-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi thử TN THPT môn Sử năm 2025 Sở GD Thái Bình giải chi tiết
Đề thi thử TN THPT môn Sử năm 2025 Sở GD Thái Bình giải chi tiết. Tài liệu được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 13 trang giúp em củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Đề thi THPTQG môn Lịch Sử năm 2025 56 tài liệu
Lịch Sử 117 tài liệu
Đề thi thử TN THPT môn Sử năm 2025 Sở GD Thái Bình giải chi tiết
Đề thi thử TN THPT môn Sử năm 2025 Sở GD Thái Bình giải chi tiết. Tài liệu được sưu tầm và biên soạn dưới dạng PDF gồm 13 trang giúp em củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ đề: Đề thi THPTQG môn Lịch Sử năm 2025 56 tài liệu
Môn: Lịch Sử 117 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:













Tài liệu khác của Lịch Sử
Preview text:
SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn thi: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề
Họ, tên thí sinh: .....................................................................
Số báo danh: .........................................................................
Câu 1: Thắng lợi của chiến dịch nào mở ra bước ngoặt cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở nước ta?
A. Tây Nguyên B. Huế C. Đà Nẵng D. Hồ Chí Minh
Câu 2: Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Đã đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Có tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học – kĩ thuật vượt trội
C. Đã khống chế được tất cả các nước tư bản phương Tây
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ hoàn toàn
Câu 3: Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng ở Việt Nam?
A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930 D. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
Câu 4: Trong giai đoạn 1939 – 1945, tổ chức chính trị nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Trung ương Cục miền Nam B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Việt Nam độc lập đồng minh D. Mặt trận Liên Việt
Câu 5: Trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến B. Vận động các nước Đông Âu tham chiến
C. Tăng viện trợ cho quân đội Sài Gòn D. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến
Câu 6: Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. quân đội tay sai B. quân đội đồng minh Mĩ
C. quân đội Sài Gòn D. quân đội Mĩ
Câu 7: Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí
B. Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa
C. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước
D. Tài nguyên khoáng sản phong phú
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập lập “ấp chiến lược”
B. Sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
C. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự
D. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường
Câu 9: Thắng lợi của quân dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, buộc thực dân
Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
A. Chuyển sang đàm phán với Chính phủ ta
B. Cầu viện và phụ thuộc nhiều vào Mĩ
C. Từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”
D. Chuyển sang phòng ngự
Câu 10: Về quân sự, một trong những thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến
đấu chống Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mĩ là
A. chiến thắng Việt Bắc B. Hiệp định Pari được kí kết
C. chiến thắng Biên giới D. chiến thắng Ấp Bắc
Câu 11: Trong những năm 1965 – 1968, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân miền Nam buộc
Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B. Chiến dịch Việt Bắc
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
D. Chiến dịch Thượng Lào
Câu 12: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức chính trị nào sau đây theo khuynh
hướng dân chủ tư sản?
A. Đông Dương Cộng sản đảng B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. An Nam Cộng sản đảng D. Việt Nam Quốc dân đảng
Câu 13: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam đã
A. khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn
B. buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ tất cả các yêu sách
C. khẳng định khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành trong thực tiễn
D. mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân
B. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội
C. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn
D. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn
Câu 15: Cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta có tên gọi là gì?
A. Ty Bình dân học vụ B. Nha Bình dân học vụ
C. Độc lập và tự do D. Tự quyết và dân chủ
Câu 16: Nội dung nào sau đây là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930)
của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Tự do và dân chủ B. Bình đẳng và bác ái C. Độc lập và tự
do D. Tự quyết và dân chủ
Câu 17: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là gì?
A. Giải phóng dân tộc B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ
C. Cách mạng ruộng đất D. Chống đế quốc và phong kiến
Câu 18: Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và phong trào “Đồng
khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là
A. lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu, lực lượng vũ trang đóng vai trò phối hợp
B. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi
C. đều nổ ra trong bối cảnh kẻ thù đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu
D. đi từ các cuộc khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa
Câu 19: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh Lạnh (1947 – 1989) của lịch sử thế giới?
A. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít
C. Quốc tế Cộng sản được thành lập D. Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện
Câu 20: Bộ đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954) sau chiến dịch nào?
A. Tây Bắc và Trung Lào cuối năm 1953 B. Biên giới thu – đông năm 1950
C. Việt Bắc thu – đông 1947 D. Điện Biên Phủ năm 1954
Câu 21: Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 – 1954)?
A. Ở Hà Nội, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội phá máy, cả Hà Nội mất điện
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
Câu 22: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân
Pháp đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
A. Điện hạt nhân B. Chinh phục vũ trụ
C. Nông nghiệp – đồn điền D. Công nghệ viễn thông
Câu 23: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) có chủ trương nào sau đây?
A. Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp
B. Sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm
C. Duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung bao cấp
D. Củng cố, mở rộng khu căn cứ địa cách mạng Việt Bắc
Câu 24: Một trong những âm mưu của Mĩ trong thời kì 1954 – 1975 là biến miền Nam Việt Nam thành
A. trung tâm của chiến lược toàn cầu của Mĩ B. thị trường xuất khẩu duy nhất
C. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á D. đồng minh duy nhất
Câu 25: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào?
A. “Đánh đuổi phát xít Nhật” B. “Đánh đổ phong kiến”
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp” D. “Đánh đuổi phản động thuộc địa”
Câu 26: Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga giành được là gì?
A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở
B. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
C. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
D. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, tất cả chính quyền về tay Xô viết
Câu 27: Từ khi ra đời năm 1967, một trong những mục tiêu chủ yếu của tổ chức ASEAN là gì?
A. Hợp tác phát triển kinh tế và văn hoá các nước thành viên
B. Không can thiệp nội bộ các nước trong khối
C. Hợp tác Quan hệ chính trị - kinh tế với các nước
D. Giải quyết tranh chấp quân sự bằng biệp pháp hoà bình
Câu 28: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định lãnh đạo cách
mạng là giai cấp nào sau đây?
A. Công nhân B. Nông dân C. Tiểu tư sản D. Tư sản
Câu 29: Tình thế nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như
A. “nồi da xáo thịt” B. “tiến thoái lưỡng nam”
C. “ngư ông đắc lợi” D. “ngàn cân treo sợi tóc”
Câu 30: Liên Xô, Mỹ, Anh có vai trò như thế nào trong chiến thắng chống phát xít, giành hoà bình cho nhân loại?
A. Vai trò quan trọng B. Vai trò quyết định thắng lợi
C. Góp phần vào chiến thắng D. Cả ba đáp án trên
Câu 31: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế nào sau đây?
A. Toàn cầu hoá B. Phi Mĩ hoá C. Vô sản hoá D. Thực dân hoá
Câu 32: Đạo luật trung lập (8/1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách không can thiệp vào
A. cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
B. tình hình các nước phát xít
C. sự kiện ở châu Âu
D. các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ
Câu 33: Nội dung nào sau đây là biến đổi quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B. Các nước đều đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới
D. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập
Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại phong trào Cần vương của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
C. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
D. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ
Câu 35: Từ nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Bắc Á đã vươn lên trở thành
một trong bốn “con rồng” của nền kinh tế châu Á?
A. Nhật Bản B. Thái Lan C. Hàn Quốc D. Triều Tiên
Câu 36: Đặc điểm lớn nhất của các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ
C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Thắng lợi quân sự làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
C. Mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc
D. Thắng lợi buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionevo
Câu 38: Ở Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm khác biệt nào sau đây so với chiến
dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A. Thắng lợi quyết định đến cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
B. Tư tưởng chủ đạo trong chiến dịch là chủ động tiến công địch
C. Thắng lợi của lực lượng vũ trang ba thứ quân
D. Chiến dịch tiến công quy mô lớn của bội đội chủ lực Việt Nam
Câu 39: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Chiến thắng Ấp Bắc B. Chiến thắng Bình Giã
C. Chiến thắng Vạn Tường D. Chiến thắng Núi Thành
Câu 40: Trong giai đoạn 1954 – 1975, các mạng miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào trong
việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
A. Vai trò cơ bản nhất B. Vai trò quyết định trực tiếp
C. Vai trò quyết định nhất D. Vai trò quan trọng nhất ----- HẾT -----
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT 1.A 2.B 3.D 4.C 5.C 6.D 7.C 8.D 9.C 10.D 11.C 12.D 13.A 14.B 15.B 16.C 17.A 18.A 19.A 20.B 21.B 22.C 23.B 24.C 25.A 26.D 27.A 28.A 29.D 30.A 31.A 32.D 33.D 34.B 35.C 36.D 37.B 38.A 39.C 40.B
Câu 1: Thắng lợi của chiến dịch nào mở ra bước ngoặt cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ở nước ta?
