Di tích đền Hùng - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Di tích đền Hùng - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Văn hóa đô thị 12 tài liệu

Thông tin:
2 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Di tích đền Hùng - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Di tích đền Hùng - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

54 27 lượt tải Tải xuống
1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến “di tích đền Hùng” thì con dân Việt Nam ở trong nước hay đang sinh
sống ở nước ngoài , không ai có thể quên được mỗi dạo xuân về cứ mùng mười
tháng ba hàng năm. Đây là dịp để tất cả mọi người nhớ về cội nguồn của mình.
Một dân tộc mạnh thì dân tộc đó phải hiểu rõ về cuội nguồn của mình cũng như
những nét đặc trưng mà cội nguồn để lại.
Lí do lí luận: Là một con người của thế hệ trẻ. Được tiếp xúc với nhiều cái mới ,
lối sống mới, suy nghĩ mới…Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quên đi cội
nguồn cũng như những gì quý báu mà cha ông ta để lại. Con người Việt Nam
được biết đến là dòng dõi của con rồng cháu tiên và điều này luôn làm tôi cũng
như bao người dân đất Việt khác tự hào. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng và tưởng
nhớ những gì mà mình đã được thừa hưởng. Hằng năm lễ hội Đền Hùng được tổ
chức rất hoành tráng trên mảnh đất Phú Thọ. Không chỉ ngưỡng mộ mà chúng tôi
còn muốn tìm hiểu thêm về lễ hội Đền Hùng độc đáo này, để có thể thấy rõ thêm
những nét đặc trưng, ý nghĩa mà lễ hội đem lại cho cộng đồng người Việt. Nguồn
gốc, sức ảnh hưởng của lễ hội tới người dân ra sao và tại sao nó lại thu hút được
nhiều người đến vậy…?
Lí do thực tiễn: Tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng ngoài việc để biết rõ hơn cội nguồn
dân tộc mà còn được hiểu biết về ngày hội thiêng liêng của cả dân tộc qua đó có
thể phục vụ tốt nhất cho việc học tập của mình. Ngoài những bài giảng trên lớp
về những chính sách phát triển văn hóa của nhiều vùng miền, chúng tôi cũng
muốn đóng góp thêm những hiểu biết của mình về lễ hội lịch sử của dân tộc
nhằm giúp cho việc học tập và tìm hiểu thêm hiệu quả hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ tinh hoa và tỏa sáng tinh
hoa văn hóa dân tộc, là biểu tượng cao đẹp về giá trị văn hóa tinh thần thể hiện
đầy đủ trí tuệ, đạo lý, cốt cách, bản lĩnh, tâm hồn cao đẹp của nhân dân, tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng hướng về nguồn cội, tổ tiên. Trong
quá trình hình thành và phát triển, lễ hội Đền Hùng đã có những biến đổi sâu sắc
phù hợp từng thời điểm lịch sử. Mặc dù có những biến đổi cùng với sự phát triển
trưởng thành của đất nước gắn liền với sự trường tồn của dân tộc qua mọi thời
đại, nhưng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, lễ hội Đền Hùng mãi
mãi là một biểu tượng văn hóa có giá trị đã tồn tại, đồng hành cùng cộng đồng
các dân tộc Việt.
Lễ hội Đền Hùng khởi nguồn từ lễ hội của các làng Vi, làng Trẹo, làng Cổ Tích, đi
cùng với hành trình lịch sử của dân tộc, lễ hội Đền Hùng đã được nâng lên thành
Quốc lễ để tưởng nhớ các Vua Hùng, người có công dựng nước và giữ nước.
Nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng trong diễn trình lịch sử, chúng ta dễ nhận thấy
quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của lễ hội qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau. Từ việc xem xét lễ hội của các làng cổ đến việc tìm hiểu về việc thờ
cúng các Vua Hùng và cùng với nó là việc tổ chức lễ giỗ, sự đóng góp của các sắc
thái văn hóa truyền thống cổ xưa đã nâng tầm vóc lễ giỗ Tổ thành lễ hội Đền
Hùng mang biểu tượng của dân tộc cùng với sự lan tỏa và ảnh hưởng của việc
thờ cúng Quốc Tổ trong phạm vi toàn quốc.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử hình thành, quá trình phát triển. Ý nghĩa văn hóa tốt đẹp của
ngày giỗ tổ Hùng Vương qua đó chứng minh đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của
người Việt Nam. Vốn có từ rất lâu đời và trở thành bản sắc văn hoá độc đảo của
dân tộc ta. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và tin ngưỡng, vai trò của lễ
hội đối với bảo tồn di sản trong giai đoạn hiện nay, để tài nhằm phân tích, đánh
giá thực trạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa lễ hội để phát triển kinh tế,
làm rõ hơn những giá trị của các di sản văn hóa lễ hội Đến Hùng đối với tin
ngưỡng của nhân dân, từ đó xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị của lễ
hội trên địa bản tỉnh phú thọ góp phần phát triển đời sống tin ngưỡng và phát
triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vì là nghiên cứu lễ hội đền Hùng nên đối tượng nghiên
cứu trực tiếp ở đây đó là nghiên cứu tìm hiểu về lễ hội đền Hùng, sự ra đời của lễ
hội, những nét đặc trưng của lễ hội và từ đó tìm phương án và hướng đi để bảo
tồn và phát huy lễ hội đền Hùng.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu vào “lễ hội đền Hùng” để tìm ra những
thuận lợi khó khăn của lễ hội, dựa vào đó để đưa ra các phương án “bảo tồn và
phát huy” “.Ngoài ra còn nghiên cứu dựa trên sách báo nói về đền Hùng và lễ hội
đền Hùng. Những tài liệu có thể tham khảo liên quan đến di tích đền Hùng sẽ
được chọn lọc và đưa vào bài tiểu luận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện tìm hiểu theo hai phương pháp chính:
- Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của lễ hội.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: phân tích và tổng hợp các đặc
Trưng của lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ thông qua các tài liệu, tư liệu tìm
Kiếm được trên Internet hoặc các sách báo. Qua các nghiên cứu của
Các nhà khoa học về đền Hùng và lễ hội đền Hùng.
6. Đóng góp của tiểu luận
- Việc nghiên cứu lễ hội đền Hùng luôn song hành và có mặt của các nghi thức
cũng như các hoạt động văn hoá liên quan không thể tách rời. Trong khi nghiên
cứu và tìm hiểu lễ hội đền Hùng sẽ chú trọng một số vấn đề lý thuyết về lịch sử
văn hoá Việt Nam thông qua việc xem xét và trình bày. Về mối tương quan và
ảnh hưởng giữa một bên là lịch sử văn hoá dân tộc với một bên là đời sống tâm
linh của người Việt. Văn hoá tâm linh của con người được nghiên cứu như một tác
nhân, không chỉ sinh tạo mà còn quyết định tới những giá trị của lễ hội. Ngược
trở lại, sản phẩm văn hoá đặc sắc này cũng có những tác động không nhỏ tới tinh
thần cũng như lịch sử văn hoá dân tộc.
| 1/2

Preview text:

1. Lí do chọn đề tài
Nhắc đến “di tích đền Hùng” thì con dân Việt Nam ở trong nước hay đang sinh
sống ở nước ngoài , không ai có thể quên được mỗi dạo xuân về cứ mùng mười
tháng ba hàng năm. Đây là dịp để tất cả mọi người nhớ về cội nguồn của mình.
Một dân tộc mạnh thì dân tộc đó phải hiểu rõ về cuội nguồn của mình cũng như
những nét đặc trưng mà cội nguồn để lại.
Lí do lí luận: Là một con người của thế hệ trẻ. Được tiếp xúc với nhiều cái mới ,
lối sống mới, suy nghĩ mới…Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta quên đi cội
nguồn cũng như những gì quý báu mà cha ông ta để lại. Con người Việt Nam
được biết đến là dòng dõi của con rồng cháu tiên và điều này luôn làm tôi cũng
như bao người dân đất Việt khác tự hào. Vì vậy chúng ta nên tôn trọng và tưởng
nhớ những gì mà mình đã được thừa hưởng. Hằng năm lễ hội Đền Hùng được tổ
chức rất hoành tráng trên mảnh đất Phú Thọ. Không chỉ ngưỡng mộ mà chúng tôi
còn muốn tìm hiểu thêm về lễ hội Đền Hùng độc đáo này, để có thể thấy rõ thêm
những nét đặc trưng, ý nghĩa mà lễ hội đem lại cho cộng đồng người Việt. Nguồn
gốc, sức ảnh hưởng của lễ hội tới người dân ra sao và tại sao nó lại thu hút được
nhiều người đến vậy…?
Lí do thực tiễn: Tìm hiểu về lễ hội Đền Hùng ngoài việc để biết rõ hơn cội nguồn
dân tộc mà còn được hiểu biết về ngày hội thiêng liêng của cả dân tộc qua đó có
thể phục vụ tốt nhất cho việc học tập của mình. Ngoài những bài giảng trên lớp
về những chính sách phát triển văn hóa của nhiều vùng miền, chúng tôi cũng
muốn đóng góp thêm những hiểu biết của mình về lễ hội lịch sử của dân tộc
nhằm giúp cho việc học tập và tìm hiểu thêm hiệu quả hơn.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng là nơi hội tụ tinh hoa và tỏa sáng tinh
hoa văn hóa dân tộc, là biểu tượng cao đẹp về giá trị văn hóa tinh thần thể hiện
đầy đủ trí tuệ, đạo lý, cốt cách, bản lĩnh, tâm hồn cao đẹp của nhân dân, tăng
cường củng cố khối đại đoàn kết cộng đồng hướng về nguồn cội, tổ tiên. Trong
quá trình hình thành và phát triển, lễ hội Đền Hùng đã có những biến đổi sâu sắc
phù hợp từng thời điểm lịch sử. Mặc dù có những biến đổi cùng với sự phát triển
trưởng thành của đất nước gắn liền với sự trường tồn của dân tộc qua mọi thời
đại, nhưng trong quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, lễ hội Đền Hùng mãi
mãi là một biểu tượng văn hóa có giá trị đã tồn tại, đồng hành cùng cộng đồng các dân tộc Việt.
