






Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT HẢI PHÒNG Năm học 2024-2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: SINH HỌC
(Đề thi có 06 trang)
Thời gian làm bài: 50 phút (không tính thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................. Số báo danh...... Mã đề 0401
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18.
Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Trong kĩ thuật chuyển gene, để xác định dòng tế bào đã nhận được DNA tái tổ hợp, các nhà khoa học
A. chọn thể truyền có gene đánh dấu.
B. chọn thể truyền có kích thước lớn.
C. quan sát tế bào nhận dưới kính hiển vi.
D. chọn thể truyền có gene trội.
Câu 2. Hình dưới đây mô tả cấu trúc của operon lac theo Monod và Jacob:
Theo mô hình này thì chú thích (1) là nơi
A. tổng hợp protein ức chế.
B. protein ức chế bám vào.
C. tổng hợp enzyme phân giải protein.
D. RNA polymerase bám vào.
Câu 3. Nhân tố nào sau đây làm tăng tần số allele có lợi trong quần thể qua thời gian do các
cá thể mang allele đó tăng khả năng sống sót và sinh sản thành công?
A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền.
Câu 4. Hình bên mô tả một thí nghiệm về quá trình quang
hợp. Bọt khí xuất hiện trong bình thủy tinh là khí nào sau đây? A. H2. B. CO2. C. O2. D. N2.
Câu 5. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
B. Chuỗi và lưới thức ăn phản ánh mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
D. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một
chuỗi thức ăn nhất định.
Dùng thông tin sau để trả lời câu 6 và câu 7: Hình bên mô tả một
dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) ở người. Người B có 45
NST, có kiểu hình và sinh sản bình thường, quá trình phát sinh giao
tử có thể tạo ra giao tử chứa đồng thời một NST (14+21) và một NST
21. Sự thụ tinh giữa giao tử chứa đồng thời một NST (14+21) và một
NST 21 với giao tử bình thường hình thành hợp tử có 46 NST nhưng
thêm một phần NST 21, do đó phát sinh thành thể Down.
Câu 6. Hình bên minh họa dạng đột biến NST nào?
A. Đảo đoạn.
B. Chuyển đoạn tương hỗ.
C. Lặp đoạn.
D. Chuyển đoạn Robertson.
Câu 7. Để phân biệt thể Down 46 NST và thể Down 47 NST người ta dùng phương pháp nào sau đây?
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Mã đề 0401 Trang 1/7
C. Phương pháp nghiên cứu NST người.
D. Phương pháp phân tích gene.
Câu 8. Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh khối của hai hệ sinh thái A và B. Hãy cho biết phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.
B. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh
dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng ở hệ sinh thái B chỉ gồm một loài sinh vật.
D. Sinh vật sản xuất ở hệ sinh thái A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.
Câu 9. Trong chu kì tế bào, quá trình tái bản DNA trong nhân diễn ra ở A. pha M. B. pha G2. C. pha G1. D. pha S.
Câu 10. Trong quá trình hô hấp hiếu khí, ATP được tạo ra nhiều nhất ở giai đoạn nào sau đây? A. Đường phân. B. Chu trình Krebs.
C. Pyruvic acid biến đổi thành Acetyl - CoA.
D. Chuỗi vận chuyển điện tử.
Câu 11. Loại đơn phân nào sau đây cấu tạo nên protein? A. Amino acid. B. Acid béo. C. Glucose. D. Nucleotide.
Câu 12. Hình dưới đây mô tả chu trình nitrogen trong tự nhiên. Các quá trình chuyển hóa
nitrogen được ký hiệu từ 1 đến 6. Nhận xét nào dưới đây về các quá trình chuyển hóa nitrogen là đúng?
A. Khi đất có độ pH thấp và thiếu oxygen thì quá trình 6 dễ xảy ra.
B. Quá trình 5 chỉ có sự tham gia của vi khuẩn nitrate hóa.
C. Quá trình 3 là do tác động của tia lửa điện hình thành trong mưa giông.
D. Quá trình 4 không có sự tham gia của các vi sinh vật phân giải.
Câu 13. Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?
