









Preview text:
PHÁT TRIỂN TỪ ĐỀ MINH HỌA
ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT 2025 ĐỀ 31 MÔN: SINH HỌC Thời gian: 50 phút
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Để xác định mối quan hệ huyết họ hàng, người ta không phân tích loại phân tử nào? A. DNA. B. RNA. C. Protein.
D. Carbohydrate.
Câu 2: Trong chu kỳ giảm phân, sự tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra trong giai đoạn nào? A. Kỳ trung gian. B. Kỳ đầu I. C. Kỳ giữa I.
D. Kỳ cuối I.
Câu 3: Đồ thị ở hình bên mô tả ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến cường độ hô hấp và cường
độ quang hợp của một loài thực vật. Điểm nào trên đồ thị biểu thị điểm bù ánh sáng của loài này A. Điểm 1 B. Điểm 2. C. Điểm 3. D. Điểm 4.
Câu 4: Chất nào sau đây được vận chuyển chủ yếu trong mạch gỗ của cây? A. Diệp lục. B. Nước. C. Tinh bột. D. Protein.
Câu 5: Các nhà khoa học đã tìm thấy những vết chân của bò sát tạo thành một con đường mòn,
được bảo tồn trong hệ địa tầng Đồi Schnebly thuộc kỷ Permian ở Arizona (hình bên). Đây là bằng chứng tiến hóa A. hóa thạch. B. tế bào học. C. sinh học phân tử. D. giải phẫu so sánh.
Câu 6: Trong tiến hóa, nhân tố có thể tạo ra các alelle mới cho quần thể là
A. giao phối có chọn lọc. B. Dòng gene.
C. chọn lọc tự nhiên.
D. Phiêu bạt di truyền.
Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể
theo một hướng xác định là: A. Phiêu bạt di truyền.
B. Chọn lọc tự nhiên. C. Dòng gene. D. Đột biến.
Câu 8: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại, chọn lọc tự nhiên dẫn tới hiện tượng nào sau đây?
A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi.
B. Tạo ra các allele mới.
C. Hình thành các kiểu hình mới.
D. Hình thành quần thể thích nghi.
Câu 9: Khảo sát sự di truyền bệnh M ở người qua ba thế hệ như sau: I Nam bình thường 1 2 3 4 Nam bị bệnh M II 5 6 7 8 Nữ bình thường III Nữ bị bệnh M 9 10
Biết rằng các cá thể trong phả hệ không xảy ra đột biến. Xác suất để người số 10 không mang allele bệnh là bao nhiêu? A. 1/2. B. 1/4. C. 3/4. D. 1/3.
Câu 10: Quá trình hình thành loài lúa mì (T. aestivum) được các nhà khoa học mô tả như sau: Loài lúa mì
(T. Monococcum có bộ NST 2n = 14 AA) lai với loài cỏ dại (T. Speltoides có bộ NST 2n = 14 BB)
đã tạo ra con lai số 1. Con lai này được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài lúa mì (T.
Dicoccum). Loài lúa mì (T. Dicoccum) lai với loài lúa mì hoang dại (A. Squarrosa có bộ NST 2n =
14 DD) đã tạo ra con lai con lai số 2. Con lai này lại được gấp đôi bộ nhiễm sắc thể tạo thành loài
lúa mì (T. aestivum). Khi nói về quá trình hình thành loài lúa mì
(T. aestivum) phát biểu nào sau đây không đúng? .
A. Loài lúa mì (T. Dicoccum) là thể song nhị bội.
B. Loài lúa mì (T. aestivum) mang bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.
C. Loài lúa mì (T. aestivum) có kiểu gen đồng hợp tất cả các gen.
D. Con lai số 2 có số lượng NST là 21.
Câu 11: Nhiều trâu rừng trưởng thành xếp hàng đi phía trước để bảo vệ con non mới sinh ra. Hiện
tượng này thể hiện ở mối quan hệ A. cạnh tranh cùng loài.