Lễ hội Đền Hùng khởi nguồn từ lễ hội của các làng Vi, làng Trẹo, làng Cổ Tích, đi
cùng với hành trình lịch sử của dân tộc, lễ hội Đền Hùng đã được nâng lên thành
Quốc lễ để tưởng nhớ các Vua Hùng, người có công dựng nước và giữ nước.
Nghiên cứu về lễ hội Đền Hùng trong diễn trình lịch sử, chúng ta dễ nhận thấy
quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của lễ hội qua các thời kỳ lịch sử
khác nhau. Từ việc xem xét lễ hội của các làng cổ đến việc tìm hiểu về việc thờ
cúng các Vua Hùng và cùng với nó là việc tổ chức lễ giỗ, sự đóng góp của các sắc
thái văn hóa truyền thống cổ xưa đã nâng tầm vóc lễ giỗ Tổ thành lễ hội Đền
Hùng mang biểu tượng của dân tộc cùng với sự lan tỏa và ảnh hưởng của việc
thờ cúng Quốc Tổ trong phạm vi toàn quốc. 3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu lịch sử hình thành, quá trình phát triển. Ý nghĩa văn hóa tốt đẹp của
ngày giỗ tổ Hùng Vương qua đó chứng minh đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của
người Việt Nam. Vốn có từ rất lâu đời và trở thành bản sắc văn hoá độc đảo của
dân tộc ta. Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa lễ hội và tin ngưỡng, vai trò của lễ
hội đối với bảo tồn di sản trong giai đoạn hiện nay, để tài nhằm phân tích, đánh
giá thực trạng việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa lễ hội để phát triển kinh tế,
làm rõ hơn những giá trị của các di sản văn hóa lễ hội Đến Hùng đối với tin
ngưỡng của nhân dân, từ đó xuất các giải pháp nhằm phát huy các giá trị của lễ
hội trên địa bản tỉnh phú thọ góp phần phát triển đời sống tin ngưỡng và phát
triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vì là nghiên cứu lễ hội đền Hùng nên đối tượng nghiên
cứu trực tiếp ở đây đó là nghiên cứu tìm hiểu về lễ hội đền Hùng, sự ra đời của lễ
hội, những nét đặc trưng của lễ hội và từ đó tìm phương án và hướng đi để bảo
tồn và phát huy lễ hội đền Hùng.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung chủ yếu vào “lễ hội đền Hùng” để tìm ra những
thuận lợi khó khăn của lễ hội, dựa vào đó để đưa ra các phương án “bảo tồn và
phát huy” “.Ngoài ra còn nghiên cứu dựa trên sách báo nói về đền Hùng và lễ hội
đền Hùng. Những tài liệu có thể tham khảo liên quan đến di tích đền Hùng sẽ
được chọn lọc và đưa vào bài tiểu luận.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện tìm hiểu theo hai phương pháp chính:
- Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu nguồn gốc và quá trình phát triển của lễ hội.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: phân tích và tổng hợp các đặc
Trưng của lễ hội đền Hùng ở Phú Thọ thông qua các tài liệu, tư liệu tìm
Kiếm được trên Internet hoặc các sách báo. Qua các nghiên cứu của
Các nhà khoa học về đền Hùng và lễ hội đền Hùng.
6. Đóng góp của tiểu luận
- Việc nghiên cứu lễ hội đền Hùng luôn song hành và có mặt của các nghi thức
cũng như các hoạt động văn hoá liên quan không thể tách rời. Trong khi nghiên
cứu và tìm hiểu lễ hội đền Hùng sẽ chú trọng một số vấn đề lý thuyết về lịch sử
văn hoá Việt Nam thông qua việc xem xét và trình bày. Về mối tương quan và
ảnh hưởng giữa một bên là lịch sử văn hoá dân tộc với một bên là đời sống tâm
linh của người Việt. Văn hoá tâm linh của con người được nghiên cứu như một tác
nhân, không chỉ sinh tạo mà còn quyết định tới những giá trị của lễ hội. Ngược
trở lại, sản phẩm văn hoá đặc sắc này cũng có những tác động không nhỏ tới tinh
thần cũng như lịch sử văn hoá dân tộc.