Đề thi và bài mẫu thi giữa học phần - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng vàthể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nam Lâm Lớp: MLP-DH47ISB-3 MSSV: 31211024830 STT: 31
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng. Vận
dụng mối quan hệ này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân.
Câu 2: Có quan điểm cho rằng, trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay tự bản
thân khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách đúng đắn có thể
làm thay đổi đời vật chất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Dựa vào lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, anh/chị hãy phê phán
quan điểm trên đây và làm rõ quan điểm của mình. Bài làm
Câu 1: Bản chất là phạm trù chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên,
tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng và
thể hiện mình qua các hiện tượng tương ứng của đối tượng. Hiện tượng là phạm
trù chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở
bên ngoài; là mặt dễ biến đổi hơn và là hình thức thể hiện của bản chất đối tượng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất và hiện tượng đều
tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người. Bản chất và hiện
tượng có sự thống nhất biện chứng với nhau: bản chất tồn tại thông qua hiện
tượng, còn hiện tượng là sự thể hiện của bản chất, chúng vừa thống nhất gắn bó
chặt chẽ với nhau, nhưng lại mâu thuẫn đối lập nhau. Mỗi sự vật đều là sự thống
nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan;
giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc chặt chẽ không tách rời nhau.
Không có bản chất nào tồn tại thuần tuý ngoài hiện tượng, ngược lại không có
hiện tượng nào lại không là sự biểu hiện của một bản chất nhất định. Vì vậy,
V.I.Lênin viết: “Bản chất hiện ra, hiện tượng là có tính bản chất” . Sự thống nhất
giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, bản chất luôn được bộc lộ
ra thông qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản
chất. Thứ hai, bản chất và hiện tượng về căn bản là phù hợp với nhau. Bất kỳ
bản chất nào cũng được bộc lộ ra thông qua hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện
tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó hoặc nhiều hoặc
ít. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì
hiện tượng biểu hiện nó sẽ mất đi theo. Nếu có một bản chất mới xuất hiện thì
sẽ xuất hiện những hiện tượng mới phản ánh bản chất mới. Ví dụ, bản chất của
chế độ tư bản, của giai cấp tư sản là bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp vô
sản làm thuê. Bản chất này được bộc lộ ra ở nhiều hiện tượng trong xã hội tư 1
bản như sự bần cùng hóa giai cấp vô sản, nạn thất nghiệp, khủng hoảng kinh tế
theo chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chiến tranh v.v.. Khi không còn giai cấp tư
sản, không còn chế độ bóc lột giá trị thặng dư thì các hiện tượng trên cũng sẽ mất đi theo.
Bản chất và hiện tượng thống nhất tương đối với nhau, nghĩa là chúng vừa
thống nhất vừa mâu thuẫn, hiện tượng có thể xuyên tạc bản chất. Tính chất mâu
thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ: Thứ nhất,
bản chất là cái ẩn dấu sâu kín ở bên trong, còn hiện tượng là cái bộc lộ ra bên
ngoài, nhưng chúng thống nhất với nhau ở chỗ bản chất chỉ có thể bộc lộ ra
thông qua hiện tượng và hiện tượng là hiện tượng của một bản chất nhất định.
Thứ hai, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ở nhiều hiện tượng khác nhau
tùy theo sự thay đổi của điều kiện và hoàn cảnh, và mỗi hiện tượng chỉ phản ánh
một khía cạnh của bản chất trong một trường hợp nhất định. Vì vậy hiện tượng
phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Thứ ba, bản chất
là cái tương đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến
đổi. Mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng còn thể hiện ở chỗ hiện tượng là sự
phản ánh của bản chất nhưng nhiều khi nó không biểu hiện hoàn toàn phù hợp
với bản chất, biểu hiện bản chất dưới hình thức đã biến đổi, nhiều khi còn xuyên tạc bản chất.
Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người, cả bản chất và hiện
tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức được hay
không. Lý do là vì: Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất
định. Các yếu tố ấy tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt
với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định. Những
mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật. Sự vật tồn tại khách quan. Mà
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong sự vật, do đó,
đương nhiên là chúng cũng tồn tại khách quan. Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện
của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện tượng cũng tồn tại
khách quan. Một trong những cách vận dụng mối quan hệ giữa bản chất và hiện
tượng vào hoạt động thực tiễn và nhận thức của cá nhân chính là quá trình học
tập và nghiên cứu đề tài của sinh viên. Quá trình tìm hiểu bản chất của đối
tượng cần nghiên cứu là một chặng đường dài, phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực và
cố gắng ở mỗi sinh viên hay nghiên cứu sinh. Trong quá trình này, bản thân sinh
viên phải tìm hiểu từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản
chất sâu sắc và từ bản chất sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn của đối tượng
nghiên cứu. Khi đã tổng hợp được các hiện tượng khác nhau, sinh viên phải đặt
đối tượng vào các điều kiện, môi trường hay hoàn cảnh khác nhau để từ đó hiện
tượng có thể bộc lộ ra rõ rệt hơn, ít hay nhiều, gián tiếp hoặc trực tiếp,..chính vì
tác động của môi trường. Bên cạnh đó, sinh viên phải xem xét đối tượng nghiên
cứu theo từng góc độ khác nhau và phát hiện những hiện tượng theo từng cấp
khác nhau nhằm tìm được bản chất. Trong thực tế, vì lý do nguồn nhân lực có
hạn nên sinh viên khó có thể xem xét toàn bộ hiện tượng xảy ra. Chính vì vậy, 2
khi tổng hợp các nghiên cứu được ghi nhận, sinh viên phải thận trọng khi đưa ra
kết luận cho toàn thể. Mọi đối tượng đều được tạo ra từ sự thống nhất và đấu
tranh giữa các mặt đối lập, nên đối tượng không ngừng phát triển. Bản chất của
phạm trù chỉ tổng thể khách quan, tương đối ổn định, nên khi sự vật phát triển
thì bản chất cũng sẽ thay đổi nhằm tạo ra sự chuyển hóa của đối tượng từ dạng
này sang dạng khác. Vì vậy, khi áp dụng các phương pháp trên vào hoạt động
nghiên cứu học tập, sinh viên cần sáng tạo và linh hoạt khi vận dụng những
phương pháp nghiên cứu khoa học mới phù hợp với bản chất đã thay đổi của đối
tượng mình đang nghiên cứu, từ đó góp phần tăng sự cạnh tranh lành mạnh
trong hoạt động học tập và làm việc sau này.
Câu 2: Dựa vào lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng đó quan
điểm trên có những sai lầm sau:
Thứ nhất, quan điểm trên đây bàn về mối quan hệ giữa vật chất (trong quan
điểm này là đời sống vật chất) và ý thức là trong thời đại văn minh trí tuệ (trong
quan điểm này khoa học – công nghệ và những chủ trương, chính sách đúng
đắn). Sai lầm của quan điểm này là đã phủ nhận vai trò quyết định của vật chất
đối với ý thức, đó chính là vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất
là nguồn gốc của ý thức.
Thứ hai, quan điểm này đã nhấn mạnh vai trò của ý thức đối với vật chất tới
mức cho rằng ý thức tự nó có thể làm thay đổi đời sống vật chất, thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội mà không cần thông qua nhân tố vật chất quan trọng
đó chính là hoạt động thực tiễn của con người.
Quan điểm của bản thân về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời đại
văn minh trí tuệ hiện nay:
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:
- Phạm trù vật chất: Trong thời đại hiện nay, theo quan điểm của Chủ
nghĩa duy vật biện chứng về vật chất vẫn đúng và được thừa nhận. Theo
Ph. Ăngghen, vật chất với tính cách là vật chất không có sự tồn tại cảm
tính, nghĩa là, cần phân biệt vật chất với tính cách là phạm trù của triết
học, một sáng tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện
thực với các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất. Kế thừa tư
tưởng này của Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã định nghĩa, vật chất là một
phạm trù triết học (khái niệm rộng nhất) để phân biệt nó với vật chất
trong các khoa học cụ thể, vật chất thông thường hàng ngày, với những
biểu hiện cụ thể của vật chất – có giới hạn, có sinh ra và có mất
đi…Phạm trù vật chất của Lênin bao hàm những nội dung cơ bản sau: (1)
Vật chất là thực tại khách quan, tức tồn tại khách quan, ở bên ngoài và 3
độc lập với ý thức con người và loài người. Nhờ có thuộc tính này đã
giúp chúng ta nhận thức rõ hơn đâu là vật chất dưới dạng xã hội. (2) Vật
chất là cái gây nên cảm giác ở con người bằng cách nào đó tác động trực
tiếp và gián tiếp lên giác quan của con người. (3) Ý thức của con người là
sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.
- Phạm trù ý thức: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý
thức là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra trong đầu óc con người, phản
ánh thế giới vật chất xung quanh; hình thành, phát triển trong quá trình
lao động và định hình thể hiện ra bằng ngôn ngữ. Bản chất của ý thức
chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan; là quá trình phản ánh
tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của bộ óc con người. Sự phản ánh
hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người một cách năng động,
sáng tạo, chủ động, tích cực và mang tính chất xã hội. Cấu trúc của ý thức
bao gồm nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là tình cảm, tri thức, tiềm thức, vô
thức. Trong đời sống xã hội, khoa học – công nghệ, chủ trương, chính
sách chính là nhân tố ý thức.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thời đại văn minh trí tuệ hiện nay:
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất quyết định ý thức và ý thức tác
động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Vật chất và ý thức liên hệ mật thiết với nhau, có vật chất không có ý thức,
nhưng không có ý thức tách rời vật chất. Xét đến cùng thì vật chất quyết định ý thức.
+ Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua
hoạt động thực tiễn của con người. Con người thì dựa trên tri thức về thế
giới khách quan, hiểu biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục
tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định.
Trong nền văn minh thông minh hiện đại, vật chất vẫn đóng một vai trò quan
trọng trong ý thức. Khoa học và công nghệ và các đề án, chính sách khoa học,
đúng đắn có thể cải biến đời sống vật chất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nhưng phải được hiện thực hóa thông qua hoạt động thực tế của con người. 4