân bạn
sau là những người xung quanh.
+ Gây lãng phí thời gian: Th ởng tưng xem nếu bạn hoàn thành công việc
đúng thời hạn thì th làm thêm bao nhiêu công việc b ích nữa. Ngược li,
nếu luôn trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây
lãng phí thời gian mà còn bỏ l vô số vic quan trng cn thc hin.
+ Đánh mt nhiều hi: Đánh mất những hội quý báu cũng một trong
những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng
thời gian người khác đã hoàn thành công việc nâng cao kỹ ng, tích lũy
kinh nghiệm thì bạn mi khởi động. tất nhiên, khi h v đích bạn mới đi
được mt phn nh của hành trình.
+ Làm mất niềm tin sự tôn trọng t người khác: Sự sai lch v thi gian do
trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bn mất đi sự tôn trng của người khác. Nói
như vậy bởi không ai thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng
như chẳng th t thiết lp k lut với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để
được nim tin t người khác là điều ng khó. Do vậy, hãy trân trọng
đừng bao gi để mọi ngưi lo lng, e ngi mi khi giao cho bn bt k công
vic gì.
- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:
Để xóa tan được s trì hoãn, các bạn có thể thc hiện theo 7 bước dưi đây:
+ Bước 1: Nhn thc bản thân đang trì hoãn. Trưc hết, bn cn phi biết gc
r ca vấn đề ri mi x chúng. Mỗi nguyên nhân đều s cn một cách tiếp
cận giải quyết khác nhau. Vậy nên, bạn cn nhn thức được rằng mình đang
trì hoãn thì mới xóa tan được nó.
+ Bước 2: T chc lại công việc: Bạn nên chia nhỏ các đầu việc nnghiên
cu, to outline, thc hin chi tiết tng mục, tập trung riêng cho các tác
v đó. một kế hoch c th s giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân th deadline
sửa chữa sai sót khi cần thiết. Nếu bn cm thấy công việc nhàm chán, hãy
nhìn vào bức tranh tng th để thấy động lực làm việc.
+ Bước 3: Đặt mục tiêu: Thay vì mơ mộng v cái đích quá xa, bạn hãy đt cho
mình mục tiêu ngắn hn, kh thi vi từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công
vic ca bạn đỡ đáng s hơn đó.
+ Bước 4: Ngăn chặn yếu t gây xao nhãng: Bạn hãy sắp xếp không gian làm
vic tht gọn gàng, ngăn nắp, tt hết chuông điện thoại, báo thức, đến nhng
nơi yên tĩnh,…, bạn s làm vic hiu qu hơn rất nhiu.
+ ớc 5: Thưởng cho bản thân: Khi đã cố gắng làm vic, bạn đừng tiếc li
khen hay món quà cho bản thân mình. Bất k mục tiêu bạn đạt được là lớn hay
nhỏ, hãy để bản thân thư giãn một chút. Chng hn sau mi tiến trin tt trong
công việc, bạn hãy tự mua món đồ mình thích. Khi bạn quan tâm đến mình,
mi th s tốt đẹp và bạn s có đng lc đ c gắng hơn nữa.
+ Bước 6: Bn cần rèn luyện nhng thói quen để tránh được s trì hoãn: Thói
quen quản thời gian / Thói quen tuân th kế hoạch / Ghi chú & gch b / S
dụng quãng nghỉ ngn / Gii hn thi gian cho mỗi công việc
+ ớc 7: Đừng s tht bi: Bước cuối cùng, bạn hãy luôn nhìn vào những
điều tích cực, đừng s tht bi. Vic hc hỏi, đứng lên sau nhng vấp ngã cũng
một thành công. Thậm chí, giúp bn nhn ra bản thân hợp với cái gì.
Không mình quyết tâm không mang lại lợi ích nào cả. vậy, bn
đừng dung túng cho thói quen trì hoãn, hãy gạt nó đi và hành động ngay thôi!
c. Kết bài:
- Khẳng định li vấn đề: Trì hoãn một thói quen xấu cần được bn nhn
thức/xóa bỏ để phát trin, ci thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì
hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến vi thành công ca bn
- Rút ra bài hc cho bản thân: một người hc sinh, bn nên hiểu đúng về
thói quen trì hoãn trong mi vic, biết loi b nhng biu hin tiêu cực nói trên
để quản tốt thời gian hình nh bản thân; cố gng phấn đấu vươn lên để t
khẳng định những giá trị đích thực, bn vững… tuyên truyền giúp đỡ mi
người cùng làm theo.
| 1/10

Preview text:

PHÒNG GD&ĐT……..