B. hỗ trợ khác loài. C. cộng sinh.
D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 12: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ ký sinh giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 13: Kĩ thuật được mô tả trong sơ đồ ở hình bên là A. nhân bản vô tính.
B. thụ tinh trong ống nghiệm.
C. công nghệ tế bào.
D. công nghệ DNA tái tổ hợp.
Câu 14: Thành tựu nào sau đây là ví dụ về ứng dụng của liệu pháp gene trong điều trị bệnh?
A. Điều trị thành công một số bệnh liên quan đến hệ miễn dịch như SCID.
B. Việc tạo ra vaccine chống COVID-19.
C. Việc sử dụng virus làm vector chuyển gene
D. Sử dụng bằng thuốc kháng sinh để chống lại vi khuẩn thuốc.
Câu 15: Ở người, gen quy định tính trạng hói đầu bị ảnh hưởng bởi giới tính. Phụ nữ có kiểu gen
BB bị hói, tuy nhiên phụ nữ Bb và bb thì không. Đàn ông có kiểu gen BB và Bb bị hói, đàn ông bb
thì không. Yếu tố Rh do gen R quy định, kiểu gen của
người Rh- là r và của người Rh+ là RR hoặc Rr. Khi Người Hói đầu Rh
một người phụ nữ Rh- mang thai nhi có Rh+, hệ miễn Yến
dịch của người phụ nữ có thể tạo ra các kháng thể kháng Không Rh+
lại Rh+ của thai nhi trong lần mang thai thứ hai, có thể Mẹ của Yến Có Rh+
dẫn đến cái chết của thai nhi. Hiện tượng này được gọi
là sự không tương thích Rh. Hai gen này cùng nằm trên Bố của Yến Không Rh-
một cặp nhiễm sắc thể thường và cách nhau 30cM. Hai
vợ chồng Yến và Linh đến một văn phòng tư vấn di Linh Có Rh-
truyền và được bác sĩ thu thập dữ liệu như tóm tắt trong bảng dưới đây Mẹ của Linh Có Rh-
Có bao nhiêu kết luận sau đúng? Bố của Linh Không Rh+
I. Có thể xác định chắc chắn kiểu gen của 5 người.
II. Cặp vợ chồng này có thể sinh con bị hói đầu với tỷ lệ 35%.
III. Cặp vợ chồng này sinh ra được một đứa con gái, xác suất người con này có thể phải đối mặt với
sự không tương thích Rh khi người con này mang thai là 50%.
IV. Xác suất con gái của họ có tiềm năng không tương thích Rh đồng thời sẽ bị hói đầu là 3,75%. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 16: Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở
một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A. mắc hội chứng Klinefelter.
B. mắc hội chứng Down.
C. mắc hội chứng Turner.
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 17: Sự hình thành khu rừng nguyên sinh tự nhiên từ một đám cây bụi sẵn có được gọi là A. diễn thế nguyên sinh.
B. diễn thế thứ sinh.
C. diễn thế phân huỷ.
D. diễn thế nhân tạo.
Câu 18: Biện pháp nào sau đây không phù hợp với phát triển nông nghiệp bền vững?
A. Quản lí giống và nguồn nước, bảo tồn các giống địa phương.
B. Quản lí sâu hại bằng bằng các phương pháp hóa học.
C. Trồng cây che phủ đất, luân canh cây trồng.
D. Tạo dinh dưỡng cho đất, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. AB AB Câu 1: Phép lai D d D P : ♀ X X ♂
X Y thu được F1. Trong tổng số cá thể ở F1, số cá thể đực ab ab
có kiểu hình trội về cả ba tính trạng chiếm 16,5%. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các
allele trội là trội hoàn toàn; không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh
giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. F1 có 40 loại kiểu gen.
b. Khoảng cách giữa gen A và gen B là 40 cM.
c. F1 có 8,5% số cá thể cái dị hợp tử về 3 cặp gen.
d. F1 có 25% số cá thể đực có kiểu hình lặn về 3 tính trạng.