A. Cây phong lan sống bám trên thân các cây gỗ lớn.
B. Lúa và cỏ cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
C. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
D. Tảo giáp nở hoa tiết ra chất gây độc cho các loài tôm, cá.
Câu 14. Ở người, bệnh hay hội chứng bệnh nào dưới đây chỉ gặp ở nam giới?
A. Hội chứng Klinefelter. B. Hội chứng Down.
C. Bệnh Phenylketonuria.
D. Ung thư máu ác tính.
Câu 15. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
C. Các loài vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Đệ tứ ở đại Tân sinh. Mã đề 0401 Trang 2/7
Câu 16. Các nhân tố làm tăng kích thước của quần thể sinh vật là
A. mức sinh sản và mức nhập cư.
B. mức sinh sản và mức tử vong.
C. mức sinh sản và mức xuất cư.
D. mức tử vong và mức xuất cư.
Câu 17. Phép lai nào sau đây thường được sử dụng để xác định một tính trạng nào đó do gene
trong nhân hay do gene trong tế bào chất quy định?
A. Lai phân tích. B. Lai xa.
C. Lai khác dòng.
D. Lai thuận nghịch.
Câu 18. Loài Cự đà biển (Amblyrhynchus cristatus) ở quần đảo Galapagos có hai kiểu hình:
ưa bãi biển (kiểu hình trội) và ưa bãi đá (kiểu hình lặn) do một gene có hai allele trên nhiễm
sắc thể thường quy định. Trên đảo N có một quần thể
cự đà có số lượng cá thể bằng số lượng của quần thể
trên đảo M lân cận, tần số kiểu gene quy định tính
trạng đang xét của 2 quần thể được thể hiện ở hình
bên. Người ta đã xây dựng một cây cầu nối giữa hai
hòn đảo nên cự đà có thể di chuyển tự do, các cá thể
thuộc 2 quần thể giao phối ngẫu nhiên. Khi dòng gene
trung hoà hoàn toàn sự khác biệt về di truyền giữa 2
quần thể thì tần số kiểu hình ưa bãi đá của quần thể M là bao nhiêu? A. 0.49. B. 0.0169. C. 0.1225. D. 0.4225.
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b),
c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Bảng dưới đây thể hiện một trình tự trong polynucleotide mã hóa cho một polypeptide
ngắn có trình tự amino acid là GDHP (mỗi chữ cái là 1 loại amino acid), các nucleotide được
kí hiệu từ số 1 đến số 5 chưa xác định. Đột biến mất một cặp nucleotide làm thay đổi chuỗi
polypeptide thành GDHPN. Quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide từ trình tự nucleotide ban
đầu và đột biến đều được kết thúc bằng một bộ ba kết thúc (STOP).
Polynucleotide A T G G C T A C T G A A T 1 2 3 4 G 5 Polypeptide G D H P (STOP)
a) Chuỗi polynucleotide được minh hoạ ở bảng trên là mạch bổ sung của gene.
b) Cặp nucleotide bị mất có thể ở vị trí kí hiệu số 1 hoặc số 2.
c) Vị trí số 3 có thể là A, T, G hoặc C.
d) Có thể xác định chính xác loại nucleotide vị trí số 4 và 5.
