Đề thi học kì 2 Ngữ Văn 7 - Đề 9 | Cánh diều năm 2024
Gửi tới các bạn 10 Đề thi học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đầy đủ đáp án và ma trận. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em học sinh ôn luyện mà còn là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 10 đề trong file tải.
Preview text:
PHÒNG GD- ĐT ………..
TRƯỜNG THCS ……………….
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN, LỚP 7
Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT năng Nhận biết
Thông hiểu Vận dụng vị kiến cao điểm thức
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện hiểu ngắn 4 0 4 1 0 2 0 60 2 Viết Viết văn bản nghị luận về một vấn 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 40 đề trong đời sống. Tổng 20 5 20 15 0 30 0 10 Tỉ lệ % 25 35% 30% 10% 100 Tỉ lệ chung 60% 40%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT
Số câu hỏi theo mức độ nhận Chươn Nội dung/Đơn thức TT g/
Mức độ đánh giá Thông Vận vị kiến Nhận Vận Chủ đề hiểu dụng thức biết dụng cao 1. Đọc Truyện Nhận biết: hiểu ngắn
- Nhận biết được đề tài, chi
tiết tiêu biểu trong văn bản.
- Nhận biết được ngôi kể,
đặc điểm của lời kể trong
truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.
- Nhận biết được tình huống,
cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.
- Xác định được phó từ,
thành phần trạng ngữ trong
câu (mở rộng bằng cụm từ), công dụ 4TN ng dấu gạch ngang 4 TN 2TL Thông hiể 1TL u:
- Nêu được chủ đề, thông
điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Hiểu và nêu được tình cảm,
cảm xúc, thái độ của người
kể chuyện thông qua ngôn
ngữ, giọng điệu kể và cách kể. Vận dụng:
- Thể hiện được thái độ đồng
tình / không đồng tình / đồng
tình một phần với những vấn
đề đặt ra trong tác phẩm. 2 Viết Viết
bài Nhận biết: Nhận biết được
văn nghị yêu cầu của đề về kiểu văn luận
bản, về vấn đề nghị luận.
Thông hiểu: Viết đúng về 1TL*
nội dung, về hình thức (Từ
ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản…) Vận dụng:
Viết được một bài văn nghị
luận về một vấn đề trong
cuộc sống. Lập luận mạch
lạc, biết kết hợp giữa lí lẽ và
dẫn chứng để làm rõ vấn đề
nghị luận; ngôn ngữ trong
sáng, giản dị; thể hiện được
cảm xúc của bản thân trước
vấn đề cần bàn luận. Vận dụng cao:
Có sự sáng tạo về dùng từ,
diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn
chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. Tổng 4 TN 4TN 2 TL 1 TL 1TL Tỉ lệ % 20 40 30 10 Tỉ lệ chung 60 40
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
BÀN TAY YÊU THƯƠNG
Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì
làm cho em thích nhất trong đời.
Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những
món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một
bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.
Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán
"Đó là bàn tay của bác nông dân". -
Một em khác cự lại: "Bàn tay thon thả -
thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:
"Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ - !".
Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt
Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như
những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra
rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas
bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.
(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 2. Ngôi kể của văn bản? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba D. Lời kể của cô giáo
Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào?
A. Một em phán đoán:
- "Đó là bàn tay của bác nông dân".
B. Một em khác cự lại:
- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".
C. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:
- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".
D. Cô giáo ngẩn ngơ.
Câu 4: Vì sao cô giáo lại ngẩn ngơ trước câu trả lời của Douglas ?
A. Cô không hiểu vì sao Douglas lại có suy nghĩ như vậy.
B. Cô vui vì Douglas vẽ bàn tay của mình
C. Vì Douglas là học sinh khuyết tật nhưng vẽ rất đẹp.
D. Vì Douglas cảm nhận đựợc sự chân thành của cô dành cho học sinh
Câu 5: Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: “Trong một tiết dạy vẽ, có
giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.”
A. Trong một tiết dạy vẽ B. Có giáo viên bảo
C. Các em học sinh vẽ điều gì
D. Em thích nhất trong đời
Câu 6: Câu nào mở rộng thành phần ?
A. “Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này.”
B. “Giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.” C. “Một em phán đoán.
D. “Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas”
Câu 7: Tìm phó từ trong câu văn sau ? “ Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả” A. Đợi B. Hỏi C. Xôn xao D. Mới
Câu 8: Công dụng của dấu gạch ngang trong câu sau: “ Một em phán đoán
- Đó là bàn tay của bác nông dân".
A. Đánh dấu bộ phận chú thích. B. Để liệt kê.
C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
D. Nối các từ trong một liên danh
Câu 9: Thông điệp của văn bản trên là gì?
Câu 10: Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Sống trải nghiệm là lối sống rất cần thiết cho giới trẻ hôm nay”.
Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên? Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn: Ngữ văn lớp 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 B 0,5 3 C 0,5 4 D 0,5 5 A 0,5 6 B 0,5 7 D 0,5 8 C 0,5
9 - HS nêu được từ 2 thông điệp cho điểm tối đa, nêu được 1 1,0 thông điểm cho 0,5đ
+ Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt
nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn.
+ Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành,
không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn,
mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. ………
10 - Học sinh nêu được điều mình muốn vẽ 0,25
- Lý giải hợp lý thuyết phục 0,75
- Lý giải hợp lý nhưng chưa thyết phục 0,5
- Lý giải không hợp lý không cho điểm II VIẾT 4,0
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0,25
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. 0,25
Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trải nghiệm là
sự cần thiết cho giới trẻ hôm nay.
c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận 0,5
HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 2.5
- Giải thích được khái niệm trải nghiệm là gì? (Là tự mình trải
qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm, tích lũy được nhiều
kiến thức và vốn sống)
- Bình luận và chứng minh về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết
của trải nghiệm đối với cuộc sống của con người đặc biệt là
tuổi trẻ. (Hiểu biết, kinh nghiệm, có cách nghĩ, cách sống tích
cực, biết yêu thương, quan tâm chia sẻ.... Trải nghiệm giúp
bản thân khám phá ra chính mình để có quyết định đúng đắn,
sáng suốt...; Giúp con người sáng tạo, biết cách vượt qua khó
khăn, có bản lĩnh, nghị lực...(dẫn chứng) ).
- Chỉ ra những tác hại của lối sống thụ động, ỷ lại, nhàm chán,
vô ích, đắm chìm trong thế giới ảo (game), các tệ nạn...
- Bài học rút ra: Vai trò to lớn, cần thiết, có lối sống tích cực,
có trải nghiệm để bản thân trưởng thành, sống đẹp...
- Đánh giá, khẳng định tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí 0,25
lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục.