Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo | Đề 2
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo gồm 4 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.
Chủ đề: Đề HK2 Ngữ Văn 6
Môn: Ngữ Văn 6
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GD & ĐT…..
MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS………
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN. LỚP: 6 - THỜI GIAN: 90 PHÚT Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Chủ đề/Bài
1. Văn bản đọc Số câu 1 1 2 (ngoài chương Số điểm 0,5 0,5 1 trình) 2. Giải nghĩa từ Số câu 1 1 Số điểm 0,5 0,5 3.Dấu phẩy Số câu 1 1 Số điểm 0,5 0,5 4. Trạng ngữ Số câu 1 1 Số điểm 0,25 0,25 5. Biện pháp tu từ Số câu 1 1 Số điểm 0,75 0,75 6.Văn nghị luận Số câu 1 1 Số điểm 2 2 7. Văn tự sự Số câu 1 1 Số điểm 5 5 Tổng số câu 3 3 1 1 8 Tổng số điểm 1,25 1,75 2 5 10 Tỉ lệ 12,5% 17,5% 20% 50% 100% PHÒNG GD & ĐT…….
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS ………
NĂM HỌC: 2022 – 2023
MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6 – THỜI GIAN: 90 PHÚT TT Chủ đề/Bài Mức độ nhận thức
Số câu hỏi theo mức độ Tổng nhận thức NB TH VD VDC
1 Văn bản đọc Nhận biết: 1 1 2 (ngoài
Nhận biết được ngôi kể và phương thức
chương trình) biểu đạt chính của đoạn trích Thông hiểu:
Hiểu và trình bày được nội dung chính
của một văn bản đã cho.
2 Giải nghĩa từ, Thông hiểu: 1 1
- Hiểu và giải được nghĩa của từ.
- Đặt được câu với nghĩa phù hợp 3 Dấu phẩy Nhận biết: 1 1
Nhận biết được công dụng dấu phẩy trong câu văn. 4 Trạng ngữ Nhận biết: 1 1
Nhận biết được trạng ngữ trong câu văn.
5 Biện pháp tu Thông hiểu: 1 1 từ
Hiểu và trình bày được tên, tác dụng của
biện pháp tu từ trong câu . 6 Văn nghị Vận dụng: 1 1 luận
Viết được đoạn văn thể hiện quan điểm
của mình về một vấn đề xã hội (nghị luận
xã hội) được đặt ra. 7 Văn tự sự Vận dụng cao: 1 1
Xác định được kiểu bài tự sự; sử dụng
ngôi kể thứ nhất; trải nghiệm có ý nghĩa
với bản thân; sắp xếp ý và tạo được sự
liên kết câu, đoạn . Diễn đạt sáng tạo,
giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng để kể
hấp dẫn, lôi cuốn; viết được bài văn tự sự đảm bảo bố cục. Tổng số câu 3 3 1 1 8 Tổng số điểm 1,25 1,75 2 5 10 Tỉ lệ 12,5% 17,5% 20% 50% 100% PHÒNG GD & ĐT………
ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KÌ II
TRƯỜNG THCS……….
NĂM HỌC: 2022 – 2023. MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6
THỜI GIAN: 90 PHÚT (Không kể phát đề)
PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
Trời mưa, rô mẹ dặn rô con:
- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy
xuống hồ, Rô Ron bảo bạn:
- Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé! Cá Cờ vẫy đuôi nói:
- Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.
- Thế thì cậu hãy xem tớ đây này!
Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên bờ.
(Trích Cá Rô Ron không vâng lời mẹ)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo ngôi thứ mấy? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì ?
Câu 3 (0,5 điểm). Tác dụng của dấu phẩy trong câu: Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà,
chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Câu 4 (0,5 điểm). Em hãy giải thích nghĩa của từ lạc đường . Đặt một câu với từ trong nghĩa đó.
Câu 5 (0,75 điểm). Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Câu 6 (0,25 điểm). Tìm trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ, Rô Ron bảo bạn.
PHẦN II. VIẾT (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Tục ngữ Việt Nam có câu:
Cá không ăn muối cá ươn.
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
Từ câu tục ngữ trên em hãy viết một đoạn văn (150-200 chữ) nêu quan điểm của em về vấn đề: vâng lời cha mẹ.
Câu 2 (5,0 điểm). Em hãy kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ.
---------------------------------HẾT-----------------------------
……., ngày 15 tháng 04 năm 2022
Kí duyệt của Hiệu trưởng Kí duyệt cuả Tổ chuyên môn Người ra đề PHÒNG GD & ĐT…….
TRƯỜNG THCS…………
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT
KIỂM TRA HỌC KỲ II/NĂM HỌC: 2022 – 2023
Môn: Ngữ văn – Lớp: 6/Thời gian: 90 phút ĐỀ 1: PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. ĐỌC-HIỂU 3.0 1
- Đoạn trích trên được viết theo ngôi thứ : Ba 0.25
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Tự sự 0.25 2
Nội dung chính của đoạn trích : Trời mưa, mẹ dặn Rô ở nhà nhưng Rô đã 0.5
không vâng lời mẹ. 3.
Tác dụng của dấu phẩy trong câu: Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở 0.5
gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!: Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau. 4
- Giải thích từ “lạc đường”: không đúng đường phải đi (hoặc không thỏa ý 0,25 nguyện).
- Học sinh đặt câu: Tùy theo câu học sinh đặt miễn phù hợp 0,25
Ví dụ : Nghĩa thứ nhất: Cô ấy lạc đường về nhà.
Nghĩa thứ hai: Vì không nghe cha mẹ nên cô ấy đã lầm lỡ, lạc đường. 5
Học sinh xác định được:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: nhân hóa. 0,25
- Tác dụng: Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người; làm 0,5
cho việc kể chuyện trở nên hấp dẫn, việc miêu tả trở nên sinh động. 6
Trạng ngữ trong câu: Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ. 0,25 II VIẾT 7.0 1
Viết đoạn văn ngắn (từ 150 đến 200 chữ ) trình bày quan điểm về vấn đề : 2.0
Vâng lời cha mẹ
a/ Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Đoạn văn hoàn chỉnh viết 0,25
theo phương thức nghị luận. Có thể trình bày theo các cách khác nhau.
b/ Xác định đúng yêu cầu nghị luận: vâng lời cha mẹ 0,25
c/ Triển khai đoạn văn: HS trình bày suy nghĩ, cần đáp ứng những ý cơ 1,0 bản sau:
- Luận điểm (quan điểm): Đồng ý với câu tục ngữ: - Lí lẽ:
+ Cha mẹ là người sinh thành ra chúng ta nên lúc nào cũng yêu thương con cái vô điều kiện.
+ Cha mẹ rất yêu thương con nên luôn muốn con đạt được những điểu tốt
đẹp, chỉ dạy con những điều đúng đắn.
+ Cha mẹ là người đi trước có nhiều kinh nghiệm sống, biết được đúng sai,
biết được việc nên làm, việc phải tránh.
+ Thực tế nhiều bạn cãi lời cha mẹ, phớt lờ lời khuyên của cha mẹ (như cá
không ăn muối) mà phải nhận những thất bại cay đắng.
+ Nếu con cái để ngoài tai những lời của cha mẹ thì mãi mãi vẫn không thể
trưởng thành, không tiến bộ và nên người được, ngược lại còn khiến mình
trở thành người con bất hiếu, vô giáo dục.
+ Chính vì vậy, người con phải biết lắng nghe và tiếp thu sự chỉ bảo của cha
mẹ một cách chọn lọc.
d/ Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25
e/ Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng để bày tỏ 0,25
quan điểm hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục 2.
Viết bài văn kể lại trải nghiệm về một buổi lao động đáng nhớ. 5.0 A . Yêu cầu chung: I. Hình thức:
- Một bài văn hoàn chỉnh viết theo phương thức biểu đạt chính là tự sự, kết
hợp với các phương thức biểu đạt khác: miêu tả, biểu cảm,…
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” trong suốt bài văn
II. Nội dung: Trải nghiệm về buổi lao động đáng nhớ.
B . Yêu cầu cụ thể: học sinh lần lượt triển khai theo các ý sau:
- Dẫn dắt, giới thiệu trải nghiệm về buổi lao động khiến em nhớ mãi.
- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
+ Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm.
+ Không gian xảy ra trải nghiệm.
+ Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai?
- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
+ Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào?
+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn
đến việc em có một trải nghiệm khó quên? Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
- Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế
nào? Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em. C. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài viết có bố cục hoàn chỉnh, đầy đủ các ý nêu trên , nắm vững
phương pháp làm bài văn tự sự, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc, kết hợp tốt
các phương thức biểu đạt. Mắc vài lỗi không đáng kể
- Điểm 4- 3 : Kể được trải nghiệm nhưng chưa đảm bảo các ý, còn đôi chỗ
lủng củng trong cách diễn đạt. Mắc khoảng 5 lỗi các loại.
- Điểm 2: Kể được trải nghiệm nhưng thiếu nhiều ý , chưa nêu được bài học
và còn lủng củng trong cách diễn đạt. Mắc khoảng 7 lỗi các loại.
- Điểm 1: Bài viết sơ sài, không hoàn chỉnh, sai về phương thức biểu đạt chính. Mắc nhiều lỗi .
- Điểm 0: Bài bỏ giấy trắng hoặc viết một vài câu không có giá trị nội dung
(Điểm được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số)