Câu 2. Ở người, xét hai gene M, N liên kết hoàn toàn trên vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X, mỗi gene có 2 allele (kí hiệu lần lượt M, m và N, n). Một cặp vợ chồng
bình thường sinh được một con trai và một con gái đều bình thường. Khi trưởng thành, người
con gái kết hôn và sinh được một người mắc hội chứng siêu nữ (XXX); người con trai lấy vợ
sinh được một con trai bình thường. Biết rằng không có đột biến khác xảy ra với các thành
viên trong gia đình. Kết quả phân tích DNA về các allele của hai gene M, N của những người
trên trong gia đình thể hiện ở bảng sau: Người I1 I2 II1 II2 II3 II4 III1 III2 Allele M 1 1 1 1 0 0 0 2 m 1 0 0 1 1 2 1 1 N 1 1 0 1 0 2 1 1 n 1 0 1 1 1 0 0 2
(Kí hiệu: I, II, III tương ứng với các thế hệ I, II, III của gia đình) Mã đề 0401 Trang 3/7
a) Người mắc hội chứng XXX là III2.
b) Nguyên nhân sinh ra người con mắc hội chứng XXX là do sự rối loạn phân ly xảy ra ở
cặp nhiễm sắc thể giới tính trong giảm phân tạo giao tử ở người bố hoặc người mẹ ở thế hệ II.
c) Người mắc hội chứng XXX có kiểu gene là XMNXMnXmn hoặc XMnXMnXmN.
d) Hai người II1 và II4 lần lượt là con rể và con dâu của cặp vợ chồng thế hệ I.
Câu 3. Tại một đồng cỏ bị bỏ hoang, theo thời gian có sự thay đổi của thành phần loài thực
vật qua các giai đoạn: đồng cỏ, cây bụi, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn. Khảo sát thành phần loài động
vật qua các giai đoạn đó, người ta thu được kết quả như hình dưới đây. Biết rằng, khu vực này
không chịu tác động lớn của ngoại cảnh và con người trong thời gian nghiên cứu.
a) Đây là một ví dụ về quá trình diễn thế thứ sinh của quần xã.
b) Sự thay đổi thành phần loài động vật có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi thành phần loài thực vật.
c) Sự thay đổi số lượng loài động vật và thực vật ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do hoạt
động nhập cư và di cư của các loài.
d) Giải pháp quan trọng nhất trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái trên
cạn là bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ của các cây thân gỗ.
Câu 4. Hình bên minh họa sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa phổi và mạch máu, xảy ra giữa các
phế nang của phổi và các mao mạch phổi phân nhánh từ các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch
phổi. Quá trình trao đổi khí có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tốc độ trao đổi khí phụ thuộc
vào một số yếu tố môi trường bên ngoài và trong cơ thể.
a) Các mũi tên ở vị trí kí hiệu số 1, 2 trên hình chỉ
chiều vận chuyển của các khí lần lượt là O2, CO2.
b) Tăng diện tích bề mặt phế nang sẽ làm tăng sự
trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi.
c) Nếu độ dày tế bào phế nang và thành mao mạch
phổi tăng thì sẽ làm tăng sự trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch phổi.
d) Sự khuếch tán của khí theo chiều mũi tên 1 làm
tăng pH máu góp phần điều hòa pH nội môi.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Mã đề 0401 Trang 4/7
Câu 1. Ở đậu Hà Lan, cho giao phấn giữa cây (P) hoa tím thuần chủng với cây hoa trắng được
F1 toàn hoa tím, cho F1 tự thụ phấn thu được tỉ lệ kiểu hình ở F2: 75% hoa tím : 25% hoa
trắng. Tiến hành các phép lai sau:
Phép lai 1: Lai cây hoa tím ở F2 với cây hoa tím ở P.
Phép lai 2: Cho cây hoa tím ở F2 tự thụ phấn.
Phép lai 3: Lai cây hoa tím ở F2 với cây F1.
Phép lai 4: Lai cây hoa tím ở F2 với cây hoa trắng ở P.
Ghi thứ tự từ nhỏ đến lớn các phép lai có thể xác định kiểu gene của cây hoa tím ở F2.
