



















Preview text:
PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 ĐỀ 24 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 50 phút
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Sinh vật nào sau đây không được cấu tạo từ tế bào nhân thực? A. Người. B. Động vật. C. Thực vật. D. Vi khuẩn.
Câu 2: Từ một tế bào mẹ lưỡng bội 2n ban đầu, sau một lần nguyên phân phân tạo ra
A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.
B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 3: Cho các bước tiến hành thí nghiê ̣m được mô tả trong hình vẽ dưới đây:
Thí nghiệm trên nhằm chứng minh vấn đề gì sau đây?
A. Sự tạo thành diệp lục trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
B. Sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
C. Sự tạo thành chất khoáng trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
D. Sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước hút vào và lượng nước
thoát ra của mỗi cây A, B, C, D trong cùng một đơn vị thời gian như sau. Theo suy luận lí
thuyết, cây nào không bị héo? Cây A B C D Lượng nước hút vào 26 gam 33 gam 31 gam 31gam Lượng nước thoát ra 28 gam 29 gam 32 gam 34 gam A. Cây B. B. Cây A. C. Cây C. D. Cây B
Câu 5: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch polynucleotide mới trên 1
chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ III.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là đúng?
A. Nếu đột biến làm cho gene Y không được phiên mã thì gene Z và gene A cũng không được phiên mã.
B. Một đột biến điểm xảy ra ở vùng P của Operon luôn làm cho gene điều hòa tăng cường phiên mã.
C. Nếu đột biến điểm làm cho chuỗi polypeptide do gene A quy định dài hơn bình thường
thì các gene Z, Y sẽ mất khả năng phiên mã.
D. Prôtêin ức chế của Operon có hai điểm gắn đó là: một điểm gắn với vùng O của
Operon và một điểm gắn với chất cảm ứng.
Câu 7: Có bằng chứng cho rằng loài người có bộ NST 2n= 46 tiến hóa từ loài vượn người
có bộ NST 2n=48, vì trên NST số 2 của người mang 2 đoạn DNA giống với các đoạn DNA
trên NST của vượn người. Quá trình tiến hóa loài người từ vượn người liên quan tới dạng đột biến NST nào?
A. Đột biến mất đoạn chứa tâm động làm cho một NST mất đi.
B. Đột biến chuyển đoạn Robertson là chuyển đoạn tương hỗ đặc biệt giữa 2 NST tâm
lệch tạo nên một NST tâm cân và một NST con (bị tiêu biến).
C. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 2 đoạn DNA của NST khác chuyển sang NST số 2.
D. Đột biến số lượng NST dạng thể không nhiễm làm mất đi 2 NST thuộc một cặp nào đó.
Câu 8: Nếu liệu pháp gene được áp dụng trên dòng tế bào mầm của phôi người, kết quả nào có thể xảy ra?
A. Phôi có thể phát triển bình thường nhưng vẫn mang gene đột biến.
B. Bệnh di truyền có thể được loại bỏ không chỉ cho cá thể này mà cả các thế hệ sau.
C. Chỉ cá thể đó được chữa khỏi bệnh, nhưng gene đột biến vẫn truyền lại cho thế hệ sau.
D. Chỉ một phần gene của phôi được thay thế, còn lại vẫn bị đột biến.
Câu 9: Một trong những kỹ thuật được xem là giải pháp tiềm năng trong việc chữa trị các
bệnh di truyền ở người là dùng virus làm vector để chuyển gen bình thường vào cơ thể
người bệnh nhằm thay thế hoặc phục hồi chức năng cho gene bệnh. Kỹ thuật này được gọi là A. liệu pháp gene. B. phục hồi gene.
C. sửa chữa sai hỏng di truyền. D. công nghệ gene.
Câu 10. Hình dưới đây thể hiện quá trình tiến hóa của ngựa được tổng hợp từ các dẫn liệu hóa thạch.
Quan sát hình trên và cho biết phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tiến
hóa của ngựa? Biết rằng ngựa thủy tổ sống trong những khu rừng nguyên sinh, trong khi
ngựa hiện đại sống ở vùng thảo nguyên.
A. Cấu trúc xương bàn chân trước của các chi ngựa trong hình là bằng chứng giải phẫu so
sánh chứng minh các chi ngựa này được tiến hóa từ cùng một nguồn gốc.
B. Sự tiến hóa của ngựa được đánh dấu bằng những thay đổi đáng kể trong cấu trúc
xương bàn chân trước và kích thước cơ thể.
