Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 27 năm 2022-2023 | Cánh Diều
Tài liệu được tổng hợp các đề thi bao gồm các bài tập bám sát chương trình SGK được thiết kế từ dễ đến khó giúp các em ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức cùng đáp án chi tiết giúp bố mẹ, thầy cô dễ dàng hướng dẫn các em, chuẩn bị cho bài kiểm tra đạt kết quả cao.
Chủ đề: Đề HK2 Tiếng việt 2
Môn: Tiếng Việt 2
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề thi Tiếng Việt lớp 2 học kì 2 sách Cánh Diều
1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Bài kiểm tra đọc Mức 1 Mức 2 Mức 3 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL Số câu 01 01 01 04 Kiến 1 Câu số 6, 8 7 9 thức Số điểm 0,5 0,5 1 3 Số câu 04 01 05 Đọc 2 hiểu Câu số 1, 2, 3, 4 5 văn bản Số điểm 2 1 3 Tổng số câu 04 02 01 1 01 9 Tổng số điểm 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 6,0 Bài kiểm tra viết Mức 1 Mức 2 Mức 3 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL Số câu 1 1 1 Bài viết 1 Câu số 1 Số điểm 4 4 Số câu 1 1 2 Bài viết 2 Câu số 2 Số điểm 6 6 Tổng số câu 1 1 2 Tổng số điểm 4 6 10
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 UBND HUYỆN .....
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH ..........
NĂM HỌC: 2021 - 2022
Môn : TIẾNG VIỆT - LỚP 2
KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm):
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm):
Đọc thầm đoạn văn và hoàn thành các bài tập sau:
I. Đọc thầm văn bản sau: HƯƠU CAO CỔ
1. Không con vật nào trên Trái Đất thời nay có thể sánh bằng với hươu cao cổ về chiều cao. Chú
hươu cao nhất cao tới gần … 6 mét, tức là chú ta có thể ngó được vào cửa sổ tầng hai của một ngôi nhà.
2. Chiếc cổ dài của hươu cao cổ giúp hươu với tới những cành lá trên cao và dễ dàng phát hiện kẻ
thù. Nó chỉ bất tiện khi hươu cúi xuống thấp. Khi đó, hươu cao cổ phải xoạc hai chân trước thật
rộng mới cúi được đầu xuống vũng nước để uống.
3. Hươu cao cổ không bao giờ tranh giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào. Trên đồng cỏ,
hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
Theo sách Bí ẩn thế giới loài vật
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Hươu cao cổ cao như thế nào? A. Rất cao B. Cao bằng ngôi nhà C. Cao 16m
D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ tầng 2 của một ngôi nhà.
Câu 2. Hươu cao cổ sống với các loài vật khác như thế nào? A. Sống theo đàn
B. Luôn tranh chấp với các loài vật khác C. Sống một mình
D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ chúng giành thức ăn hay
nơi ở với bất kì loài vật nào
Câu 3. Trong bài, tác giả có nhắc tới hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật nào?
A. Tất cả các loài động vật ăn cỏ, ăn thịt
B. Chỉ sống hòa bình với hổ, cáo
C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, đà điểu, ngựa vằn,...
D. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài như chim, ngựa, bò tót
Câu 4. Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao?
……………………………………………………………………………………
Câu 5. Tô màu vào ô chứa từ ngữ thiên nhiên. biển xe máy Trời tủ lạnh túi ni-lông rừng dòng sông
Câu 6. Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm.
b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.
c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh.
Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu viết lại:
Đàn trâu thung thăng giữa cánh đồng gặm cỏ.
……………………………………………………………………………………… Câu 8.
