-
Thông tin
-
Quiz
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kỳ 1 năm học 2024-2025 theo chương trình Chân trời sáng tạo được thiết kế nhằm đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh. Bài thi không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, viết, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của các em. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Đề HK1 Tiếng việt 3 37 tài liệu
Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024-2025
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kỳ 1 năm học 2024-2025 theo chương trình Chân trời sáng tạo được thiết kế nhằm đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh. Bài thi không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, viết, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của các em. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Đề HK1 Tiếng việt 3 37 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 3 2.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:














Tài liệu khác của Tiếng Việt 3
Preview text:
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024- 2025
Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kỳ 1 năm học 2024-2025 theo chương trình Chân trời sáng tạo được thiết kế
nhằm đánh giá toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh. Bài thi không chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu,
viết, mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tư duy phản biện của các em.
1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024- 2025 - Đề số 1
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng:
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: Đọc đoạn văn sau: AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN?
Ngày nghỉ, thỏ Mẹ bảo hai con:
- Thỏ Anh lên rừng kiếm cho mẹ mười chiếc nấm hương, Thỏ Em ra đồng cỏ hái giúp mẹ mười bông hoa thật đẹp!
Thỏ Em chạy tới đồng cỏ, hái được mười bông hoa đẹp về khoe với mẹ. Thỏ Mẹ nhìn con âu yếm, hỏi:
- Trên đường đi, con có gặp ai không?
- Con thấy bé Sóc đứng khóc bên gốc ổi, mẹ ạ.
- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?
- Không ạ. Con vội về vì sợ mẹ mong.
Lát sau, Thỏ Anh về, giỏ đầy nấm hương. Thỏ Mẹ hỏi vì sao đi lâu thế, Thỏ Anh thưa:
- Con giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc nên về muộn, mẹ ạ.
Thỏ Mẹ mỉm cười, nói:
- Các con đều đáng khen vì biết vâng lời mẹ. Thỏ Em nghĩ đến mẹ là đúng, song Thỏ Anh còn biết nghĩ đến
người khác nên đáng khen nhiều hơn! (Theo Phong Thu)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Ngày nghỉ, Thỏ Mẹ bảo hai con làm việc gì giúp mẹ ?
A. Thỏ Anh lên rừng hái hoa; Thỏ Em ra đồng kiếm nấm hương
B. Thỏ Em kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Anh hái mười bông hoa.
C. Thỏ Anh kiếm mười chiếc nấm hương; Thỏ Em hái mười bông hoa.
Câu 2: Thỏ em làm gì khi đến đồng cỏ?
A. Chạy nhảy tung tăng trên đồng cỏ.
B. Hái những bông hoa đẹp nhất.
C. Hái được mười bông hoa đẹp nhất.
Câu 3: Vì Sao Thỏ Anh đi hái nấm về muộn hơn Thỏ em?
A. Vì Thỏ Anh đi đường xa hơn.
B. Vì Thỏ Anh bị lạc đường.
C. Vì Thỏ Anh giúp cô Gà Mơ tìm Gà Nhép bị lạc.
Câu 4: Vì sao Thỏ Mẹ nói Thỏ Anh đáng khen nhiều hơn?
A. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ.
B. Vì Thỏ Anh biết vâng lời mẹ và còn biết nghĩ đến người khác.
C. Vì Thỏ Anh hái được nhiều nấm hương.
Câu 5: Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc gì nữa thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh?
Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc..................................................
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 6: Nhập vai Thỏ Anh: Em hãy viết lời cảm ơn gửi đến Thỏ mẹ sau lời khen về việc làm của mình.
..................................................................................................................
..................................................................................................................
Câu 7: Dấu gạch ngang ở các câu trong đoạn văn được dùng để làm gì?
Công dụng dấu gạch ngang:..................................................................
...................................................................................................................