C. Ngựa hiện đại có chiều cao gấp 4 lần so với ngựa thủy tổ Hyracotherium.
D. Sự thay đổi về cấu trúc xương bàn chân trước có thể cho thấy sự thích nghi của ngựa
khi thay đổi môi trường sống.
Câu 11: Quá trình chọn lọc tự nhiên đã đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn nào
của quá trình phát sinh sự sống? A. Tiến hoá hoá học.
B. Tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá sinh học.
D. Tiến hoá xã hội.
Câu 12: Khi nói về học thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Học thuyết tiến hoá tổng hợp là một lý thuyết khoa học có tính chất tổng hợp các lý
luận khoa học về quá trình tiến hoá của sinh vật.
B. Học thuyết tiến hoá tổng hợp được xây dựng dựa trên các thành tựu khoa học của học
thuyết Darwin với thành tựu của di truyền học hiện đại và nhiều ngành khoa học khác.
C. Học thuyết tiến hoá tổng hợp là học thuyết tiến hoá do nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng xây dựng.
D. Học thuyết tiến hoá tổng hợp cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của
ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các hiện tượng thiên tai như động đất, sự phun trào
núi lửa, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh hoặc sự phán tán cá thể đến nơi ở mới,… có thể gây nên
bởi nhân tố tiến hoá là A. đột biến
B. giao phối không ngẫu nhiên
C. chọn lọc tự nhiên
D. phiêu bạt di truyền
Câu 14: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng cách li địa lý có thể có sự tham giá của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lý
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.
Câu 15: Đặc điểm nào có ở một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
B. Tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài.
C. Gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở nơi khác nhau.
D. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
Câu 16: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là
A. quan hệ hợp tác.
B. quan hệ cộng sinh
C. quan hệ hội sinh D. quan hệ kí sinh.
Câu 17: Hình tháp luôn có dạng chuẩn( đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn
A. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng.
B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.
C. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng.
D. năng lượng của các bậc dinh dưỡng.
Câu 18: Đối với môi trường, nông nghiệp bền vững có vai trò
A. tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật và
phục hồi các hệ sinh thái.
B. đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân.
C. nâng cao giá trị của nông sản và hướng đến xuất khẩu, nâng cao thu nhập của gia đình
một cách an toàn và bền vững.
D. bảo vệ môi trường, đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu
của dân số đang tăng nhanh.
PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Bảng dưới đây thể hiện dữ liệu về tốc độ thoát hơi nước ở hai loại thực vật trong các
điều kiện môi trường khác nhau. Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
Tốc độ thoát hơi nước
Điều kiện môi trường (mg/m²/s)
Thực vật A (ở 25°C, 50% RH) 5.0
Thực vật B (ở 25°C, 50% RH) 3.0
Thực vật A (ở 35°C, 40% RH) 9.0
Thực vật B (ở 35°C, 40% RH) 5.5
Chú thích: RH (Relative Humidity) là độ ẩm tương đối, biểu thị tỷ lệ phần trăm lượng hơi
nước hiện có trong không khí
a) Tốc độ thoát hơi nước của thực vật tăng khi nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm.
b) Ở 25°C và 50% độ ẩm tương đối, thực vật A thoát hơi nước nhanh hơn thực vật B.
c) Chênh lệch tốc độ thoát hơi nước giữa thực vật A và B ở 35°C là 4.0 mg/m²/s.
d) Ở điều kiện 35°C và 40% RH, tốc độ thoát hơi nước của thực vật A tăng 80% so với
điều kiện 25°C và 50% RH.
Câu 2: Khi nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động của operon Lac, các học sinh đã đưa ra các
nhận định khác nhau. Theo em, mỗi nhận định bên dưới là Đúng hay Sai?
a) Nếu xảy ra đột biến ở giữa gene cấu trúc lacZ thì có thể làm cho protein điều hòa do
gene này qui định bị bất hoạt.
b) Vùng khởi động của operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả
năng liên kết với enzyme RNA polymerase nên gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA không được phiên mã.
c) Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotide ở giữa vùng vận hành thì có thể làm cho
các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA được phiên mã ngay cả khi một trường không có lactose.
d) Vùng khởi động của gene lacI bị đột biến làm thay đổi cấu trúc có thể dẫn tới gene
điều hòa không thể tổng hợp protein điều hòa.