Trong bài “HƯƠU CAO CỔ” có sử dụng câu hỏi hay không? Vì sao? II. Phần viết 1. Chính tả: Con sóc
Trong hốc cây có một chú sóc. Sóc có bộ lông màu xám nhưng dưới bụng lại đỏ hung, chóp đuôi
cũng đỏ. Đuôi sóc xù như cái chổi và hai mắt tinh anh. Sóc không đứng yên lúc nào, thoắt trèo, thoắt nhảy. Theo Ngô Quân Miện Bài tập chính tả a. Điền vần
Điền vần at hoặc ac và thêm dấu thanh phù hợp::
thơm ng……. bãi r…… cồn c…… lười nh….. b. Điền âm x hay s xuất …ắc …. ung quanh 2. Tập làm văn:
Kể lại một lần em được đi chơi ở một nơi có cảnh đẹp Bài làm tham khảo
Cuối tuần trước, cả nhà em đã cùng nhau đi du lịch tại Hà Giang. Nơi đó đã làm em và mọi người
trầm trồ với vẻ đẹp hoang sơ của mình. Hà Giang có những ngọn núi cao trập trùng ẩn mình trong
mây núi. Có những ruộng hoa, những cánh đồng xanh mướt mắt. Vẻ đẹp mộc mạc và hùng vĩ ấy
khiến em chưa muốn về mà cứ muốn được nán lại thêm chút nữa.
3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (4 điểm): Nội dung đánh giá Biểu điểm
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm. 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (Cứ sai từ tiếng thứ 6 trừ 1 điểm
mỗi tiếng 0,5đ; ngắt nghỉ sai 4 chỗ trừ 1 điểm.)
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc. 1 điểm
Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu; mức độ đạt được của học sinh theo từng phần mà giáo viên
ghi điểm sao cho phù hợp.
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (6 điểm): Nội dung Điểm
Câu 1: D. Con hươu cao cổ cao nhất cao đến 6m, tức là có thể ngó được vào cửa sổ 0,5 điểm
tầng 2 của một ngôi nhà.
Câu 2: D. Hươu cao cổ sống hòa bình với các loài vật ăn cỏ khác, không bao giờ 0,5 điểm
chúng giành thức ăn hay nơi ở với bất kì loài vật nào
Câu 3: C. Hươu cao cổ sống hoà bình với nhiều loài vật ăn cỏ khác như linh dương, 0,5 điểm
đà điểu, ngựa vằn,...
Câu 4: Em có muốn trở thành một người nông dân không? vì sao? 0,5 điểm
Tùy HS trả lời muốn hay không muốn và có lời giải thích phù hợp. biển xe máy Trời túi ni-lông rừng dòng sông 1 điểm Câu 5: Câu 6: 0,5 điểm
a) Đại bàng chao lượn trên nền trời xanh thẳm. 1 điểm
b) Trên mặt hồ, bầy thiên nga trắng muốt đang bơi lội.
c) Ven hồ, những con chim kơ-púc hót lên lanh lảnh. Câu 7:
Giữa cánh đồng, đàn trâu thung thăng gặm cỏ.
Đàn trâu thung thăng gặm cỏ giữa cánh đồng.
Đàn trâu gặm cỏ thung thăng giữa cánh đồng.
Câu 8: Trong bài không có câu hỏi. Vì nếu có câu hỏi trong bài thì kết thúc câu có 0,5điểm
phải dấu chấm hỏi.
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ GHI ĐIỂM
1. Chính tả: (4 điểm) Không cho điểm không phần này
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp. (0,5 điểm)
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi). (2,5 điểm)
(Mắc 6 lỗi (1,25 điểm). Từ lỗi thứ 7 mỗi lỗi trừ 0,25 điểm, nghĩa là: 7 lỗi (1 điểm); 8 lỗi (0,75 điểm); 9 lỗi (0,5).....)
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.
- Bài tập chính tả (1 điểm): Điền đúng 1 âm, vần được (0,25 điểm)
2. Tập làm văn: (6 điểm) *Nội dung (ý): 3 điểm
- HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đề bài. * Kĩ năng: 3 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm
- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm
- Điểm tối đa cho phần sáng tạo : 1 điểm
* Tùy theo mức độ sai sót so với yêu cầu mà giáo viên ghi điểm sao cho phù hợp.