





Preview text:
PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 ĐỀ 17 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 50 phút
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa A. NO - + 3 thành NH4 . B. NO - - 3 thành NO2 . C. NH + - 4 thành NO2 . D. NO - - 2 thành NO3 .
Câu 2: Quang hợp có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật?
A. Cung cấp năng lượng và dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể thực vật.
B. Cung cấp carbon dioxide là nguồn nguyên liệu trong pha sáng của quá trình quang hợp.
C. Điều hòa trực tiếp lượng nước trong khí quyển.
D. Cung cấp oxygen là nguồn nguyên liệu trong pha tối của quá trình quang hợp.
Câu 3: Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA
C. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
D. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin
Câu 4: Điều hoà hoạt động của gen là:
A. Điều hoà lượng sản phẩm của gen
B. Điều hoà lượng protein được tạo ra
C. Điều hoà lượng ARN, AND được tạo ra.
D. Điều hoà hoạt động gen điều hoà
Câu 5: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit
C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit
Câu 6: Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp
A. nghiên cứu tế bào học.
B. nghiên cứu di truyền phân tử.
C. nghiên cứu phả hệ.
D. nghiên cứu di truyền quần thể.
Câu 7: Khi nói về nhiệm vụ của Di truyền y học tư vấn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Góp phần chế tạo ra 1 số loại thuốc chữa bệnh di truyền
B. Định hướng sinh đẻ để dự phòng và hạn chế hậu quả xấu của các bệnh di truyền
C. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp
D. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên và khả năng mắc 1 loại bệnh di truyền nào đó ở thế sau
Câu 8: Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là A. liệu pháp gen.
B. thêm chức năng cho tế bào.
C. phục hồi chức năng của gen.
D. khắc phục sai hỏng di truyền.
Câu 9: Bệnh pheniketo niệu và bệnh bạch tạng ở người do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST
thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng có kiểu gen dị hợp về cả 2 cặp gen này dự
định sinh con. Xác suất họ sinh 2 đứa con trong đó có 1 đứa mắc 1 trong 2 bệnh này, còn 1
đứa bị cả 2 bệnh là bao nhiêu? A. 1/8 B. 3/8 C. 3/64 D. 1/4
Câu 10. Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống A. lúa B. cà chua C. dưa hấu D. nho
Câu 11. Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là
A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống.
B. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định
C. những biến đổi do tập quán hoạt động
D. biến dị di truyền
Câu 12. Theo Đacuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là
A. tạo nên loài sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường
B. sự đào thải tất cả các biến dị không thích nghi.
C.sự sinh sản ưu thế của các cá thể thích nghi.
D. tạo nên sự đa dạng trong sinh giới.
Câu 13. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là:
A. Biến dị đột biến, biến dị tổ hợp, di nhập gen.
B.Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
C.Biến dị tổ hợp, đột biến nhiễm sắc thể.
D.Đột biến gen và di nhập gen.
Câu 14. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến.
B. giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen
Câu 15. Có các loại môi trường phổ biến là:
A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.
B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.
C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.
D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.
Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.
C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
Câu 17. Quần xã sinh vật là
A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác
định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không
gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời
Câu 18: Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào?