Câu 3: Ở ruồi giấm, allele B quy định thân xám, trội hoàn toàn so với allele b quy định
thân đen, allele V quy định cánh dài, trội hoàn toàn so với allele v quy định cánh cụt. Các
gene nằm trên cùng một NST với khoảng cách di truyền là 20 cM. Xét phép lai P:
. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu
dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Cá thể đực ở P chỉ hình thành hai loại giao tử là BV và bv.
b) Ở P, tỉ lệ giao tử cái BV là 20%.
c) Ở F1, tỉ lệ cá thể thân đen, cánh cụt là 20%.
d) Ở F1, tỉ lệ cá thể thân xám, cánh dài dị hợp về 2 gene là 40%.
Câu 4: Khi nghiên cứu sự tăng trưởng tuyệt đối của ốc đĩa (Nerita balteata) giống với
ba loại thức ăn là tảo bám, tảo khô và rong câu (Gracilaria sp) tại tỉnh Quảng Ninh năm
2013, tiến sĩ Ngô Anh Tuấn đã thu được kết quả được thể hiện qua biểu đồ Hình A. Hình B
mô tả tỉ lệ sống của ốc đĩa giống khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Biết rằng ngoài
thức ăn thì sự tác động của các nhân tố sinh thái khác là như nhau trong các lô thí nghiệm. Hình A Hình B
a) Tỉ lệ sống của ốc đĩa là thấp nhất khi sử dụng tảo bám làm thức ăn.
b) Trong môi trường có tảo khô, sự tăng trưởng tuyệt đối đạt giá trị lớn nhất ở ngày thứ 20.
c) Tảo bám là loại thức ăn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng tuyệt đối của ốc đĩa giống.
d) Sự tăng trưởng tuyệt đối sau ở ngày ương thứ 5 ở các loại thức ăn khác nhau đạt giá trị
lớn nhất là trên 35µm/ngày.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả
lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1 . Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân.
Giả sử tế bào sinh trứng có 1 cặp
NST không phân li trong giảm
phân 1, giảm phân 2 bình thường;
tế bào sinh tinh giảm phân bình
thường. Hợp tử được tạo ra do sự
kết hợp giữa giữa trứng và tinh
trùng được tạo ra từ 2 tế bào này có
thể có bao nhiêu NST?
(Các trường hợp viết số NST từ nhỏ đến lớn)
Câu 2. Bệnh Alzheimer (AD) là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh tiến triển chậm
và thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ và cuối cùng dẫn đến tử vong. Đây là một
trong những bệnh do gene trong ti thể quy định. Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh
ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng,
nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường nặng hơn.
Từ đoạn thông tin về bệnh Alzheimer trên, có bao nhiêu giải thích đúng về nguyên
nhân của mức độ biểu hiện bệnh Alzheimer khác nhau ở các thành viên trong cùng một gia đình?
(1) Mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, giới
tính, chế độ ăn uống,…
(2) Ở người, sự phân chia tế bào chất không đồng đều cho 2 tế bào con trong quá trình
phân bào nên các con được sinh ra từ người mẹ bị bệnh có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh.
(3) Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc
tích cực tham gia các hoạt động xã hội không có vai trò trong điều trị bệnh hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
(4) Nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có nguồn gốc động vật, thực vật để bổ sung
năng lượng cho bào quan ti thể và chống lại sự giải phóng các gốc tự do gây tổn thương tế bào thần kinh.
Câu 3. Ở người tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3
alen là IA, IB, IO trong đó IA, IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có
kiểu gen IA IA hoặc IA IO có nhóm máu A; kiểu gen IB IB hoặc IB IO có nhóm máu B; kiểu
gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IO IO có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau 1 2 I 3 4 5 6 7 II 8 9 11 10 III Quy ước Nhóm máu A Nhóm máu B Nhóm máu AB Nhóm máu O
Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 11 có bố mang nhóm máu A. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Biết được chính xác kiểu gen của 8 người. 1
(II) Xác suất sinh con có máu O của cặp 8-9 là 24 . 1
(III) Xác suất sinh con có máu A của cặp 8-9 là 8 . 3
(IV) Xác suất sinh con có máu B của cặp 10-11 là 4 .
Câu 4.Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có các nội dung sau:
1. Thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gene khác nhau trong quần thể.
2. Tác động trực tiếp lên kiểu gene mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật.
3. Làm biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể không theo hướng xác định.
4. Làm xuất hiện các allele mới dẫn đến làm phong phú vốn gene của quần thể.
5. Đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gene quy định kiểu hình thích nghi
mà không tạo ra các kiểu gene thích nghi.
6. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi
tần số allele của quần thể theo nhiều hướng khác nhau.
Hãy sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn các phát biểu đúng.
Câu 5: Do nước thải của thành phố và khu công nghiệp nên hồ nước ngọt Vesijarvi bị ô
nhiễm nặng dẫn tới tảo và vi khuẩn lam bùng nổ. Cá Rutilus (thuộc họ Cá chép) có nguồn
thức ăn chính là động vật phù du cũng gia tăng. Chỉ số đa dạng Shannon của hồ trong giai
đoạn này thấp (0,5). Năm 1989, để khắc phục tình trạng ô nhiễm, các nhà khoa học đã loại
bỏ khoảng 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, nhưng chỉ số đa dạng Shannon vẫn không
thay đổi. Năm 1993, đồng thời với việc loại bỏ 20% số lượng cá Rutilus ra khỏi hồ, các nhà
khoa học thả thêm cá chó – loài ăn thịt cá Rutilus vào hồ, chỉ số đa dạng sinh học Shannon
tăng lên là 1,36. Các phát biểu sau đây về quá trình sinh học diễn ra tại hồ này có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học trong hồ là do hiện tượng phú dưỡng (phì dưỡng).
(2) Phương pháp phục hồi hệ sinh thái này là phục hồi đa dạng sinh học.
(3) Phương pháp phục hồi hệ sinh thái năm 1989 không thành công vì sau đó cá Rutilus lại phục hồi trở lại.
(4) Phương pháp phục hồi bằng cách bổ sung thêm cá chó sẽ kiểm soát được số lượng cá
Rutilus, tạo điều kiện cho động vật phù du phát triển nên giảm lượng thực vật phù du hiệu quả.
Hãy sắp xếp các phát biểu đúng thành một dãy số có thứ tự giảm dần.
Câu 6: Khi nghiên cứu về sự phân tầng của sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới (hình
minh họa) một bạn học sinh đã có những nhận định sau:
(1). Sự phân tầng theo phương thẳng đứng là đặc trưng về cấu trúc không gian của quần xã rừng mưa nhiệt đới.
(2). Sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa sẽ kéo theo sự phân tầng của động vật.
(3). Sự phân tầng làm mở rộng ổ sinh thái của các loài khác nhau trong quần xã từ đó giảm
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống cho các sinh vật.
(4). Ánh sáng là nhân tố chủ yếu và quan trọng dẫn đến sự phân tầng của thực vật rừng mưa nhiệt đới.
Hãy viết liền các số tương ứng từ thấp đến cao của các các nhận định đúng? HẾT ĐÁP ÁN CHI TIẾT
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Sinh vật nào sau đây không được cấu tạo từ tế bào nhân thực? A. Người. B. Động vật. C. Thực vật. D. Vi khuẩn.
Câu 2: Từ một tế bào mẹ lưỡng bội 2n ban đầu, sau một lần nguyên phân phân tạo ra
A. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n.
B. 2 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
C. 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 3: Cho các bước tiến hành thí nghiê ̣m được mô tả trong hình vẽ dưới đây:
Thí nghiệm trên nhằm chứng minh vấn đề gì sau đây?
A. Sự tạo thành diệp lục trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
B. Sự tạo thành tinh bột trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
C. Sự tạo thành chất khoáng trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
D. Sự tạo thành khí oxygen trong quá trình quang hợp ở cây xanh.
Câu 4: Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước hút vào và lượng nước
thoát ra của mỗi cây A, B, C, D trong cùng một đơn vị thời gian như sau. Theo suy luận lí
thuyết, cây nào không bị héo? Cây A B C D Lượng nước hút vào 26 gam 33 gam 31 gam 31gam Lượng nước thoát ra 28 gam 29 gam 32 gam 34 gam
A. Cây B. B. Cây A. C. Cây C. D. Cây D.
Câu 5: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch polynucleotide mới trên 1
chạc chữ Y trong quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân sơ? A. Sơ đồ IV. B. Sơ đồ I. C. Sơ đồ II. D. Sơ đồ III.
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli là đúng?
A. Nếu đột biến làm cho gene Y không được phiên mã thì gene Z và gene A cũng không được phiên mã.
B. Một đột biến điểm xảy ra ở vùng P của Operon luôn làm cho gene điều hòa tăng cường phiên mã.
C. Nếu đột biến điểm làm cho chuỗi polypeptide do gene A quy định dài hơn bình
thường thì các gene Z, Y sẽ mất khả năng phiên mã.