Câu 2: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) là loài ngoại lai có nguồn gốc từ Nam Mỹ được du
nhập tới Đài Loan và phát triển mạnh ra khắp Đông Nam Á. Hình A thể hiện sự biến động mức độ
che phủ của một số loài điển hình và hàm lượng dinh dưỡng trong nước ở ruộng nước ngọt trước và
sau khi có mặt ốc bươu vàng (vào ngày 0). Hình B thể hiện mối quan hệ giữa mức độ giàu loài
trong quần xã với số lượng ốc bươu vàng.
a. Ốc bươu vàng là loài đặc trưng trong quần xã ruộng nước ngọt.
b. Nguồn dinh dưỡng của ốc bươu vàng chủ yếu đến từ bèo và tảo.
c. Sau khi có mặt ốc bươu vàng, sinh khối của thực vật phù du sẽ giảm xuống.
d. Ốc bươu vàng gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp cũng như môi trường sinh thái bản địa. Để giảm
thiểu thiệt hại, nên bổ sung loài ăn thịt đặc hiệu sẽ hiệu quả hơn là thường xuyên bắt và giết ốc với quy mô lớn.
Câu 3: Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), viết tắt là Thal, là một bệnh do gen lặn (a) nằm trên
nhiễm sắc thể thường gây nên. Người bị bệnh nhận 2 allele lặn từ bố và mẹ, biểu hiện bệnh ở dạng
hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu. Theo thống kê (2001) người ta nhận
thấy, bệnh Thal thường gặp ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ
me, ít gặp ở người Kinh. Cụ thể, tỉ lệ mắc bệnh:
- Nhóm 1: Người Mường, Thái, Tày là 25%;
- Nhóm 2: Người Ê đê, Khơ me là 40%;
- Nhóm 3: Người Kinh là 4%.
Với giả thiết là cấu trúc di truyền ban đầu của các dân tộc đều giống nhau, và ở dân tộc Kinh thì
việc kết hôn hoàn toàn ngẫu nhiên.
Mỗi nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a. Tỉ lệ mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở các dân tộc vùng cao, vùng xa như: Thái, Mường, Tày, Ê đê, Khơ me
cao là do tần số allele gây bệnh trong quần thể ban đầu cao.
b. Tần số allele gây bệnh trong cộng đồng người Thái là 0,5.
c. Một cặp vợ chồng người Ê đê không mắc bệnh tan máu bẩm sinh nhưng sinh ra người con trai bị bệnh. Họ
dự định sinh thêm 2 người con nữa. Xác suất họ sinh được 1 con trai và 1 con gái đều không bị bệnh là 9/32.
d. Một cặp vợ chồng người Kinh không mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Họ đã sinh một người con trai. Xác suất
người con này bị bệnh là 2/36.
Câu 4: Virus gây viêm phổi Vũ Hán (viết tắt SARS-CoV-2) là một chủng coronavirus gây ra bệnh
viêm đường hô hấp cấp xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và bắt đầu lây lan
nhanh chóng sau đó. Có một số thông tin di truyền về chủng virus này như sau:
- Các nhà khoa học đã nhận thấy chúng có tổng số 29903 nucleotide, trong đó số nucleotide từng
loại A, U, G, C có số lượng lần lượt là 9594, 8954, 5492, 5863.
- Một mRNA quan trọng mã hóa cho vỏ protein của virus có bộ ba mở đầu từ vị trí nucleotide thứ
29558 và kết thúc ở vị trí nucleotide thứ 29674.
Từ những thông tin trên, một học sinh đưa ra một số phát biểu. Theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a. Phần trăm mỗi loại nucleotitde (A, U, G, C) của virus này lần lượt là 32,08%; 29,94%; 18,37%; 19,61%.
b. Vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 là một phân tử DNA mạch đơn.
c. mRNA mã hóa cho vỏ virus có chứa 190 nucleotitde.
d. Phân tử protein cấu trúc do đoạn mRNA trên mã hóa có tối đa 37 amino acid.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Thí sinh điền kết quả mỗi câu vào mỗi ô trả lời
tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.