A. Tây Nguyên B. Huế C. Đà Nẵng D. Hồ Chí Minh Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 194. Cách giải:
Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên mở ra bước ngoặt cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân
1975 ở nước ta. Chiến dịch đã chuyển cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến
lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Chọn A.
Câu 2: Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Đã đàn áp được phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
B. Có tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học – kĩ thuật vượt trội
C. Đã khống chế được tất cả các nước tư bản phương Tây
D. Chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít đã sụp đổ hoàn toàn Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44. Cách giải:
Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở có tiềm lực kinh tế, quân
sự và khoa học – kĩ thuật vượt trội. Chọn B.
Câu 3: Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng ở Việt Nam?
A. Phong trào dân chủ 1936 – 1939 B. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
C. Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930 D. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95. Cách giải:
Khối liên minh công – nông lần đầu tiên hình thành từ trong phong trào cách mạng 1930 - 1931. Chọn D.
Câu 4: Trong giai đoạn 1939 – 1945, tổ chức chính trị nào sau đây ra đời ở Việt Nam?
A. Trung ương Cục miền Nam B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Việt Nam độc lập đồng minh D. Mặt trận Liên Việt Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 109. Cách giải:
Trong giai đoạn 1939 – 1945, tổ chức chính trị đây ra đời ở Việt Nam là Việt Nam độc lập đồng minh. Chọn C.
Câu 5: Trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?
A. Lôi kéo tất cả các nước châu Phi tham chiến B. Vận động các nước Đông Âu tham chiến
C. Tăng viện trợ cho quân đội Sài Gòn D. Lôi kéo tất cả các nước châu Á tham chiến Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 169. Cách giải:
Trong giai đoạn 1961 – 1965, Mĩ có hành động ở miền Nam Việt Nam là tăng viện trợ cho quân đội Sài Gòn Chọn C.
Câu 6: Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A. quân đội tay sai B. quân đội đồng minh Mĩ
C. quân đội Sài Gòn D. quân đội Mĩ Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 173. Cách giải:
Lực lượng đóng vai trò chủ yếu trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) của Mĩ ở miền
Nam Việt Nam là quân đội Mĩ. Chọn D.
Câu 7: Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa
sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí
B. Tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa
C. Vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước
D. Tài nguyên khoáng sản phong phú Phương pháp:
So sánh, loại trừ phương án. Cách giải:
Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là vai trò quản lí, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả của nhà nước. Chọn C.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là thủ đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam?
A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, tiến hành dồn dập lập “ấp chiến lược”
B. Sử dụng chiến thuật mới “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
C. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, đưa vào miền Nam nhiều cố vấn quân sự
D. Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải:
Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ của Quân giải phóng ở Vạn Tường không phải là thủ
đoạn của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam. Chọn D.
Câu 9: Thắng lợi của quân dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, buộc thực dân
Pháp phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương như thế nào?
A. Chuyển sang đàm phán với Chính phủ ta
B. Cầu viện và phụ thuộc nhiều vào Mĩ
C. Từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”
D. Chuyển sang phòng ngự Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 134. Cách giải:
Thắng lợi của quân dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, buộc thực dân Pháp phải
thay đổi chiến lược từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh lâu dài”. Chọn C.