D. Prôtêin ức chế của Operon có hai điểm gắn đó là: một điểm gắn với vùng O của
Operon và một điểm gắn với chất cảm ứng.
Câu 7. Có bằng chứng cho rằng loài người có bộ NST 2n= 46 tiến hóa từ loài vượn người
có bộ NST 2n=48, vì trên NST số 2 của người mang 2 đoạn DNA giống với các đoạn DNA
trên NST của vượn người. Quá trình tiến hóa loài người từ vượn người liên quan tới dạng đột biến NST nào?
A. Đột biến mất đoạn chứa tâm động làm cho một NST mất đi.
B. Đột biến chuyển đoạn Robertson là chuyển đoạn tương hỗ đặc biệt giữa 2 NST tâm lệch
tạo nên một NST tâm cân và một NST con (bị tiêu biến).
C. Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ làm cho 2 đoạn DNA của NST khác chuyển sang NST số 2.
D. Đột biến số lượng NST dạng thể không nhiễm làm mất đi 2 NST thuộc một cặp nào đó.
Câu 8: Nếu liệu pháp gene được áp dụng trên dòng tế bào mầm của phôi người, kết quả nào có thể xảy ra?
A. Phôi có thể phát triển bình thường nhưng vẫn mang gene đột biến.
B. Bệnh di truyền có thể được loại bỏ không chỉ cho cá thể này mà cả các thế hệ sau.
C. Chỉ cá thể đó được chữa khỏi bệnh, nhưng gene đột biến vẫn truyền lại cho thế hệ sau.
D. Chỉ một phần gene của phôi được thay thế, còn lại vẫn bị đột biến.
Câu 9: Một trong những kỹ thuật được xem là giải pháp tiềm năng trong việc chữa trị các
bệnh di truyền ở người là dùng virus làm vector để chuyển gen bình thường vào cơ thể
người bệnh nhằm thay thế hoặc phục hồi chức năng cho gene bệnh. Kỹ thuật này được gọi là
A. liệu pháp gene. B. phục hồi gene.
C. sửa chữa sai hỏng di truyền. D. công nghệ gene.
Câu 10: Hình dưới đây thể hiện quá trình tiến hóa của ngựa được tổng hợp từ các dẫn liệu hóa thạch.
Quan sát hình trên và cho biết phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tiến
hóa của ngựa? Biết rằng ngựa thủy tổ sống trong những khu rừng nguyên sinh, trong khi
ngựa hiện đại sống ở vùng thảo nguyên.
A. Cấu trúc xương bàn chân trước của các chi ngựa trong hình là bằng chứng giải phẫu
so sánh chứng minh các chi ngựa này được tiến hóa từ cùng một nguồn gốc.
B. Sự tiến hóa của ngựa được đánh dấu bằng những thay đổi đáng kể trong cấu trúc
xương bàn chân trước và kích thước cơ thể.
C. Ngựa hiện đại có chiều cao gấp 4 lần so với ngựa thủy tổ Hyracotherium.
D. Sự thay đổi về cấu trúc xương bàn chân trước có thể cho thấy sự thích nghi của
ngựa khi thay đổi môi trường sống.
Câu 11: Quá trình chọn lọc tự nhiên đã đóng vai trò quan trọng nhất trong giai đoạn nào
của quá trình phát sinh sự sống?
A. Tiến hoá hoá học. B. Tiến hoá tiền sinh học.
C. Tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá xã hội.
Câu 12: Khi nói về học thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Học thuyết tiến hoá tổng hợp là một lý thuyết khoa học có tính chất tổng hợp các lý
luận khoa học về quá trình tiến hoá của sinh vật.
B. Học thuyết tiến hoá tổng hợp được xây dựng dựa trên các thành tựu khoa học của
học thuyết Darwin với thành tựu của di truyền học hiện đại và nhiều ngành khoa học khác.
C. Học thuyết tiến hoá tổng hợp là học thuyết tiến hoá do nhiều nhà khoa học trên thế giới cùng xây dựng.
D. Học thuyết tiến hoá tổng hợp cho rằng những biến đổi trên cơ thể do tác dụng của
ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.