Câu 1: Năm 1941, người ta đã sử dụng penicillin để tiêu diệt một cách rất có hiệu quả loài vi khuẩn
tụ cầu vàng gây bệnh cho người là Staphylococcus aureus. Nhưng năm 1944 đã xuất hiện một số
chủng kháng lại penicillin và đến năm 1992 thì trên 95% các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng trên thế
giới đều kháng lại thuốc penicillin và các thuốc khác có cấu trúc tương tự.
Cho các sự kiện sau đây:
(1) Gene đột biến này nhanh chóng lan rộng trong quần thể bằng cách truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác hoặc từ tế bào này sang tế bào khác
(2) Khả năng kháng lại thuốc xuất hiện là do một số vi khuẩn tụ cầu vàng có gene đột biến làm thay
đổi cấu trúc thành tế bào làm cho thuốc không thể bám vào thành tế bào.
(3) Các cá thể kháng thuốc ngày càng tăng số lượng và hình thành quần thể thích nghi.
(4) Việc gia tăng áp lực chọn lọc, cụ thể ở đây là gia tăng liều lượng thuốc, sử dụng nhiều loại
thuốc khác nhau đã nhanh chóng làm cho loài Staphylococcus aureus có khả năng kháng lại nhiều
loại thuốc kháng sinh khác nhau.
Hãy viết liền các số tương ứng với bốn sự kiện theo trình tự của quá trình hình thành quần thể vi
khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc.
Câu 2: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 6, thể tam bội là hình số mấy?
Câu 3: Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gồm 3 allele quy định: allele A B I , I đồng trội so với allele O
I . Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là
16%, tỉ lệ người mang nhóm máu B là 48%. Trong quần thể, một người mang nhóm máu A kết hôn
với một người mang nhóm máu B, xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con đầu lòng mang
nhóm máu O là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).
Câu 4: Một quần thể thực vật lưỡng bội, có một gene gồm hai allele (A, a). Ở thế hệ P, quần thể có
cấu trúc di truyền là 0,25 AA : 0,50 Aa : 0,25 aa. Từ thế hệ F1 ở giai đoạn hạt (chưa nảy mầm) trở
đi, tỉ lệ nảy mầm của các kiểu gene trong quần thể được thể hiện ở bảng sau: Kiểu gen AA Aa aa Tỉ lệ nẩy mầm 100 % 80% 50% của hạt
Biết rằng, quần thể này giao phấn ngẫu nhiên, không chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, di –
nhập gene, đột biến gene; sức sống và khả năng sinh sản của các cây sau khi nẩy mầm là như nhau.
Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gene AA ở F2 giai đoạn chưa nẩy mầm là bao nhiêu? (Viết kết quả dưới
dạng số thập phân, làm tròn sau dấu phẩy 2 chữ số)
Câu 5: Khi nghiên cứu ở 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong một quần xã, người ta thu được số liệu dưới đây: Khối lượng Bình quân năng Số cá Loài trung bình mỗi
lượng trên một đơn thể cá thể (g)
vị khối lượng (calo) 1 50 000 0,2 1 2 25 20 2 3 2500 0,004 2 4 25 600 000 0,5
Hãy cho biết theo lí thuyết, loài số 4 là nguồn thức ăn của loài số mấy?
Câu 6: Taber và Dasmann (1957) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng sống của hai nhóm
cá thể hươu đen (Odocoileus hemionus colombianus) thuộc hai quần thể, sống ở hai địa điểm độc
lập. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ sau:
Theo lí thuyết, trải qua bao nhiêu năm nghiên cứu thì kích thước quần thể II gấp đôi kích thước quần thể I? ------ HẾT ------ ĐÁP ÁN Phần I. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đ/A D B D B A B B D D Câu 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đ/A B D D D A B C B B Phần II. CÂU Ý ĐÁP ÁN a. Đ b. S Câu 1 c. Đ d. S a. S b. S Câu 2 c. S d. Đ a. S b. S Câu 3 c. Đ d. S a. Đ b. S Câu 4 c. S d. S Phần III. CÂU ĐÁP ÁN 1 2143 2 3 3 0,13 4 0,34 5 1 6 10