




Preview text:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 BẾN TRE Môn: VẬT LÍ Ngày thi: 14/5/2025 MÃ ĐỀ: 0201
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi có 04 trang)
Họ tên thí sinh:…………………………
Số báo danh:…………………………… Cho biết: 3,14 ; o
T (K) t ( C) 273; 1 1 R 8,31 J.mol .K ; 23
N 6, 02.10 hạt/mol. A
PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Dùng thông tin sau trả lời câu hỏi 1 và 2: Ngày 05/01/2024 tại Phần Lan có nhiệt độ thấp
nhất khoảng –44 oC. Ông Lauri Untamo, một giám đốc ở Phần Lan đã đun sôi nước, nhanh
chóng mang ra ngoài trời và hất tung nước nóng lên không trung. Ngay lập tức, toàn bộ nước
biến thành một đám mây băng giá.
Câu 1. Hiện tượng nước nóng biến thành băng giá như trên được gọi là hiện tượng A. ngưng kết. B. đông đặc. C. thăng hoa. D. nóng chảy.
Câu 2. Ở thang nhiệt độ Fahrenheit (oF) thì giá trị 0 oC tương ứng 32 oF và 100 oC tương ứng
212 oF. Như vậy nhiệt độ –44 oC tương ứng bao nhiêu oF? A. o 4 7,2 F . B. o 1 11,7 F . C. o 3 4,6 F. D. o 7,5 F .
Câu 3. Số hạt nucleon không mang điện có trong một hạt nhân 222 Rn là 86 A. 222. B. 86. C. 308. D. 136.
Câu 4. Từ thông có đơn vị là A. tesla (T). B. vôn (V). C. weber (Wb). D. ampe (A).
Câu 5. Hai phòng kín có thể tích bằng nhau, thông với nhau bằng một cửa mở. Nhiệt độ không
khí trong hai phòng khác nhau, số phân tử khí trong mỗi phòng như thế nào? A. Bằng nhau.
B. Phòng nóng chứa nhiều phân tử hơn.
C. Phòng lạnh chứa nhiều phân tử hơn.
D. Tuỳ theo kích thước của cửa.
Câu 6. Dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch có cường độ biến thiên theo biểu thức
i I 2 cos(t ) trong đó I > 0; ω > 0. Đại lượng I được gọi là
A. tần số góc của dòng điện.
B. cường độ dòng điện cực đại.
C. pha của dòng điện.
D. cường độ dòng điện hiệu dụng.
Câu 7. Câu nào sau đây mô tả đúng chuyển động Brown của các phân tử?
A. Phân tử khí hoặc lỏng dao động quanh một vị trí cân bằng xác định.
B. Một phân tử khí hoặc lỏng di chuyển theo một quỹ đạo nhất định do tác động bên ngoài.
C. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
D. Các phân tử khí có chuyển động quay ngẫu nhiên.
Câu 8. Hình vẽ bên mô tả quá trình nén khí
trong xilanh. Ban đầu khí có nhiệt độ 300 K
được giữ không đổi và pittong ở vạch số 4 của
xilanh. Bỏ qua ma sát giữa pittong và xilanh, coi
khí trong xilanh là lí tưởng. Kết luận nào đúng?
A. Quá trình biến đổi trạng thái này có nhiệt
độ tăng và áp suất tăng.
B. Khi thể tích khí giảm còn phân nửa thì áp
suất tăng lên gấp đôi. Trang 1 – Mã đề 0201
C. Thí nghiệm này kiểm chứng được định luật Charles.
D. Nhiệt độ khí trong xilanh tăng gấp đôi khi áp suất giảm còn phân nửa.
Câu 9. Một khối khí lí tưởng thực hiện hai quá trình từ trạng
thái (1) sang (2) và (2) sang (3) như hình vẽ. Các thông số
mỗi trạng thái được cho trên đồ thị. Biết thể tích của chất khí
ở trạng thái (1) là V1 = 10,0 lít. Thể tích của khối khí ở trạng thái (3) là A. 2,7 lít. B. 8,3 lít. C. 5,0 lít. D. 1,9 lít.