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
PHẦN II: TRẮC NGHIỆM ĐÚNG/SAI
Câu 1. Dựa trên hình mô tả hệ tuần hòan và kiến thức đã học, hãy cho biết mỗi nhận định
sau đây là Đúng hay Sai? Hình 1 Hình 2
a. Hình 1 là hệ tuần hòa hở.(đúng)
b. Hình 2 là hệ tuần hòa kín.(đúng)
c. Hình 1: Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao
mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.(sai)
d. Hình 2: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu
được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô. Máu tiếp xúc và trao đổi chất
trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.(sai)
Câu 2. Một phân tử DNA của vi khuẩn được đánh dấu nguyên tử nitrogen phóng xạ N15 ở
cả hai mạch. Người ta đem vi khuẩn này nuôi trong môi trường chỉ có N14 cho nó nhân đôi
5 lần. Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
a. Số phân tử DNA con được tạo thành sau nhân đôi là 64. [S]
b. Số phân tử DNA có cấu trúc 2 mạch polynucleotide được xây dựng từ N15 là 32. [S]
c. Số phân tử DNA có cấu trúc 1 mạch polynucleotide được xây dựng từ N15 và 1 mạch
polynucleotide được xây dựng từ N14 là 2. [Đ]
d. Ở thế hệ thứ 3, chỉ có dạng phân tử DNA được xây dựng từ N14[S]
Câu 3. Khi nói về di truyền gene ngoài nhân, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a) Mọi di truyền tế bào chất đều là di truyền theo dòng mẹ.[Đ]
b) Gene nằm trong tế bào chất có khả năng bị đột biến nhưng không thể biểu hiện thành kiểu hình. [S]
c) Di truyền qua tế bào chất xảy ra ở nhiều đối tượng như ngựa đực giao phối với lừa cái tạo con la.[S]
d) Ứng dụng hiện tượng bất thụ đực, người ta tạo ra hạt lai mà không cần tốn công hủy phấn hoa cây mẹ.[Đ]
Câu 4: Hai loài cá hồi sinh sống trong các suối ở một vùng núi. Kết quả nghiên cứu hoạt
tính của một loại enzyme ở hai loài dưới tác động của nhiệt độ được trình bày ở Hình 10.
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
a) Loài 1 có khả năng chịu lạnh tốt hơn loài 2.[Đ]
b) Nếu nuôi chung 2 loài với số lượng tương tương ở 12,50C, loài 2 có khả năng bị loại bỏ
nhanh hơn do cạnh tranh loại trừ. [S]
c) Ở môi trường tự nhiên, tần số bắt gặp hai loài cá này sống tách biệt cao hơn chúng cùng
sống trong một khu vực. [Đ]
d) Vùng núi này có nhiệt độ tăng nhanh hơn so với các vùng thấp do biến đổi khí hậu.
Trong một số thập niên tới, loài 2 sẽ thay đổi khu vực phân bố. [Đ]
PHẦN III: TRẢ LỜI NGẮN (GV soạn: Phạm Văn Tùng)
CÂU 1_Biết: Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của các cơ thể như sau: 2n, 3n, 4n, 2n+1, 2n-
1, 2n-1-1, 2n+1+1. Có bao nhiêu cơ thể thuộc dạng dị bội (lệch bội)? Đáp án: 4
CẦU 2_Vận dụng: Cho biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lý
thuyết, phép lai: AaBbDd × AaBbDd, đời con có kiểu gene dị hợp về cả 3 cặp gene chiếm
tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Đáp án: 12,5% (0.125)
CÂU 3 _ Hiểu: Ở loài chuột đồng người ta thống được: Quần thể 1 AA Aa aa Quần thể 2 AA Aa aa Số cá thể 80 10 10 Số cá thể 16 48 36 Tần số Tần số 0,8 0,1 0,1 0,16 0,48 0,36 KG KG
Biết allele A quy định lông đen trội không hoàn toàn so với allele a quy định lông trắng, cá
thể mang gene dị hợp về 2 allele này cho lông xám. Tổng tần số allele A quần thể 1 và tần
số allele a quần thể 2 là:
Đáp án: 1.45 (Tần số alellele A của quần thề 1 là 0,85 và tần số allele a quần thể 2 là 0,6)
CÂU 4_ Biết: Quá trình tiến hóa hóa học diễn ra theo một trình tự gồm mấy giai đoạn chính? Đáp án: 2
CÂU 5_ Hiểu: Diện tích khu vực nghiên cứu là 100 mét vuông được chia thành 100 ô tiêu
chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn gồm 16 cá thể của một loài đang xét. Vậy kích thước quần thể của
loài đang xét là bao nhiêu? Đáp án: 1600
CÂU 6_Hiểu: Trong một quần xã ruộng lúa có các sinh vật sau: Cây lúa, cỏ lồng vực, cá
lóc, cá rô, chim ăn hạt, sâu ăn lúa. Trong quần xã này dựa vào cấu trúc chức năng dinh
dưỡng thì nhóm sinh vật tiêu thụ có bao nhiêu loài sinh vật? Đáp án: 4 ---------- Hết----------