Câu 13: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, các hiện tượng thiên tai như động đất, sự phun trào
núi lửa, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh hoặc sự phán tán cá thể đến nơi ở mới,… có thể gây nên
bởi nhân tố tiến hoá là A. đột biến
B. giao phối không ngẫu nhiên
C. chọn lọc tự nhiên
D. phiêu bạt di truyền
Câu 14: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng cách li địa lý có thể có sự tham giá của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lý
C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở động vật.
Câu 15: Đặc điểm nào có ở một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
B. Tập hợp các cá thể sinh vật cùng loài.
C. Gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở nơi khác nhau.
D. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.
Câu 16: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là
A. quan hệ hợp tác.
B. quan hệ cộng sinh
C. quan hệ hội sinh D. quan hệ kí sinh.
Câu 17: Hình tháp luôn có dạng chuẩn( đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn
A. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng.
B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng.
C. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng.
D. năng lượng của các bậc dinh dưỡng.
Câu 18: Đối với môi trường, nông nghiệp bền vững có vai trò
A. tránh lãng phí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật và
phục hồi các hệ sinh thái.
B. đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
C. nâng cao giá trị của nông sản và hướng đến xuất khẩu, nâng cao thu nhập của gia đình
một cách an toàn và bền vững.
D. bảo vệ môi trường, đảm bảo sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của dân số đang tăng nhanh.
PHẦN II. Thi sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1: Bảng dưới đây thể hiện dữ liệu về tốc độ thoát hơi nước ở hai loại thực vật trong các
điều kiện môi trường khác nhau. Dựa vào bảng số liệu, hãy cho biết mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai?
Tốc độ thoát hơi nước
Điều kiện môi trường (mg/m²/s)
Thực vật A (ở 25°C, 50% RH) 5.0
Thực vật B (ở 25°C, 50% RH) 3.0
Thực vật A (ở 35°C, 40% RH) 9.0
Thực vật B (ở 35°C, 40% RH) 5.5
Chú thích: RH (Relative Humidity) là độ ẩm tương đối, biểu thị tỷ lệ phần trăm lượng hơi
nước hiện có trong không khí
a) Tốc độ thoát hơi nước của thực vật tăng khi nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm.
b) Ở 25°C và 50% độ ẩm tương đối, thực vật A thoát hơi nước nhanh hơn thực vật B.
c) Chênh lệch tốc độ thoát hơi nước giữa thực vật A và B ở 35°C là 4.0 mg/m²/s.
d) Ở điều kiện 35°C và 40% RH, tốc độ thoát hơi nước của thực vật A tăng 80% so với
điều kiện 25°C và 50% RH.
Hướng dẫn giải
a) Đúng. Khi nhiệt độ tăng và độ ẩm giảm, tốc độ thoát hơi nước ở cả hai loại thực vật đều tăng.
b) Đúng. Ở 25°C và 50% RH, tốc độ thoát hơi nước của thực vật A là 5.0 mg/m²/s, cao
hơn thực vật B là 3.0 mg/m²/s.
c) Sai. Chênh lệch tốc độ thoát hơi nước giữa thực vật A và B ở 35°C là 9.0 - 5.5 = 3.5
mg/m²/s, không phải 4.0 mg/m²/s.
d) Đúng. Ở 35°C và 40% RH, tốc độ thoát hơi nước của thực vật A tăng [(9.0 - 5.0)/5.0] × 100 = 80%.
Câu 2: Khi nghiên cứu về cấu trúc và hoạt động của operon Lac, các học sinh đã đưa ra các
nhận định khác nhau. Theo em, mỗi nhận định bên dưới là Đúng hay Sai?
a) Nếu xảy ra đột biến ở giữa gene cấu trúc lacZ thì có thể làm cho protein điều hòa do
gene này qui định bị bất hoạt.
b) Vùng khởi động của operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả
năng liên kết với enzyme RNA polymerase nên gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA không được phiên mã.
c) Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotide ở giữa vùng vận hành thì có thể làm cho
các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA được phiên mã ngay cả khi một trường không có lactose.
d) Vùng khởi động của gene lacI bị đột biến làm thay đổi cấu trúc có thể dẫn tới gene
điều hòa không thể tổng hợp protein điều hòa.
Hướng dẫn giải.
a) Sai. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gene cấu trúc lacZ thì không làm cho protein điều hòa do
gene này qui định bị bất hoạt. Protein do gene LacZ quy định là protein cấu trúc. b) Đúng. c) Đúng. d) Đúng.