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2022 - 2023
TRƯỜNG THPT …………
MÔN: NGỮ VĂN 10 SÁCH KNTTVCS
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau :
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống
hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã
vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
Ừ cũng chả phải, Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ, chính
vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi, cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng
với thứ ánh sáng loa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ sông Hồng
không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn.
Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi
bên kia sông, và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc
này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng
thau xen với màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở
của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái
đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ
bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra.
Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm
nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt ra ngoài cửa
sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn -
một màu tím thẫm như bóng tối…
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước mặt chị hiện ra một cái
bờ đất lở dốc đứng của bờ bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt
đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì. Chị đưa những ngón tay
gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín thinh.
- Có hề sao đâu…Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt anh, tiếng nói của anh
trong gian nhà này…
Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười, nhất định anh đi lại được.
- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.
Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống
gậy đi trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước
xuống một bậc… hoặc giá anh lại khỏe hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc.
- Ừ, tưởng gì… nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang…
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào mỏi anh sẽ gọi con.
Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và dặn dò con điều gì đó.
Liên hãm nước thuốc ở cái siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe
tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi Liên xuống thang, vẫn cái
tiếng bước chân rón rén quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những bậc gỗ mòn lõm.
Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng: - Tuấn, Tuấn à!
Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường đầu cầu thang, tay nhặt rau
muống, mắt cúi xuống một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy vào
trong tay vẫn cầm quyển sách dảy cộm gập đôi:
- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa… - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai. Nó là đứa thứ hai,
gần một năm nay vắng nhà, đi học tận trong một thành phố phía nam và vừa mới
trở về đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm sự bí mật gì đó trong cái
vẻ lúng túng. Anh ngước nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?
- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững: - Chưa…
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố… - Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái điều anh sắp nói ra
quá ư kì quặc - Con hãy qua đò đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi
ngồi xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về… [...]
(Trích Bến quê, Nguyễn Minh Châu, Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, NXB Văn học)
Lựa chọn đáp án đúng
Câu 1. Xác định ngôi kể của truyện. A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 2. Nhân vật Nhĩ quan sát bức tranh thiên nhiên từ điểm nhìn nào?
A. Khung cửa sổ trong căn phòng của mình.
B. Từ trên chiếc giường bệnh của mình
C. Khung của sổ trong phòng khách
D. Từ bộ ghế ngồi trong phòng của mình
Câu 3. Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả vào mùa nào? A. Mùa đông B. Mùa thu C. Mùa hè D. Mùa xuân
Câu 4. Sự kiện nào không xuất hiện trong đoạn trích?
A. Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông
B. Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên
C. Hỏi vợ hôm nay là ngày thứ mấy
D. Bảo đứa con gái đỡ mình ngồi dậy
Câu 5. Vẻ đẹp quê hương được cảm nhận như thế nào qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ?
A. Vẻ đẹp trù phú, đầy màu sắc
B. Tươi trẻ, đầy sức sống
C. Vẻ đẹp non tơ, mỡ màng
D. Sự giàu có, trẻ trung
Câu 6. Khi Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông giúp mình, thái độ của nhân vật thằng bé ra sao? A. Hờ hững, thờ ơ. B. Thờ ơ, lạnh lùng C. Tự ái, lạnh lùng D. Nhiệt tình, hào hứng
Câu 7. Trong đoạn trích trên, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng tình huống truyện như thế nào?
A. Nhĩ bị liệt toàn thân, nhưng vẫn muốn tập trung hết sức còn lại để nói ra cái
điều ham muốn cuối cùng của đời mình
B. Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ muốn đi ngắm cảnh đẹp
bình dị ấy, nhưng bị vợ và con trai ngăn cản
C. Khi phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi, Nhĩ nhờ con trai sang sông, nhưng vì mải
chơi nên nó đã bỏ lỡ chuyến đò
D. Lúc còn trẻ Nhĩ đã đi đến rất nhiều nơi, Nhưng đến gần cuối đời anh bị liệt
toàn thân, không thể đi lại, mọi sinh hoạt đều phải nhờ vào người khác.
Câu 8. Ý nghĩa của tình huống truyện trong đoạn trích?
Câu 9. Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của
tác giả trong đoạn văn này.
Câu 10. Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy
tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng.