Câu 10: Về quân sự, một trong những thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến
đấu chống Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mĩ là
A. chiến thắng Việt Bắc B. Hiệp định Pari được kí kết
C. chiến thắng Biên giới D. chiến thắng Ấp Bắc Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 170. Cách giải:
Về quân sự, một trong những thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống
Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965) của Mĩ là chiến thắng Ấp Bắc. Chọn D.
Câu 11: Trong những năm 1965 – 1968, hoạt động quân sự nào sau đây của quân dân miền Nam buộc
Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16
B. Chiến dịch Việt Bắc
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
D. Chiến dịch Thượng Lào Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 177. Cách giải:
Trong những năm 1965 – 1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của quân dân miền
Nam buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chọn C.
Câu 12: Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức chính trị nào sau đây theo khuynh
hướng dân chủ tư sản?
A. Đông Dương Cộng sản đảng B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
C. An Nam Cộng sản đảng D. Việt Nam Quốc dân đảng Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 85. Cách giải:
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức chính trị Việt Nam Quốc dân đảng theo
khuynh hướng dân chủ tư sản. Chọn D.
Câu 13: Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam đã
A. khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương là đúng đắn
B. buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ tất cả các yêu sách
C. khẳng định khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành trong thực tiễn
D. mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc: kỉ nguyên độc lập, tự do Phương pháp: Loại trừ phương án . Cách giải:
B loại vì phong trào dân chủ 1936 – 1939 buộc chính quyền thực dân nhượng bộ một số yếu sách chứ
không phải tất cả yêu sách.
C loại vì khối liên minh công – nông được hình thành trong thực tiễn qua phong trào cách mạng 1930 – 1931.
D loại vì đó là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám 1945. Chọn A.
Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân
B. Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội
C. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn
D. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn Phương pháp: Loại trừ đáp án. Cách giải:
Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội phản ánh không đúng về phong trào
cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam. Chọn B.
Câu 15: Cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta có tên gọi là gì?
A. Ty Bình dân học vụ B. Nha Bình dân học vụ
C. Độc lập và tự do D. Tự quyết và dân chủ Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 124. Cách giải:
Cơ quan chuyên trách về chống “giặc dốt” sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta có tên gọi
là Nha Bình dân học vụ. Chọn B.
Câu 16: Nội dung nào sau đây là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930)
của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Tự do và dân chủ B. Bình đẳng và bác ái C. Độc lập và tự do D. Tự quyết và dân chủ Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 88. Cách giải:
Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chọn C.
Câu 17: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đông Dương là gì?
A. Giải phóng dân tộc B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ
C. Cách mạng ruộng đất D. Chống đế quốc và phong kiến Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 108. Cách giải:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) đã xác định nhiệm vụ
hàng đầu của cách mạng Đông Dương là giải phóng dân tộc. Chọn A.
Câu 18: Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và phong trào “Đồng
khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam là
A. lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu, lực lượng vũ trang đóng vai trò phối hợp
B. lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định thắng lợi
C. đều nổ ra trong bối cảnh kẻ thù đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu
D. đi từ các cuộc khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa Phương pháp:
So sánh, loại trừ phương án. Cách giải:
Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và phong trào “Đồng khởi”
(1959 – 1960) ở miền Nam là lực lượng chính trị đóng vai trò chủ yếu, lực lượng vũ trang đóng vai trò phối hợp.
B loại vì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng vũ trang giữ vai trò xung kích, hỗ trợ cho lực lượng chính trị.
C loại vì trong phong trào “Đồng khởi” kẻ thù là Mĩ và chính quyền Sài Gòn chưa suy yếu.
D loại vì đây là hình thái của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chọn A.
Câu 19: Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh Lạnh (1947 – 1989) của lịch sử thế giới?
A. Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời B. Sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít
C. Quốc tế Cộng sản được thành lập D. Các công ty độc quyền bắt đầu xuất hiện Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59. Cách giải:
Tổ chức Hiệp ước Vacsava ra đời diễn ra trong thời kì Chiến tranh Lạnh (1947 – 1989) của lịch sử thế giới. Chọn A.
Câu 20: Bộ đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến
chống Pháp (1945 – 1954) sau chiến dịch nào?