Câu 10. Phần năng lượng nhiệt đã truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn được gọi là
A. nhiệt độ.
B. nhiệt dung riêng. C. nhiệt lượng. D. nhiệt dung.
Câu 11. Tháng 3/2015, một nhà máy thép tại Bà Rịa–Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ
chứa đồng vị 60Co của nhà máy là đã bị thất lạc. Các cơ quan liên quan phải khẩn cấp tìm 27
nguồn phóng xạ đã bị thất lạc này là vì
A. nguồn phóng xạ này rất đắt tiền.
B. đồng vị phóng xạ khó rất sản xuất để bán trên thị trường.
C. chất phóng xạ có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ dân cư.
D. cần thiết trong việc khảo sát sức bền của thép.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về chất rắn?
A. Chất rắn không có hình dạng và thể tích riêng.
B. Các phân tử chất rắn dao động quanh các vị trí cân bằng xác định.
C. Các phân tử chất rắn nằm rất xa nhau.
D. Các phân tử rắn chuyển động thẳng giữa các lần va chạm.
Câu 13. Giả sử có một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện chạy qua theo phương vuông góc
với mặt phẳng giấy và có chiều từ trong hướng ra ngoài như hình vẽ. Hình nào dưới đây mô tả
đúng đường sức từ trên mặt phẳng giấy của dây dẫn có dòng điện đang xét? A. Hình a. B. Hình b. C. Hình c. D. Hình d.
Câu 14. Hình bên mô tả thí nghiệm về hiện tượng cảm ứng
điện từ: Một nam châm di chuyển lại gần ống dây nối với
điện kế thành mạch kín thì thấy kim điện kế lệch. Khi cho
nam châm di chuyển lại gần ống dây với tốc độ nhanh hơn
thì kim của điện kế sẽ
A. lệch tăng lên so với lúc đầu.
B. lệch giảm đi so với lúc đầu.
C. không thay đổi so với lúc đầu. D. luôn chỉ số 0.
Câu 15. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào nội năng của vật giảm?
A. Vật rắn đang nóng chảy.
B. Nước đá đang tan.
C. Nước đang sôi.
D. Hơi nước đang ngưng tụ thành nước.
Câu 16. Một chất khí lí tưởng mà phân tử có một nguyên tử đang ở nhiệt độ 36 oC. Động năng
trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử là Trang 2 – Mã đề 0201 A. 6,4.10–21 J. B. 1,14.10–21 J. C. 7,5.10–22 J. D. 1,1.10–21 J.
Câu 17. Một hạt nhân đồng vị uranium 235 U hấp thụ một neutron chậm rồi vỡ ra thành một 92
hạt nhân 95 Y , một hạt nhân 138 I và k neutron. Giá trị của k là 39 53 A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 18. Tại một điểm trên một đường sức từ, vectơ cảm ứng từ B có phương A. thẳng đứng.
B. dọc theo tiếp tuyến của đường sức từ.
C. vuông góc với đường sức từ. D. nằm ngang.
PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Nguồn gốc năng lượng của Mặt Trời phần lớn do các phản ứng tổng hợp hạt nhân trong
lõi Mặt Trời và tỏa ra năng lượng gọi là chu trình proton-proton. Đây là một dãy các các phản
ứng hạt nhân liên tiếp với các đồng vị của hydrogen và tạo ra hạt nhân helium. Có thể rút gọn
chuỗi phản ứng này là 4 hạt proton ( 1H ) kết hợp tạo thành một hạt nhân helium ( 4 He ) và tỏa 1 2
một năng lượng trung bình là 26,7 MeV. Công suất bức xạ năng lượng toàn phần của Mặt Trời là 26 P 3,9.10 W .
a) Phản ứng tổng hợp muốn xảy ra cần phải có nhiệt độ rất cao cỡ hàng chục triệu độ.
b) Mỗi hạt nhân helium 4 He có bốn proton. 2
c) Mỗi giờ, khối lượng Mặt Trời giảm đi 1,56.1013 tấn.
d) Chu trình này đóng góp khoảng 84% năng lượng bức xạ của Mặt Trời. Ước tính mỗi giây
chu trình này trên Mặt Trời tổng hợp tạo thành khoảng 510 triệu tấn helium.
Câu 2. Một máy tắm nước nóng dùng trong gia đình có công suất định
mức 4500 W. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình làm
bằng dây điện trở. Nước có nhiệt độ ban đầu là 25 oC chảy vào buồng đốt
với lưu lượng 6,0.10–2 kg/s. Cho nhiệt dung riêng của nước là
c = 4180 J/(kg.K). Bỏ qua mọi hao phí.
a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt xấp xĩ 43 oC khi dùng với công suất định mức.
b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt
độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.
c) Máy này có chức năng tự động ngắt điện khi nhiệt độ nước đạt
55 oC. Khi đó lưu lượng nước là 3,6.10–2 kg/s dùng với công suất định mức.
d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất tỏa nhiệt
của dây điện trở trong buồng đốt, lưu lượng dòng nước đi vào.