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) từ thuyết phục người khác
từ bỏ thói quen trì hoãn trong mọi việc.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6.0 1 C 0.5 2 A 0.5 3 B 0.5 4 D 0.5 5 A 0.5 6 A 0.5 7 D 0.5 8 Gợi ý 1.0
Ý nghĩa của tình huống truyện trong đoạn trích là: Cuộc đời con
người luôn ẩn chứa những điều nghịch lí, bất ngờ và trên đường đời, ta
luôn khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. 9 Gợi ý 1.0
Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn mở đầu truyện:
- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi, quen thuộc, mà vẫn ánh lên vẻ bình dị
của một hàng cây, một con thuyền, dòng sông, bến đò, bãi bồi…
- Hình ảnh những bông hoa bằng lăng nhợt nhạt gợi nhắc sự tàn úa
cũng như những giây phút cuối cùng của Nhĩ trong cuộc đời. 10
Gợi ý một số chi tiết mang tính biểu tượng và ý nghĩa của nó: 0.5
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp của đời
sống bình dị, gần gũi, thân thuộc của quê hương xứ sở.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng
những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ sụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc
gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng II. TỰ LUẬN a. Mở bài:
+ Giới thiệu: “Việc hôm nay chớ để ngày mai” là câu nói ai trong chúng ta
cũng đã từng nghe và bắt gặp ít nhất một lần. Nội dung chính là nhắc nhở mỗi
người thực hiện công việc một cách nghiêm túc, tránh trì hoãn.
+ Nêu vấn đề: “Thói quen trì hoãn” rất cần được được chúng ta cùng xem xét, bàn luận. b. Thân bài:
- Khái niệm trì hoãn trong mọi việc là gì?
+ Trì hoãn: kéo dài, làm gián đoạn tiến độ. Trì hoãn công việc là chần chừ,
chậm trễ trong giải quyết công việc dẫn đến mất rất nhiều thời gian để có thể
hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu.
+ Đây là một trong những thói quen không tốt.
- Biểu hiện của thói quen trì hoãn:
+ Trì hoãn công việc có thể bắt đầu từ những việc rất nhỏ, từ đôi ba phút lần
lữa hay từ suy nghĩ “để mai làm cũng được”. Trên thực tế, rất ít người có thể
nhận ra những mình đang trì hoãn công việc. Theo đó, bạn sẽ là người có thói
quen trì hoãn công việc khi có một trong những biểu hiện dưới đây:
+ Không thực hiện công việc đã đặt ra theo lộ trình ban đầu.
+ Sẵn sàng gác lại công việc bởi những thứ không liên quan như phim ảnh, game,…
+ Có khả năng, điều kiện thực hiện công việc ngay lập tức nhưng thoái thác, chậm trễ.
+ Thường xuyên chậm deadline và có nhiều công việc tích tụ.
- Nguyên nhân dẫn đến việc trì hoãn:
+ Do bạn chưa thực sự tập trung và hết mình với công việc: chưa có ý thức sắp
xếp, phân bố thời gian một cách hợp lý, làm việc gì cũng chậm chạp lề mề và
coi việc chậm trễ là việc bình thường
+ Do xảy ra những việc biến động ngoài ý muốn mà chính bạn không lường
trước được thì sẽ có thể làm gián đoạn buộc phải trì hoãn công việc
+ Do thói quen xấu khác (lười biếng, quyết tâm không cao, nuông chiều bản
thân quá mức, dễ bị phân tâm bởi nhiều thứ khác ngoài công việc) khiến bạn cứ
trì hoãn việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của việc khác, kế hoạch khác và
không thể hoàn thành các nhiệm vụ đúng thời hạn
+ Do bạn thấy mình quá mệt mỏi, chán nản và không muốn thực hiện công việc theo kế hoạch.
+ Do bạn không biết bắt đầu công việc từ đâu nhưng không tìm hướng giải quyết.
+ Do bạn đã đánh giá sai về tính chất, thời gian cần thực hiện công việc.
+ Có thể do bạn quá chủ quan, quá tự tin vào khả năng bản thân và lãng phí thời gian.
+ Do bạn đó thói quen trì hoãn từ lâu nhưng không nhận ra và khắc phục.
+ Do bạn chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh.
- Tác hại của thói quen trì hoãn: Trì hoãn công việc một lần có thể không sao
nhưng nhiều lần thì có thể gây ảnh hưởng rất nhiều, trước là bản thân bạn và
sau là những người xung quanh.
+ Gây lãng phí thời gian: Thử tưởng tượng xem nếu bạn hoàn thành công việc
đúng thời hạn thì có thể làm thêm bao nhiêu công việc bổ ích nữa. Ngược lại,
nếu luôn ở trong tình trạng “nước đến chân mới nhảy” thì bạn không chỉ gây
lãng phí thời gian mà còn bỏ lỡ vô số việc quan trọng cần thực hiện.