A. Tây Bắc và Trung Lào cuối năm 1953 B. Biên giới thu – đông năm 1950
C. Việt Bắc thu – đông 1947 D. Điện Biên Phủ năm 1954 Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 138. Cách giải:
Bộ đội ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1945 – 1954) sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Chọn B.
Câu 21: Sự kiện nào là tín hiệu tiến công của quân ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 – 1954)?
A. Ở Hà Nội, Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu
B. Công nhân nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội phá máy, cả Hà Nội mất điện
C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 130. Cách giải:
Công nhân nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội phá máy, cả Hà Nội mất điện là tín hiệu tiến công của quân
ta mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Chọn B.
Câu 22: Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân
Pháp đầu tư vào lĩnh vực nào sau đây?
A. Điện hạt nhân B. Chinh phục vũ trụ
C. Nông nghiệp – đồn điền D. Công nghệ viễn thông Cách giải:
Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929), thực dân Pháp đầu
tư vào lĩnh vực Nông nghiệp – đồn điền. Chọn C.
Câu 23: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) có chủ trương nào sau đây?
A. Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp
B. Sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm
C. Duy trì cơ chế quản lí kinh tế tập trung bao cấp
D. Củng cố, mở rộng khu căn cứ địa cách mạng Việt Bắc Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 164. Cách giải:
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) có chủ trương sử
dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm. Chọn B.
Câu 24: Một trong những âm mưu của Mĩ trong thời kì 1954 – 1975 là biến miền Nam Việt Nam thành
A. trung tâm của chiến lược toàn cầu của Mĩ B. thị trường xuất khẩu duy nhất
C. căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á D. đồng minh duy nhất Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 158. Cách giải:
Một trong những âm mưu của Mĩ trong thời kì 1954 – 1975 là biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ
quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. Chọn C.
Câu 25: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào?
A. “Đánh đuổi phát xít Nhật” B. “Đánh đổ phong kiến”
C. “Đánh đuổi thực dân Pháp” D. “Đánh đuổi phản động thuộc địa” Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 112. Cách giải:
Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Chọn A.
Câu 26: Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga giành được là gì?
A. Quân cách mạng đã chiếm được các công sở
B. Bắt giam các bộ trưởng và tướng tá của Nga hoàng
C. Chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ
D. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, tất cả chính quyền về tay Xô viết Phương pháp: SGK Lịch sử 11. Cách giải:
Kết quả lớn nhất mà Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga giành được là lật đổ Chính phủ tư sản
lâm thời, tất cả chính quyền về tay Xô viết. Chọn D.
Câu 27: Từ khi ra đời năm 1967, một trong những mục tiêu chủ yếu của tổ chức ASEAN là gì?
A. Hợp tác phát triển kinh tế và văn hoá các nước thành viên
B. Không can thiệp nội bộ các nước trong khối
C. Hợp tác Quan hệ chính trị - kinh tế với các nước
D. Giải quyết tranh chấp quân sự bằng biệp pháp hoà bình Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31. Cách giải:
Từ khi ra đời năm 1967, một trong những mục tiêu chủ yếu của tổ chức ASEAN là hợp tác phát triển
kinh tế và văn hoá các nước thành viên. Chọn A.
Câu 28: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định lãnh đạo cách
mạng là giai cấp nào sau đây?
A. Công nhân B. Nông dân C. Tiểu tư sản D. Tư sản Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95. Cách giải:
Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Chọn A.
Câu 29: Tình thế nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như
A. “nồi da xáo thịt” B. “tiến thoái lưỡng nam”
C. “ngư ông đắc lợi” D. “ngàn cân treo sợi tóc” Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 122. Cách giải:
Tình thế nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 được ví như “ngàn cân treo sợi tóc”. Chọn D.
Câu 30: Liên Xô, Mỹ, Anh có vai trò như thế nào trong chiến thắng chống phát xít, giành hoà bình cho nhân loại?
A. Vai trò quan trọng B. Vai trò quyết định thắng lợi
C. Góp phần vào chiến thắng D. Cả ba đáp án trên Phương pháp: SGK Lịch sử 11. Cách giải:
Liên Xô, Mỹ, Anh có vai trò quan trọng trong chiến thắng chống phát xít, giành hoà bình cho nhân loại. Chọn A.
Câu 31: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế nào sau đây?
A. Toàn cầu hoá B. Phi Mĩ hoá C. Vô sản hoá D. Thực dân hoá Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 69. Cách giải:
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hoá. Chọn A.
Câu 32: Đạo luật trung lập (8/1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách không can thiệp vào
A. cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít
B. tình hình các nước phát xít
C. sự kiện ở châu Âu
D. các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ Phương pháp: SGK Lịch sử 11. Cách giải:
Đạo luật trung lập (8/1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách không can thiệp vào các cuộc
xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ. Chọn D.
Câu 33: Nội dung nào sau đây là biến đổi quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
B. Các nước đều đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Nhiều nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới
D. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải:
Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập là biến đổi quan trọng đầu tiên của các nước Đông
Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chọn D.
Câu 34: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại phong trào Cần vương của nhân dân Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX là gì?
A. Triều đình đã đầu hàng thực dân Pháp
B. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
C. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam
D. Phong trào diễn ra rời rạc, lẻ tẻ Phương pháp: Loại trừ phương án. Cách giải:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại phong trào Cần vương của nhân dân Việt Nam trong những
năm cuối thế kỉ XIX là thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất. Chọn B.
Câu 35: Từ nửa sau thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Bắc Á đã vươn lên trở thành
một trong bốn “con rồng” của nền kinh tế châu Á?
A. Nhật Bản B. Thái Lan C. Hàn Quốc D. Triều Tiên Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 20. Cách giải:
Từ nửa sau thế kỉ XX, Hàn Quốc ở khu vực Đông Bắc Á đã vươn lên trở thành một trong bốn “con
rồng” của nền kinh tế châu Á. Chọn C.
Câu 36: Đặc điểm lớn nhất của các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
B. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ
C. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 66. Cách giải:
Đặc điểm lớn nhất của các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai là khoa
học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chọn D.
Câu 37: Nhận định nào sau đây không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam?
A. Thắng lợi quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp
B. Thắng lợi quân sự làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
C. Mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng dân tộc
D. Thắng lợi buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionevo Phương pháp:
Phân tích, loại trừ đáp án. Cách giải:
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 là chiến dịch quân sự lớn nhất của cả ta và Pháp. Sự thắng lợi đó
là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam đồng thời, thắng lợi này đã tạo thế và lực của ta
trên mặt trận ngoại giao, buộc Pháp phải kí Hiệp định Gionevo, công nhận các quyền dân tộc của ta. Chọn B.
Câu 38: Ở Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm khác biệt nào sau đây so với chiến
dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A. Thắng lợi quyết định đến cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao
B. Tư tưởng chủ đạo trong chiến dịch là chủ động tiến công địch
C. Thắng lợi của lực lượng vũ trang ba thứ quân
D. Chiến dịch tiến công quy mô lớn của bội đội chủ lực Việt Nam Phương pháp: So sánh. Cách giải:
Ở Việt Nam, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm khác biệt so với chiến dịch Biên giới thu –
đông năm 1950 là đây là thắng lợi quân sự có tính quyết định, tạo thế và lực cho ta trên bàn đàm phán ngoại giao. Chọn A.
Câu 39: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam?
A. Chiến thắng Ấp Bắc B. Chiến thắng Bình Giã
C. Chiến thắng Vạn Tường D. Chiến thắng Núi Thành Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 175. Cách giải:
Chiến thắng Vạn Tường của quân dân ta ở miền Nam đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng
nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam. Chọn C.
Câu 40: Trong giai đoạn 1954 – 1975, các mạng miền Nam Việt Nam có vai trò như thế nào trong
việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
A. Vai trò cơ bản nhất B. Vai trò quyết định trực tiếp
C. Vai trò quyết định nhất D. Vai trò quan trọng nhất Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 165. Cách giải:
Trong giai đoạn 1954 – 1975, các mạng miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp trong việc
đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chọn B. ----- HẾT -----