Câu 3: Ở ruồi giấm, allele B quy định thân xám, trội hoàn toàn so với allele b quy định
thân đen, allele V quy định cánh dài, trội hoàn toàn so với allele v quy định cánh cụt. Các
gene nằm trên cùng một NST với khoảng cách di truyền là 20 cM. Xét phép lai P:
. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, mỗi phát biểu
dưới đây là Đúng hay Sai?
a) Cá thể đực ở P chỉ hình thành hai loại giao tử là BV và bv.
b) Ở P, tỉ lệ giao tử cái BV là 20%.
c) Ở F1, tỉ lệ cá thể thân đen, cánh cụt là 20%.
d) Ở F1, tỉ lệ cá thể thân xám, cánh dài dị hợp về 2 gene là 40%.
* Hướng dẫn giải
a. Đúng. Vì cá thể đực không hoán vị tạo 2 loại giao tử.
b. Sai. BV = bv = 0,4
c. Đúng. = 0,4 . 0,5 = 0,2 d. Đúng. = 2 . 0,4 . 0,5 = 0,4
Câu 4: Khi nghiên cứu sự tăng trưởng tuyệt đối của ốc đĩa (Nerita balteata) giống với
ba loại thức ăn là tảo bám, tảo khô và rong câu (Gracilaria sp) tại tỉnh Quảng Ninh năm
2013, tiến sĩ Ngô Anh Tuấn đã thu được kết quả được thể hiện qua biểu đồ Hình A. Hình B
mô tả tỉ lệ sống của ốc đĩa giống khi sử dụng các loại thức ăn khác nhau. Biết rằng ngoài
thức ăn thì sự tác động của các nhân tố sinh thái khác là như nhau trong các lô thí nghiệm. Hình A Hình B
a) Tỉ lệ sống của ốc đĩa là thấp nhất khi sử dụng tảo bám làm thức ăn.
b) Trong môi trường có tảo khô, sự tăng trưởng tuyệt đối đạt giá trị lớn nhất ở ngày thứ 20.
c) Tảo bám là loại thức ăn thích hợp nhất cho sự tăng trưởng tuyệt đối của ốc đĩa giống.
d) Sự tăng trưởng tuyệt đối sau ở ngày ương thứ 5 ở các loại thức ăn khác nhau đạt giá trị
lớn nhất là trên 35µm/ngày. Hướng dẫn giải
a) Sai. Tỉ lệ sống của ốc đĩa giảm dần theo thứ tự sau: Tảo bám > Tảo khô > Rong câu.
b) Sai. Sau 20 ngày, tỉ lệ sống của ấu trùng đạt giá trị cao nhất là 51,8±0,76% ở nghiệm
thức sử dụng thức ăn là tảo bám và thấp nhất là 31,5±0,5% ở nghiệm thức chỉ cho ăn bằng rong câu tươi) c) Đúng.
d) Đúng. Sự tăng trưởng tuyệt đối sau ở ngày ương thứ 5 ở các loại thức ăn khác nhau đạt
giá trị lớn nhất là trên 35µm/ngày khi sử dụng tảo bám làm thức ăn.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả
lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1 . Hình bên mô tả một giai đoạn của 2 tế bào cùng loài đang trong quá trình giảm phân.
Giả sử tế bào sinh trứng có 1 cặp
NST không phân li trong giảm
phân 1, giảm phân 2 bình thường;
tế bào sinh tinh giảm phân bình
thường. Hợp tử được tạo ra do sự
kết hợp giữa giữa trứng và tinh
trùng được tạo ra từ 2 tế bào này có
thể có bao nhiêu NST?
(Các trường hợp viết số NST từ nhỏ đến lớn) Đáp án: 35 Hướng dẫn giải
Giả sử tế bào sinh trứng có cặp Aa không phân li trong giảm phân 1:
→ 2 tế bào con tạo ra là: AAaaBB và bb hoặc Aaaabb vào BB
Giảm phân 2 bình thường, giao tử sẽ là: AaB (dạng n+1) và b (dạng n-1) hoặc Aab( n + 1) và B( n – 1)
Tế bào sinh tinh giảm phân bình thường, giao tử tạo ra là: AB và ab (dạng n)
Hợp tử tạo ra thuộc 2 trường hợp:
TH1: Giao tử: (n+1) × n
Hợp tử 2n +1 có 5 NST
TH2: Giao tử (n-1) x n
Hợp tử 2n -1 có 3 NST
Câu 2. Bệnh Alzheimer (AD) là một nguyên nhân của chứng giảm trí nhớ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến não bộ, khiến người bệnh gặp trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày.
