Đề thi ôn tập thử luật hiến pháp - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Quốc hội đề nghị đại xá của ủy ban thường vụ QHNhận định trên sai. Căn cứ theo Điều 16 Luật Tổ chức Quốc hội quy định: “Quốc Hội quyết định đại xá theo đề nghị của Chủ tịch nước”. Ta có thể thấy việc quyết định đại xá ở đây thuộc thẩm quyền của Quốc Hội, chứ không phải Quốc Hội đề nghị quyết định đại xá của ủy ban thường vụ QH. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP
Người ra đề: Trần Thị Diễm Trinh Họ và Tên Điểm Đánh giá Câu hỏi I.
Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn
và nêu căn cứ pháp lý
Câu 1: Quốc hội đề nghị đại xá của ủy ban thường vụ QH
Nhận định trên sai. Căn cứ theo Điều 16 Luật Tổ chức Quốc hội quy
định: “Quốc Hội quyết định đại xá theo đề nghị của Chủ tịch nước”. Ta
có thể thấy việc quyết định đại xá ở đây thuộc thẩm quyền của Quốc
Hội, chứ không phải Quốc Hội đề nghị quyết định đại xá của ủy ban
thường vụ QH. Cũng như khoản 11 Điều 70 quy định về các nhiệm vụ
và quyền hạn của Quốc hội thì Quốc hội có quyền quyết định đại xá.
Vậy Quốc hội có quyền quyết định đại xá chứ không phải đề nghị đại xá
của ủy ban thường vụ QH
Câu 2: UBTV QH là cơ quan chuyên môn của QH
Nhận định trên sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội
quy định: “Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc
hội”. Ta có thể thấy, vị trí của Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan
thường trực của Quốc hội. Cũng như khoản 1 Điều 73 Hiến pháp 2013
cũng đã quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực
của Quốc Hội càng khẳng định nhận định trên là sai. Vậy, Ủy ban
thường vụ QH không phải là cơ quan chuyên môn của QH mà là cơ
quan thường trực của Quốc Hội.
Câu 3: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hội nhập
quốc tế; xây dựng và quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại.
Nhận định trên sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức Chính
phủ 2015 quy định: “Thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hội
nhập quốc tế; xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách cơ bản
về đối ngoại”. Ta có thể thấy, tuy việc thống nhất quản lý nhà nước về
đối ngoại và hội nhập quốc tế, cũng như xây dựng chính sách cơ bản về
đối ngoại thuộc thẩm quyền của Chính Phủ nhưng việc quyết định chính
sách cơ bản về đối ngoại không thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Căn
cứ theo khoản 14 Điều 70 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc
Hội thì Quốc Hội có thẩm quyền quyết định chính sách cơ bản về đối
ngoại. Vậy Chính Phủ thống nhất quản lý nhà nước về đối ngoại và hội
nhập quốc tế; xây dựng và phải trình Quốc hội quyết định chính sách cơ
bản về đối ngoại, chứ Chính phủ không có quyền trực tiếp quyết định.
Câu 4: Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của HĐND do QH quyết định
Nhận định trên đúng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Tổ chức chính
quyền địa phương 2015 quy định: “Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ
của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội”. Ta có thể thấy, việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm
kỳ của HĐND phải do QH quyết định, tuy phải theo đề nghị của Ủy ban
thường vụ Quốc hội nhưng chủ thể quyết định cuối cùng vẫn là Quốc
Hội. Vậy việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của HĐND do QH quyết định. II. Lý thuyết
Anh chị hãy tìm các quy định của Hiến Pháp về pháp luật để chứng
minh rằng: vị thế của ngành TAND cao hơn ngành VKSND thông qua công tác nhân sự III. Bài tập
Tòa án nhân dân tối cao ở Hà Nội đang thiếu một vài nhân sự cụ thể là
vị trí Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Hỏi
a. Điều kiện để bổ nhiệm CATANDTC
b. Cơ quan hoặc cá nhân nào có thẩm quyền xem xét và trình lên QH
để phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm
c. Điều kiện để bổ nhiệm CATANDTC là người đó phải làm trong
hoạt động tư pháp cụ thể là các tòa án khác thì mới được xem xét
điều kiện để bổ nhiêm.
Anh chị hãy giải quyết những tình huống trên và nêu rõ căn cứ pháp lý