Câu 8: Nối đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: A B a. xinh đẹp 1. sai b. đúng 2. xấu xí c. muộn 3. chê bai d. run sợ 4. bình tĩnh e. khen ngợi 5. sớm
Câu 9: Đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8.
..................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT : I. Chính tả Quà của bố Bố em là bộ đội Ở tận vùng đảo xa Chưa lần nào về phép Mà luôn luôn có quà. Bố gửi nghìn cái nhớ
Gửi cả nghìn cái thương Bố gửi nghìn lời chúc Gửi cả nghìn cái hôn. Bố cho quà nhiều thế Vì biết em rất ngoan Vì em luôn giúp bố Tay súng luôn vững vàng. (Sưu tầm) II. Luyện tập
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) giới thiệu về một đồ dùng học tập cần thiết khi em học môn Tiếng Việt. Gợi ý:
- Đồ dùng học tập em muốn giới thiệu là gì?
- Đồ dùng đó có đặc điểm gì?
- Em dùng đồ dùng học tập đó như thế nào?
- Đồ dùng học tập đó đã giúp ích cho em như nào khi học môn Tiếng Việt? Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC Câu 1: C Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: B Câu 5:
Theo em, nếu Thỏ Em làm thêm việc: hỏi bé Sóc vì sao lại khóc để có thể giúp đỡ được cho Sóc thì cũng sẽ được khen như Thỏ Anh. Câu 6:
Ví dụ: Con cảm ơn mẹ ạ, con sẽ tiếp tục phát huy ạ!, Con cảm ơn mẹ đã dành lời khen cho con ạ!,... Câu 7:
Công dụng dấu gạch ngang: đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật. Câu 8:
a – 2; b – 1; c – 5; d – 4; e – 3 Câu 9:
Ví dụ: Mẹ đi làm từ sáng sớm, Bạn Lan thật xinh đẹp và dịu dàng,... B. KIỂM TRA VIẾT : I. Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu - Trình bày đẹp II. Luyện tập Mẫu:
Cuốn vở ghi là đồ dùng học tập cần thiết khi em học môn Tiếng Việt lớp 3. Cuốn vở thường có bìa cứng và
các trang giấy trắng, giúp em dễ dàng viết và trình bày bài học. Em sử dụng cuốn vở này để ghi chép từ
mới, bài tập ngữ pháp và các đoạn văn mẫu. Nhờ có cuốn vở, em có thể tổ chức kiến thức một cách rõ ràng
và dễ dàng ôn tập lại khi cần. Việc ghi chú và luyện tập viết giúp em cải thiện khả năng diễn đạt và củng cố
hiểu biết về ngôn ngữ. Cuốn vở ghi thật sự là người bạn đồng hành không thể thiếu trong quá trình học tập của em.
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024- 2025 - Đề số 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng:
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI BẠN NHỎ, TÁC ĐỘNG LỚN
Vào một ngày trời nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày dài kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một gốc cây. Một
chú chuột nhắt đi ngang qua, trông thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên lưng sư tử.
Sư tử tỉnh giấc, nó khá giận dữ và túm lấy chuột nhắt mắng:
- Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Chuột nhắt sợ hãi van xin:
- Xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn, tôi hứa sẽ trả ơn ngài vào một ngày nào đó.
Sư tử thấy buồn cười với lời van xin đó của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả cho chuột
nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Ít lâu sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn. Nó không thể nào thoát được.
Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Bỗng chú chuột lần trước được sư tử tha mạng nghe thấy, nó vội chạy đến xem sao. Thấy sư tử mắc trong
lưới, nó bảo: “Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!”. Chuột lấy hết sức gặm đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Lúc
này, sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ luôn được nhớ công ơn. (Sưu tầm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Sư tử đã có thái độ như nào khi bị một chú chuột nhắt nhảy múa, đùa nghịch trên lưng nó?
