-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi học kỳ 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 6 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 22: Hành động nào sau đây KHÔNG nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con? Câu 23: M và C là hai chị em sinh đôi. Tuy M là chị nhưng thường xuyên tranh giành với C và không chịu làm việc nhà. Theo em, hành động của M sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình? Câu 24: Hoạt động nào KHÔNG thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Đề HK1 HĐTN 6 21 tài liệu
Hoạt động trải nghiệm 6 262 tài liệu
Đề thi học kỳ 1 môn Hoạt động trải nghiệm lớp 6 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Chân trời sáng tạo
Câu 22: Hành động nào sau đây KHÔNG nên làm khi người lớn trong gia đình tranh luận về vấn đề giáo dục con? Câu 23: M và C là hai chị em sinh đôi. Tuy M là chị nhưng thường xuyên tranh giành với C và không chịu làm việc nhà. Theo em, hành động của M sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình? Câu 24: Hoạt động nào KHÔNG thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK1 HĐTN 6 21 tài liệu
Môn: Hoạt động trải nghiệm 6 262 tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hoạt động trải nghiệm 6
Preview text:
Trường THCS……. MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Môn : HĐ TNHN - Khối: 6
Thời gian làm bài: 45 phút. I. MA TRẬN ĐỀ
1. Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra học kì I – tuần 16.
2. Thời gian làm bài: 45 phút.
3. Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 60% trắc nghiệm, 40% tự luận). 4. Cấu trúc:
- Mức độ đề: 35% Nhận biết; 40% Thông hiểu; 25% Vận dụng.
- Phần trắc nghiệm: 6,0 điểm, (gồm 24 câu hỏi: nhận biết: 14 câu, thông hiểu: 8 câu, vận dụng: 2 câu), mỗi câu 0,25 điểm.
- Phần tự luận: 4,0 điểm (Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm).
5. Chi tiết khung ma trận: * Lưu ý:
- Nội dung nửa đầu học kì I: 30% (3,0 điểm)
- Nội dung nửa sau học kì I: 70% (7,0 điểm) Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1: Khám phá lứa tuổi và môi trường 4 2 6 1,5 học tập mới. 2: Chăm sóc cuộc 4 2 6 1,5 sống cá nhân. 3: Xây dựng tình 3 1 2 1 1 6 3,5 bạn, tình thầy trò. 4: Nuôi dưỡng quan 3 2 1 1 1 6 3,5 hệ gia đình Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm số Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số câu 14 1 8 1 2 2 24 10 Điểm số 3,5 2 2 2 0,5 4 6
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Tiết: 47 - Môn: HĐ TNHN - khối 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm).
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất, sau đó ghi đáp án vào bài kiểm tra theo từng câu.
Câu 1: Đâu là tính cách tạo nên sự thuận lợi khi học tập ở môi trường mới? A. Chậm chạp. B. Lầm lì, ít nói. C. Vui vẻ, hoà đồng.
D. Khó tính, hay cáu gắt.
Câu 2: Ở môi trường học mới chúng ta cần phải
A. không nên giao tiếp với bạn bè bè mới.
B. luôn thân thiện với bạn bè và thầy cô.
C. chơi một mình không cần chào hỏi thầy cô giáo.
D. không tham gia hoạt động cùng bạn bè.
Câu 3: Những điểm khác biệt cơ bản khi học trung học cơ sở với tiểu học là gì?
A. Nhiều môn học hơn, nhiều hoạt động giáo dục diễn ra ở trường.
B. Nhiều giáo viên dạy hơn.
C. Phương pháp học tập đa dạng hơn, kiến thức đa dạng hơn.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 4: Tại sao thái độ, cảm xúc tiêu cực của bản thân sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh?
A. Khi tức giận, ta có thể nói những lời nói khó nghe, dễ gây hiểu nhầm với người khác.
B. Có thể làm ra những hành động ngoài ý muốn.
C. Đem đến cho mọi người những cảm xúc tiêu cực giống mình.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5: Đâu là biểu hiện của một người tự tin?