Câu 2. Ở chuột nhắt nhà (Mus musculus), xét 3 gene nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể thường,
các allele P, Q, R quy định tổng hợp 3 enzyme khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển
hóa các chất trong cơ thể, các allele đột biến lặn tương ứng p, q, r không tạo các enzyme,
không gây ảnh hưởng tới tác động của các enzyme khác. Khi các cơ chất tương ứng của các
enzyme không được chuyển hoá sẽ bị tích luỹ trong tế bào và gây bệnh. Các gene biểu hiện ra
4 loại kiểu hình khác nhau. Phân tích DNA của một số chuột bình thường và chuột bị bệnh thu
được kết quả thể hiện ở bảng sau: Chuột P p Q q R r Bình thường + + + + + + Bệnh X - + + + + + Bệnh X - + - + + + Bệnh X - + + + - + Bệnh X - + - + - + Bệnh Y + + + + - + Bệnh Z + + - + + + Bệnh Z + + - + - +
Ghi chú: (+): có allele; (-): không có allele
Trong quần thể trên, số loại kiểu gene tối đa tương ứng với mỗi bệnh là bao nhiêu? Hãy viết
các số liền nhau theo thứ tự bệnh X, Y, Z.
Câu 3. Nghiên cứu ở một quần thể người cho thấy tần số sinh con bị hội chứng Down có liên
quan đến tuổi của người mẹ. Sơ đồ số mấy dưới đây mô tả đúng nhất mối tương quan giữa tỉ
lệ mắc hội chứng Down ở trẻ và độ tuổi sinh con của người mẹ?
Câu 4. Một bệnh nhân bị ho dai dẳng, khó thở và suy nhược toàn thân. Bệnh nhân được xét
nghiệm và phát hiện nhiễm vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) với số lượng lớn đang
phát triển mạnh ở phổi. Bệnh nhân đã trải qua một đợt điều trị kéo dài với thuốc kháng sinh
theo chỉ định của bác sĩ. Thời gian đầu điều trị, các triệu chứng bệnh giảm nhanh. Nhưng sau
khi ngừng điều trị, bệnh lại tái phát với các biểu hiện tăng nặng. Khi xét nghiệm lại, bác sĩ
nhận thấy vi khuẩn lao trong cơ thể bệnh nhân có khả năng kháng thuốc kháng sinh isoniazid. Xét các sự kiện sau:
1. Quần thể vi khuẩn kháng thuốc một phần lớn được thiết lập lại.
2. Số lượng vi khuẩn trong phổi của bệnh nhân đã giảm đáng kể và các triệu chứng của bệnh
nhân đã giảm bớt, mặc dù có một chút tác dụng phụ của thuốc gây khó chịu.
3. Quần thể vi khuẩn lao tương đối nhạy cảm với kháng sinh isoniazid, nhưng trong quần thể
đã ngẫu nhiên xuất hiện đột biến tạo allele kháng thuốc. Mã đề 0401 Trang 5/7
4. Quần thể vi khuẩn lao trong bệnh nhân có khả năng kháng thuốc hoàn toàn nên thuốc kháng
sinh isoniazid không còn tác dụng với bệnh nhân.
Hãy viết các số liền nhau theo trình tự các sự kiện dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc ở quần thể vi
khuẩn lao phù hợp với quá trình điều trị thuốc kháng sinh của bệnh nhân trên.
Câu 5. Đồ thị dưới đây biểu diễn một số thông số sinh thái và cho biết sự có mặt hay không
của 4 loài (1 4) tại mỗi địa điểm (A G) kèm theo độ cao và pH đất tại mỗi địa điểm đó.
Loài kí hiệu số mấy chỉ có khả năng thích nghi tốt với môi trường acid và nhiệt độ thấp?
Câu 6. Theo dõi sự biểu hiện bệnh câm điếc ở hai gia đình người Ireland, người ta lập được
phả hệ như hình dưới đây. Nghiên cứu di truyền của bệnh này đã cho thấy bệnh do đột biến
allele lặn gây nên. Từ phả hệ cho thấy bệnh câm điếc này do ít nhất mấy gene chi phối?
------ HẾT ------ Mã đề 0401 Trang 6/7 ĐÁP ÁN ĐỀ THI Mã đề 0401 Trang 1/7