A. Sư tử vui vẻ, đùa giỡn cùng chú chuột.
B. Sư tử giận dữ, túm lấy chuột nhắt mắng.
C. Sư tử buồn bã, kể chuyện với chuột.
Câu 2: Vì sao chú chuột nhắt lại sợ hãi van xin sư tử?
A. Vì bị dọa sẽ nghiền nát bằng móng vuốt của sư tử.
B. Vì không cho chú về nhà với mẹ.
C. Vì sẽ bị sư tử nhai nghiền nát.
Câu 3: Chuột nhắt đã van xin điều gì khiến sư tử thấy buồn cười và tội nghiệp mà thả nó đi?
A. Chuột nhắt sẽ làm nô lệ cho sư tử.
B. Chuột nhắt sẽ dâng hết thức ăn cho sư tử.
C. Chuột hứa sẽ trả ơn sư tử vào một ngày nào đó.
Câu 4: Chú chuột đã có hành động nào để giúp sư tử chạy thoát?
A. Chuột kêu cứu và được các bạn chuột khác đến giúp đỡ.
B. Chuột nhờ bác gấu đến hù dọa thợ săn.
C. Chuột gặm đứt các dây lưới.
Câu 5: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của chú chuột nhắt?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Câu 6: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?
....................................................................................................................
....................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 7. Tìm và viết lại từ ngữ chỉ sự vật trong câu sau:
Sư tử gầm lên kêu cứu vang động khắp khu rừng.
Từ ngữ chỉ sự vật:.....................................................................................
Câu 8. Tìm câu kể trong những câu dưới đây:
a. Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh?
b. Ông đừng lo, tôi sẽ giúp!
c. Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta.
Câu kể:......................................................................................................
Câu 9. Viết một câu có từ chỉ đặc điểm của chú sư tử.
..................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: I. Chính tả (4 điểm) Cánh rừng trong nắng
Khi nắng đã nhạt màu trên những vòm cây, chúng tôi ra về trong tiếc nuối. Trên đường, ông kể về những
cánh rừng thuở xưa. Biết bao cảnh sắc hiện ra trước mắt chúng tôi: bày vượn tinh nghịch đánh đu trên cành
cao, đàn hươu nai xinh đẹp và hiền lành rủ nhau ra suối, những vạt cỏ đẫm sương long lanh trong nắng. (Vũ Hùng) II. Luyện tập (6 điểm)
Viết một bức thư ngắn gửi tới người thân để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba, trong thư
có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình. Gợi ý: - Bức thư em viết cho ai?
- Em hỏi thăm về điều gì? (về sức khỏe, công việc, gia đình,...)
- Em kể về việc học tập của em khi lên lớp Ba như thế nào?
- Em gửi lời chúc, lời hứa hẹn gì đến người thân đó? Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: Câu 1: B Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: C Câu 5:
Chú chuột nhắt là người có trách nhiệm, biết giữ lời hứa. Đó cũng là một phẩm chất cao đẹp mà chúng ta cần có. Câu 6:
Bài học: trong cuộc sống, khi làm được việc tốt cho người khác, chúng ta sẽ luôn được nhớ công ơn và đền đáp lại. Câu 7:
Từ ngữ chỉ sự vật: sư tử, khu rừng. Câu 8:
Câu kể: Ta sẽ nghiền nát ngươi bằng móng vuốt của ta. Câu 9:
Ví dụ: Chú sư tử dũng mãnh, uy nghiêm. B. KIỂM TRA VIẾT : I. Chính tả
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu
- Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng II. Luyện tập
- Trình bày dưới dạng một bức thư gửi tới người thân của em để hỏi thăm và kể về việc học tập của em khi
lên lớp Ba, câu văn viết đủ ý, có sử dụng từ ngữ về tình cảm gia đình, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu. Mẫu:
…, ngày... tháng... năm... Bà ngoại yêu dấu,
Con chào bà! Con hy vọng bà luôn khỏe mạnh và vui vẻ. Con rất nhớ bà và luôn mong bà có nhiều sức
khỏe để làm những điều mình thích.