A. Có kiến thức và hiểu biết.
B. Hiểu được tầm quan trọng và giá trị của bản thân.
C. Tin tưởng vào khả năng và kết quả đạt được.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 6: Đâu là việc làm phù hợp để điều chỉnh cảm xúc, thái độ tiêu cực của bản thân?
A. Tìm một chỗ thật kín đáo để trốn.
B. Nói thật nhiều khi đang bực tức.
C. Mở lòng chia sẻ khi bản thân đã đủ bình tĩnh.
D. Giữ những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực trong đầu.
Câu 7: Một chế độ sinh hoạt khoẻ mạnh không thể thiếu điều nào sau đây? A. Ăn theo sở thích.
B. Chỉ nghỉ ngơi khi nào cảm thấy thực sự mệt mỏi.
C. Tập thể dục hàng ngày.
D. Có thể ngủ muộn, dậy muộn, miễn là đảm bảo đủ 8 tiếng một ngày.
Câu 8: Tư thế đi đúng là A. đi thẳng người.
B. nhìn thẳng, đi thẳng người, không gù lưng.
C. đi với tư thế thoải mái nhất là được.
D. cả A và C đều đúng.
Câu 9: Tại sao phải vệ sinh cá nhân hàng ngày?
A. Giúp duy trì một sức khoẻ tốt.
B. Tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.
C. Là một trong những cách phòng tránh bệnh tật an toàn, ít tốn kém nhất.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Việc giữ gìn góc học tập ngăn nắp, gọn gàng KHÔNG được thể hiện qua
những hành động nào?
A. Để nguyên sách vở trên bàn để mai học tiếp.
B. Sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập đúng nơi quy định
C. Dọn rác sau khi học tập xong.
D. Lau dọn, vệ sinh góc học tập hàng ngày.
Câu 11: Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày thì được coi là ngủ đủ giấc?
A. 5-6 tiếng buổi tối, 1 tiếng buổi trưa.
B. 7-8 tiếng buổi tối, 30 phút buổi trưa.
C. 5-6 tiếng buổi tối, không cần ngủ trưa.
D. 7-8 tiếng buổi tối, không cần ngủ trưa.
Câu 12: Một chế độ sinh hoạt khoẻ mạnh KHÔNG nên làm điều nào sau đây?
A. Ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.
B. Nghỉ ngơi khi nào cảm thấy thực sự mệt mỏi.
C. Tập thể dục hàng ngày.
D. Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Câu 13: Đâu KHÔNG là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?
A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
B. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình.
C. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực.
D. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè.
Câu 14: Để có thể lắng nghe tốt, chúng ta KHÔNG nên
A. lơ đãng, làm việc riêng khi người khác nói.
B. nói tranh phần hoặc chen ngang khi người khác nói.
C. cả A và B đều đúng. D. cả A và B đều sai.
Câu 15: Đâu KHÔNG là cách phản hồi đúng trong cuộc trò chuyện?
A. Hỏi những câu không liên quan đến câu chuyện.
B. Nhắc lại ngắn gọn ý người nói.
C. Hỏi lại một vài ý để người nói giải thích rõ hơn.
D. Thể hiện sự đồng cảm.
Câu 16: Đâu là thái độ cần có khi giải quyết mâu thuẫn với bạn bè?
A. Chân thành, thẳng thắn. B. Tức giận, khó chịu. C. Vui vẻ, cười đùa. D. Kiêu căng.
Câu 17: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến các vấn đề xảy ra trong mối quan hệ bạn bè?
A. Do sự bất đồng ý kiến.
B. Do ý thức của một số cá nhân.
C. Do sự quan sát, bảo ban thiếu sát sao của phụ huynh, thầy cô giáo.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 18: Bạn N là người rất vui tính, thường trêu một bạn nào đó để làm trò cười
cho cả lớp. Một lần, em cũng bị N trêu chọc, khiến em rất khó chịu và không thích bị
như vậy. Em nên làm gì trong tình huống này?
A. Nói rõ với N rằng mình không thích bị trêu chọc.
B. Không hùa với N để trêu các bạn khác.
C. Nói với các bạn trong lớp không nên cười khi N trêu trọc ai đó.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 19: Việc làm nào sau đây KHÔNG thể hiện sự quan tâm, chăm sóc với gia đình?