Alzheimer ảnh hưởng đến trí nhớ, ngôn ngữ và tư duy của người bệnh. Bệnh tiến triển chậm
và thường bắt đầu với triệu chứng đãng trí nhẹ và cuối cùng dẫn đến tử vong. Đây là một
trong những bệnh do gene trong ti thể quy định. Trong thực tế, mẹ bị bệnh thì các con sinh
ra có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh hoặc mức độ biểu hiện bệnh (nặng,
nhẹ) cũng rất khác nhau và khi tuổi càng cao thì bệnh thường nặng hơn.
Từ đoạn thông tin về bệnh Alzheimer trên, có bao nhiêu giải thích đúng về nguyên
nhân của mức độ biểu hiện bệnh Alzheimer khác nhau ở các thành viên trong cùng một gia đình?
(1) Mức độ biểu hiện bệnh (nặng, nhẹ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố như di truyền, giới
tính, chế độ ăn uống,…
(2) Ở người, sự phân chia tế bào chất không đồng đều cho 2 tế bào con trong quá trình
phân bào nên các con được sinh ra từ người mẹ bị bệnh có thể có người mắc bệnh, có người không mắc bệnh.
(3) Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu đố hoặc
tích cực tham gia các hoạt động xã hội không có vai trò trong điều trị bệnh hay làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
(4) Nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ có nguồn gốc động vật, thực vật để bổ sung
năng lượng cho bào quan ti thể và chống lại sự giải phóng các gốc tự do gây tổn thương tế bào thần kinh. Đáp án: 2.
Hướng dẫn giải: Có 2 giải thích đúng (1),(2) Ý (1). Đúng Ý (2). Đúng
Ý (3). Sai: vì Tích cực tham gia các hoạt động trí tuệ như: đọc sách, trò chơi các câu
đố hoặc tích cực tham gia các hoạt động xã hội làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Ý (4). Sai: vì cần hạn chế đồ ăn nhiều mỡ.
Câu 3. Ở người tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3
alen là IA, IB, IO trong đó IA, IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có
kiểu gen IA IA hoặc IA IO có nhóm máu A; kiểu gen IB IB hoặc IB IO có nhóm máu B; kiểu
gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IO IO có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau 1 2 I 3 4 5 6 7 II 8 9 11 10 III Quy ước Nhóm máu A Nhóm máu B Nhóm máu AB Nhóm máu O
Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 11 có bố mang nhóm máu A. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Biết được chính xác kiểu gen của 8 người. 1
(II) Xác suất sinh con có máu O của cặp 8-9 là 24 . 1
(III) Xác suất sinh con có máu A của cặp 8-9 là 8 . 3
(IV) Xác suất sinh con có máu B của cặp 10-11 là 4 . Đáp án: 4 Hướng dẫn giải (I)_Đúng vì:
Tất cả những người có máu AB và O đều biết kiểu gen
- Người II3 máu O có kiểu gen IO IO, người II5 máu AB có kiểu gen IAIB, người II7 máu
AB có kiểu gen IAIB. Như vậy đã biết được kiểu gen của 3 người.
- Người II3 có kiểu gen IO IO vậy người số (1) và (2) phải có kiểu gen IB IO để sinh con II3 có kiểu gen IO IO.
- Người số III8 là con của người II4, II5. Như vậy chưa biết được kiểu gen. Số (4) và số
(8) chưa biết được kiểu gen.
- Người số (10) là con của người số (6) và (7), vậy chắc chắn là người số (10) phải có
kiểu gen IB IO: đã nhận IB từ người số (7) và IO từ người số (6). Vậy người số (6) phải có
kiểu gen IAIO. Người (11) có kiểu gen IB IO vì bố có máu A máu A: IA IO (người 11 nhận IO
từ bố). Ở phả hệ này ta biết chính xác kiểu gen của 8 người còn người (4), (8), (9) chưa biết.
Vậy phát biểu (I) đúng. (II)_Đúng vì: 1
Xác suất sinh con có máu O của cặp 8-9 là 24 .
Tìm kiểu gen của cặp vợ chồng (8) – (9):
- Người số (9) là con của người số (6) và số (7): Người số (6) có kiểu gen IAIO, người 1 1 A A A O I I : I I
số (7) có kiểu gen IAIB. Vậy người số (9) là 2 2 .
- Người số (8) là con của người số (4) và số (5).