+ Đánh mất nhiều cơ hội: Đánh mất những cơ hội quý báu cũng là một trong
những tác hại của thói quen trì hoãn công việc gây ra. Theo đó, trong khoảng
thời gian người khác đã hoàn thành công việc và nâng cao kỹ năng, tích lũy
kinh nghiệm thì bạn mới khởi động. Và tất nhiên, khi họ về đích bạn mới đi
được một phần nhỏ của hành trình.
+ Làm mất niềm tin và sự tôn trọng từ người khác: Sự sai lệch về thời gian do
trì hoãn công việc cũng sẽ khiến bạn mất đi sự tôn trọng của người khác. Nói
như vậy bởi không ai có thể cảm thông cho một người không tôn trọng cũng
như chẳng thể tự thiết lập kỷ luật với chính bản thân mình. Trong cuộc sống, để
có được niềm tin từ người khác là điều vô cùng khó. Do vậy, hãy trân trọng và
đừng bao giờ để mọi người lo lắng, e ngại mỗi khi giao cho bạn bất kỳ công việc gì.
- Giải pháp khắc phục thói quen trì hoãn:
Để xóa tan được sự trì hoãn, các bạn có thể thực hiện theo 7 bước dưới đây:
+ Bước 1: Nhận thức bản thân đang trì hoãn. Trước hết, bạn cần phải biết gốc
rễ của vấn đề rồi mới xử lý chúng. Mỗi nguyên nhân đều sẽ cần một cách tiếp
cận và giải quyết khác nhau. Vậy nên, bạn cần nhận thức được rằng mình đang
trì hoãn thì mới xóa tan được nó.
+ Bước 2: Tổ chức lại công việc: Bạn nên chia nhỏ các đầu việc như nghiên
cứu, tạo outline, thực hiện chi tiết từng mục,… và tập trung riêng cho các tác
vụ đó. Có một kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn theo dõi tiến độ, tuân thủ deadline
và sửa chữa sai sót khi cần thiết. Nếu bạn cảm thấy công việc nhàm chán, hãy
nhìn vào bức tranh tổng thể để thấy động lực làm việc.
+ Bước 3: Đặt mục tiêu: Thay vì mơ mộng về cái đích quá xa, bạn hãy đặt cho
mình mục tiêu ngắn hạn, khả thi với từng giai đoạn. Điều này sẽ khiến công
việc của bạn đỡ đáng sợ hơn đó.
+ Bước 4: Ngăn chặn yếu tố gây xao nhãng: Bạn hãy sắp xếp không gian làm
việc thật gọn gàng, ngăn nắp, tắt hết chuông điện thoại, báo thức, đến những
nơi yên tĩnh,…, bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
+ Bước 5: Thưởng cho bản thân: Khi đã cố gắng làm việc, bạn đừng tiếc lời
khen hay món quà cho bản thân mình. Bất kể mục tiêu bạn đạt được là lớn hay
nhỏ, hãy để bản thân thư giãn một chút. Chẳng hạn sau mỗi tiến triển tốt trong
công việc, bạn hãy tự mua món đồ mình thích. Khi bạn quan tâm đến mình,
mọi thứ sẽ tốt đẹp và bạn sẽ có động lực để cố gắng hơn nữa.
+ Bước 6: Bạn cần rèn luyện những thói quen để tránh được sự trì hoãn: Thói
quen quản lý thời gian / Thói quen tuân thủ kế hoạch / Ghi chú & gạch bỏ / Sử
dụng quãng nghỉ ngắn / Giới hạn thời gian cho mỗi công việc
+ Bước 7: Đừng sợ thất bại: Bước cuối cùng, bạn hãy luôn nhìn vào những
điều tích cực, đừng sợ thất bại. Việc học hỏi, đứng lên sau những vấp ngã cũng
là một thành công. Thậm chí, nó giúp bạn nhận ra bản thân hợp với cái gì.
Không có gì mình quyết tâm mà không mang lại lợi ích nào cả. Vì vậy, bạn
đừng dung túng cho thói quen trì hoãn, hãy gạt nó đi và hành động ngay thôi! c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề: Trì hoãn là một thói quen xấu và cần được bạn nhận
thức/xóa bỏ để phát triển, cải thiện hay thay đổi bản thân. Đừng để thói quen trì
hoãn trở thành vật cản con đường của hành trình đến với thành công của bạn
- Rút ra bài học cho bản thân: Là một người học sinh, bạn nên hiểu đúng về
thói quen trì hoãn trong mọi việc, biết loại bỏ những biểu hiện tiêu cực nói trên
để quản lí tốt thời gian và hình ảnh bản thân; cố gắng phấn đấu vươn lên để tự
khẳng định những giá trị đích thực, bền vững… và tuyên truyền giúp đỡ mọi người cùng làm theo.