Câu 3. Vào năm 1865, nhà vật lí người Anh là Maxwell đã dùng lí thuyết kết hợp các định luật
điện và từ đã biết để xây dựng thuyết điện từ thống nhất. Kết quả là ông đã nêu lên thuyết
trường điện từ là một trường thống nhất của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên;
chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ và sóng này truyền đi trong không gian với tốc độ ánh
sáng; kết luận sóng điện từ gồm hai thành phần là điện trường và từ trường dao động theo
phương vuông góc nhau. Sau khi Maxwell mất 10 năm thì Hertz đã làm thực nghiệm tạo ra
được sóng điện từ truyền trong không gian lần đầu tiên.
a) Maxwell đã nghiên cứu vật lí bằng phương pháp lí thuyết.
b) Maxwell không thiết kế, xây dựng được mô hình thực nghiệm nên nghiên cứu của ông
không phải quá trình tìm hiểu thế giới tự nhiên.
c) Theo kết luận rút ra được từ nghiên cứu thì sóng điện từ truyền được trong chân không, là
sóng ngang gồm hai thành phần điện trường biến thiên và từ trường biến thiên. Trang 3 – Mã đề 0201
d) Hertz đã kiểm chứng được các kết luận của Maxwell về sóng điện từ bằng thực nghiệm.
Câu 4. Để xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá,
có thể tiến hành thí nghiệm ở áp suất tiêu chuẩn 1 atm
theo sơ đồ nguyên lí như hình vẽ. Dòng điện làm nóng
dây điện trở trong một nhiệt lượng kế và làm nước đá
nóng chảy. Lượng nuớc thu được sau khi toàn bộ nước đá
nóng chảy được đem đi cân thì thấy nó có khối lượng 15
g. Công suất điện tiêu thụ được xác định bằng oát kế là
24 W. Thời gian đun được xác định bằng đồng hồ là 180
s. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh.
a) Nước đá nóng chảy ở nhiệt độ 273 K.
b) Trong quá trình nước đá nóng chảy, nhiệt độ nước trong nhiệt lượng kế không thay đổi.
c) Nhiệt lượng nước đá nhận được từ dây điện trở là 4 320 J.
d) Nhiệt nóng chảy riêng λ của nước đá đo được là 3,3.105 J/kg.
PHẦN III. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 1 và Câu 2: Hình bên biểu diễn
sự thay đổi độ phóng xạ theo thời gian của một mẫu chất phóng xạ
X ban đầu nguyên chất. Cho biết số khối của chất phóng xạ này là 131.
Câu 1. Chu kì bán rã của chất phóng xạ X là bao nhiêu ngày (làm
tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Câu 2. Khối lượng chất X lúc ban đầu là m0 (g). Tìm m0 (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm).
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Trong điều trị bằng y học cổ truyền, người ta
dùng lọ giác hơi. Lọ giác hơi làm bằng thủy tinh, không khí bên trong lọ được hơ nóng nhanh
rồi úp miệng lọ vào vùng da cần tác động. Tại thời điểm áp vào da, không khí trong lọ có nhiệt độ o
t 353 C và nhiệt độ không khí môi trường xung quanh là o
t 27 C , áp suất o 5 p 1, 0.10 Pa . o
Câu 3. Bỏ qua sự thay đổi thể tích khí bên trong lọ (do da phồng lên bên trong lọ), khi nhiệt độ
không khí trong lọ bằng nhiệt độ môi trường xung quanh thì áp suất không khí trong lọ là bao
nhiêu kPa (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị)?
Câu 4. Thực tế, do bề mặt da bên trong miệng lọ bị phồng lên nên thể tích khí bên trong lọ bị
giảm 10%. Chênh lệch áp suất khí bên trong và bên ngoài lọ là bao nhiêu kPa (làm tròn kết quả
đến chữ số hàng phần mười)?
Sử dụng các thông tin sau cho Câu 5 và Câu 6: Thanh dẫn điện MN
dài 20 cm đặt nằm ngang trên hai thanh ray dẫn điện x’x và y’y và
luôn tiếp xúc với nhau. Hai đầu thanh ray được nối với một tụ điện
có điện dung C 4,7 F như hình vẽ. Hệ thống đặt trong từ trường
đều có cảm ứng từ theo phương thẳng đứng vuông góc với các thanh
ray, độ lớn B 0, 45 T . Bỏ qua điện trở của các thanh. Kéo cho thanh MN chuyển động đều với
tốc độ v 3 m/s .
Câu 5. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh MN là bao nhiêu vôn (làm tròn kết quả
đến chữ số hàng phần trăm)?
Câu 6. Điện tích mà tụ tích được là bao nhiêu C (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm)? Trang 4 – Mã đề 0201
----- HẾT ----- ĐÁP ÁN ĐỀ THI Trang 5 – Mã đề 0201