-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử & Địa Lý lớp 6 năm học 2024 - 2025 - Đề số 1 | Bộ sách Cánh diều
Câu 5. Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì? Câu 10. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng ? Câu 11. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do ? Câu 15. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây? Câu 16. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Chủ đề: Đề HK2 Lịch sử & Địa lí 6
Môn: Lịch sử & Địa lí 6
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
PHÒNG GDĐT .....
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS
Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 6 ..................
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Nội dung nào dưới đây mô tả đúng trang phục ngày thường của nam giới thời Văn Lang – Âu Lạc?
A. Mặc khố dài, để mình trần, đi quốc mộc.
B. Đóng khố ngắn, mình trần, đi chân đất.
C. Mặc khố dài, đội mũ cắm lông chim.
D. Đi quốc mộc, mặc khố ngắn, đội mũ gắn lông chim.
Câu 2. Xã hội Việt Nam dưới thời Bắc thuộc xuất hiện những tầng lớp mới nào?
A. Lạc hầu, địa chủ người Việt.
B. Nô tì, nông dân công xã.
C. Lạc dân, nông dân lệ thuộc.
D. Địa chủ Hán, nông dân lệ thuộc.
Câu 3. Yếu tố tích cực nào của văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc?
A. Kĩ thuật làm giấy, dệt lụa…
B. Tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên.
C. Nhuộm răng đen, xăm mình.
D. Làm bánh chưng, bánh giầy dịp lễ tết.
Câu 4. Mùa xuân năm 40 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam?
A. Hai Bà Trưng kháng chiến chống quân Hán xâm lược.
B. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.
C. Bà Triệu dựng cờ khởi nghĩa.
D. Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa.
Câu 5. Khi không chống đỡ nổi cuộc đàn áp của nhà Lương vào năm 545, Lý Nam Đế đã có chủ trương gì? A. Đầu hàng nhà Lương.
B. Chủ động giảng hòa để bảo toàn lực lượng.
C. Chủ động rút lui, trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.
D. Xây dựng căn cứ, lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
Câu 6. Mùa thu năm 930, quân Nam Hán
A. đưa quân sang xâm lược nước ta.
B. cử sứ sang chiêu mộ nhân tài ở nước ta.
C. cử người Hán sang làm Tiết độ sứ.
D. cử sứ sang yêu cầu Khúc Hạo sang triều cống.
Câu 7. Vương quốc Chăm-pa ra đời sau khi
A. người Chăm cổ nổi dậy giành chính quyền thắng lợi.
B. nhà Hán có loạn, nhân dân Giao Chỉ nổi dậy giành chính quyền.
C. cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm (Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định
ngày nay) thuộc quận Nhật Nam.
D. quân Hán đánh xuống phía Nam chiếm vùng đất của người Chăm cổ.
Câu 8. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là A. thủ công nghiệp. B. thương nghiệp.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. công thương nghiệp hàng hóa.
Câu 9. Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 4 lần trong ngày vào các thời điểm
A. 2 giờ, 8 giờ, 15 giờ, 21 giờ.
B. 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 19 giờ.
C. 1 giờ, 6 giờ, 14 giờ, 20 giờ.
D. 1 giờ, 7 giờ, 13 giờ, 19 giờ.
Câu 10. Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng A. cao nguyên. B. đồng bằng. C. đồi. D. núi.
Câu 11. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do A. động đất. B. bão. C. dòng biển. D. gió thổi.
Câu 13. Các thành phần chính của lớp đất là
A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
Câu 14. Đất không có tầng nào sau đây? A. Hữu cơ. B. Đá mẹ. C. Tích tụ. D. Vô cơ.
Câu 15. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Câu 16. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?
A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
II. Tự luận (6,0 điểm) Câu 1. Em hãy:
a) Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền (nhận định điểm mạnh, điểm yếu của kẻ
thù; địa điểm đón đánh; dự kiến về thời gian và cách đánh…).
b) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
Câu 2. Quan sát hình 16.3, em hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước. --- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Môn: Lịch sử và Địa lí - Lớp 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 B D A B C A C C D B B C A D A A
II. Tự luận (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1
a) Tóm tắt kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền:
- Điểm mạnh của kẻ thù: mạnh khi ở chiến thuyền, ta không 0,5 điểm
phòng bị được trước.
- Điểm yếu của kẻ thù: dễ thụ động, hoang mang, hoảng loạn, 0,5 điểm
rối lòng quân khi gặp hiện tượng nào đó bị bất ngờ.
- Thời điểm: Cuối năm 938, Lưu Hoàng Tháo đem thuyền 0,25 điểm
chiến lăm le tiến vào bờ cõ nước ta.
- Địa điểm: Trên sông Bạch Đằng. 0,25 điểm - Cách đánh:
+ Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng 0,25 điểm ngầm trước của biển.
+ Khi quân giặc tiến vào, Ngô Quyền sẽ cho thuyền nhỏ ra 0,25 điểm
khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu cửa sông, nhử quân
giặc vào bãi cọc ngầm.
+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc 0,25 điểm
va vào cọc nhọn, ta đem thuyền nhỏ ra đánh khiến quân giặc
hoảng loạn nhảy xuống sông, Lưu Hoằng Tháo tử trận.
b) Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc:
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan 0,75 điểm
trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc
thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài. 2
Vòng tuần hoàn lớn của nước:
- Nước từ các mạch nước ngầm, hồ, đại dương dưới tác động 1,0 điểm
của nhiệt độ bốc hơi lên cao nhiều dần tụ thành các đám mây.
- Mây được gió đưa vào sâu lục địa: ở vùng vĩ độ thấp, núi 0,5 điểm
thấp mây gặp lạnh thành mưa.
- Một phần mưa bay hơi ngay và trở lại khí quyển, phần còn lại 1,0 điểm
rơi xuống biển trở thành nước mặt hoặc ngấm vào đất thành
nước ngầm, ở vùng vĩ độ cao và núi cao, mây gặp lạnh tạo thành tuyết.
- Nước ngấm và đọng lại về lại biển và đại dương, rồi tiếp tục 0,5 điểm bốc hơi,...