Học tập của con khi lên lớp Ba rất thú vị. Con đã có thêm nhiều bạn mới và học được nhiều điều hay. Mỗi
ngày đến trường, con đều cảm thấy hào hứng khi được khám phá kiến thức mới. Con cũng cố gắng chăm
chỉ để làm bài tập thật tốt, mong rằng bà sẽ tự hào về con.
Bố và mẹ cháu vẫn khỏe mạnh. Công việc của bố mẹ rất bận rộn. Còn thành tích học tập của cháu vẫn tốt.
Từ đầu năm học tới giờ cháu luôn được điểm chín, điểm mười đây bà ạ. Nghỉ hè, cháu sẽ xin phép bố mẹ
được về quê thăm bà. Vậy nên, bà nhớ giữ gìn sức khỏe. Cháu yêu bà rất nhiều ạ! Cháu của bà Ngọc Huyền
3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 1 Chân trời sáng tạo năm 2024- 2025 - Đề số 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng:
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: Đọc đoạn văn sau: KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI
Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên
đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn
rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái
cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải
chơi, không đi tìm trái cây.
Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị
trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!
Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy
bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ:
“Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.
Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:
– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! (Vân Nhi)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? A. Đi hái trái cây. B. Đi học cùng Thỏ con. C. Đi săn bắt.
Câu 2: Sắp xếp thứ tự câu theo trình tự nội dung bài đọc:
1. Khi con cùng Thỏ chạy đuổi bắt Chuồn Chuồn.
2. Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ.
3. Khi con khiến mẹ buồn vì không mang được trái cây nào về nhà. A. 3 – 1 – 2. B. 1 – 3 – 2. C. 2 – 1 – 3.
Câu 3: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây?
A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 4: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen?
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.
C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.
Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một lần em mắc lỗi với người thân.
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 7: Tìm một câu cảm được sử dụng trong đoạn văn trên
...................................................................................................................
...................................................................................................................
Câu 8: Ghép đúng để được các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau: a) chăm chỉ 1) xui xẻo b) hèn nhát 2) dũng cảm
c) tiết kiệm 3) lười biếng d) may mắn 4) lãng phí
Câu 9: Đặt một câu trả lời cho câu hỏi: Ai thế nào?
...................................................................................................................
...................................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: I. Nghe – viết Cái răng sư tử
Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt
như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây răng sư tử. Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng
như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo màu nắng được thay bằng cái áo trắng
muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh. II. Luyện tập
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh. Gợi ý:
- Giới thiệu về món đồ chơi.
- Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)
- Cảm nhận của em về món đồ chơi đó. Đáp án: A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: Câu 1: A Câu 2: B Câu 3: C Câu 4: A Câu 5:
Bài học: chúng ta nên ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ dặn, không mải chơi vì như vậy sẽ khiến bố mẹ của chúng ta buồn. Câu 6:
HS liên hệ bản thân kể về lần mắc lỗi của mình với người thân. Câu 7:
Câu cảm: Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu! Câu 8:
a – 3; b – 2; c – 4; d – 1 Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Bác nông dân cần cù cày thửa ruộng của mình. I. Nghe - viết Yêu cầu:
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu
- Trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng II. Luyện tập Mẫu:
Món đồ chơi mà em yêu thích nhất là chiếc xe ô tô điều khiển từ xa màu đỏ. Chiếc xe nhỏ nhắn, khoảng
bằng lòng bàn tay, sáng bóng như một viên ngọc. Màu đỏ tươi rực rỡ làm chiếc xe ô tô nổi bật giữa những
món đồ chơi khác. Khi điều khiển, chiếc xe lăn nhanh như một cơn gió, tạo ra những tiếng vù vù vui tai. Em
thích cảm giác tự tay điều khiển nó, giống như trở thành một tay đua thực thụ. Mỗi lần chơi, em lại cảm thấy
vui vẻ và thoải mái, như thể mình đang bay bổng trên những con đường mơ ước.