A. Thường xuyên ra ngoài ăn cơm cùng bạn bè.
B. Chào, hỏi thăm, chuyện trò với người thân.
C. Chăm sóc người thân những lúc mệt mỏi.
D. Tham gia làm việc nhà, giúp đỡ bố mẹ, người thân.
Câu 20: Khi chăm sóc các thành viên trong gia đình, chúng ta thường có cảm xúc gì? A. Khó chịu, bất mãn. B. Vui vẻ, hạnh phúc. C. Tức giận. D. Không có cảm xúc gì.
Câu 21: Nếu chúng ta không có sự chia sẻ, chăm sóc lẫn nhau thì sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến tình cảm gia đình?
A. Các thành viên sẽ thoải mái và có nhiều thời gian riêng tư hơn.
B. Mọi người sẽ dần xa cách, dễ nảy sinh mâu thuẫn và xung đột không đáng có.
C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết.
D. Không bị ảnh hưởng gì.
Câu 22: Hành động nào sau đây KHÔNG nên làm khi người lớn trong gia đình
tranh luận về vấn đề giáo dục con?
A. Đứng về phía của bố hoặc mẹ để tranh luận.
B. Cố gắng để không trở thành tâm điểm tranh luận của bố mẹ.
C. Tự giác hoàn thành công việc.
D. Đề nghị người lớn không tranh luận nữa.
Câu 23: M và C là hai chị em sinh đôi. Tuy M là chị nhưng thường xuyên tranh
giành với C và không chịu làm việc nhà. Theo em, hành động của M sẽ gây ảnh
hưởng như thế nào đến tình cảm gia đình?
A. Khiến bố mẹ phiền lòng.
B. Khiến hai chị em dễ xung đột, cãi nhau.
C. Giúp tình cảm gia đình đi lên, ngày càng gắn bó, thân thiết.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 24: Hoạt động nào KHÔNG thể tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình?
A. Hướng sự quan tâm của mọi người đến những chủ đề vui vẻ.
B. Xin chữ kí của bố mẹ vào bài kiểm tra bị điểm kém.
C. Chia sẻ thành tích học tập, thành tích tốt của bản thân khi cả nhà bắt đầu ngồi vào bàn ăn.
D. Tổ chức sinh nhật bất ngờ cho thành viên trong gia đình.
Phần II. Tự luận (4,0 điểm).
Câu 1 (2 điểm). Em đã làm gì để duy trì và phát triển mối quan hệ bạn bè trở lên tốt hơn?
Câu 2 (2 điểm). Hãy nêu sở thích của những người thân trong gia đình em. Em đã làm
cách nào để biết được sở thích của người đó? Em có cảm xúc như nào khi người thân
quan tâm đến sở thích của em?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
Tiết: 47 - Môn: HĐ TNHN - khối 6
Thời gian làm bài: 45 phút
Phần I. Trắc nghiệm (6.0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C B D D D C C B D A B B Câu 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B C A A D D A B B A D B
Phần II. Tự luận (4.0 điểm) Câu 1. (2 điểm)
Học sinh nêu được ít nhất 04 việc. (Mỗi việc tương ứng 0,5 điểm).
+ Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với bạn bè.
+ Chủ động rủ các bạn tham gia các hoạt động chung.
+ Tươi cười, vui vẻ, hòa đồng với các bạn.
+ Chân thành, thắng thắn và bao dung khi gặp phải mâu thuẫn với bạn bè. Câu 2. (2 điểm)
- Học sinh nêu được ít nhất sở thích của 2 người thân trong gia đình. (1 điểm).
- Học sinh nêu được cách để biết sở thích của những người đó. (0,5 điểm). + Hỏi trực tiếp.
+ Quan sát trong cuộc sống hàng ngày. + Hỏi người khác.
- Học sinh nêu được cảm xúc của mình khi người thân quan tâm đến sở thích. (0,5 điểm). + Vui vẻ, sung sướng.
+ Gần gũi, yêu quý người thân hơn.
GV căn cứ vào nội dung học sinh bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến
khích những học sinh có những biện pháp hay, thuyết phục.