Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

Văn hóa đô thị 12 tài liệu

Thông tin:
12 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông - Văn Hóa Đô Thị | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

59 30 lượt tải Tải xuống
LỄ HỘI LỒNG TỔNG PHỦ THÔNG, HUYỆN BẠCH THÔNG
TỈNH BẮC KẠN
1. Lịch sử hình thành Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông
Phủ Thông là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện
Bạch Thông,c dân tộc anh em như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa…cùng chung
sống, Nhân dân trên địa bàn có tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất, kiên cường trong đấu tranh, chống giặc ngoại xâm.
Hoạt động lễ hội ở Phủ Thông được đúc kết qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn
bó và gần gũi của người dân qua nhiều thế hệ. Trong đó lễ hội Lồng tồng Nà Mu (tức
Lồng tồng Phủ Thông ngày nay) ngày hội chung vui của các dân tộc khu Bắc
huyện Bạch Thông, là một “nghi lễ cầu mùa” của bà con Nhân dân vùng Phủ Thông,
đây một lễ hội dân gian, tín ngưỡng được khởi đầu từ khi “đền Slấn Slảnh”,
tiếng phổ thông “đền thần thánh” tôn thờ một nhân thần họ Dương sống dũng
mãnh, chết linh thiêng trên mảnh đất Bạch Thông ngày nay.
Theo như các cụ cao tuổi truyền miệng nhau kể lại rằng: từ thời xa xưa ấy,
vùng đất Vĩnh Thông (tên huyện Bạch Thông xa xưa) loạn lạc triền miên, hết toán
cướp này lại đến toán cướp khác của giặc Phương Bắc ô hợp qua lại quấy nhiễu, bà
con ta gọi đó Slấc Nồng (tức giặc Tầu),Nhân dân ta dựng nhà rải rác bên những
đám ruộng khai phá, gần các con sông, suối hoặc dưới chân núi tại nơi canh tác, nên
bọn giặc lại càng dễ bề ức hiếp, cướp bóc của cải, dân tình hoang mang, cực nhọc lầm
than. Được biết cảnh khổ ải của người dân vùng sơn cước này, triều đình mới điều
một đạo quân dưới sự chỉ huy của viên quan Quận Công đến trấn giữ ở Vĩnh Thông,
lập trại binh tại khu đất Nà Sang xã Vi Hương để trực tiếp đánh đuổi, truy quét những
toán giặc ngoại bang, giữ bình yên cho Nhân dân an cư sản xuất, sau nhiều năm truy
đuổi sạch bóng giặc xâm lăng, dân tình ổn định làm ăn, tái tạo cuộc sống cũng là lúc
triều đình triệu quan Quận ng và binh hồi triều để đi trấn ải nơi khác.
Rồi nhiều năm sau đó lại có một toán giặc Tầu kéo vào bà con gọi đó là giặc
Lục A Slống cũng đến Vi Hương lập doanh trại chân núi Phja Bjoóc, hàng
ngày chúng bắt Nhân dân địa phương các vùng lân cận đến sào huyệt để cống
nạp lương thực, thực phẩm đầy đủ cho bọn chúng rồi cho quân đi cướp giật đồ
hàng tại chợ Vi Hương, càng ngày chúng càng nhân tính cho quân tản các nơi
cướp của, giết người không thương tiếc.Được tin dữ này triều đình khẩn cấp điều
một vị quan phủ họ Dương với một đạo quân có đủ tiềm lực voi ngựa đến trấn giữ ở
khui, Phương Linh (nay thị trấn Phủ Thông) nhằm baoy và cô lập giặc
Tầu ở Vi Hương để tiêu diệt, đồng thời tuyên chiến với bọn chúng tại cánh đồng Nà
Phải (xã Phương Linh cũ), trong trận quyết chiến ác liệt ấy chẳng may do xuất viên
quan phủ họ Dương bị giặc sát hại, chém thủ cấp rơi xuống đám ruộng ở cánh đồng
2
Phải, còn phần thân vẫn bám trên lưng ngựa chiến vung gươm ng băng rượt
đuổi chém, giết kẻ thù tới tấp, thấy vậy những tên giặc sống sót bại trận kinh hồn bạt
vía chạy bán sống bán chết vào Vi Hương, còn thân nh của viên quan Phủ họ
Dương vừa phi ngựa đến Phai Luông thì rơi xuống bờ sông Vi Hương.
Về sau mấy anh em họ Dương và bà con ở bản Nà Phải cùng nhau lập một cái
miếu để thờ vị quan họơng tại đất Phai Luông, đượcconn là thần, nên gọi đó
“Slấn Phủ Lương” tức miếu thờ vị quan phủ họ Dương. Đến nhiều năm sau đó
Nhân dân xã Phương Linh(cũ) và phố Phủ Thông cùng góp tiền của và công sức xây
cất một ngôi đền 3 gian bề thế bằng gạch ngói kiên cố hướng Đông Bắc bên cạnh một
cây đa cổ thụ cành lá xum xuê được con tôn là thánh nên mới đặt tên là “đền
Slấn Slảnh” tức “ đền Thần Thánh” để hương khói, tôn thờ, tri ân vị tướng quan phủ
họ Dương đã có công lớn tiêu giệt giặc ngoại xâm, giữ cho quốc thái dân an và đã hy
sinh anh dũngtrên mảnh đất Vĩnh Thông tức huyện Bạch Thông ngày nay. Triều đình
phong kiến đã cấp cho đền Slấn Slảnh nhiều sắc phong và có cả “Thần phả” do họ
(1)
Hoàng có uy thế ở bản địa nắm giữ và cũng là người chủ tế trong buổi tế lễ thần linh
ngày 19 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Slấn Slảnh. Từ khi có đền Slấn Slảnh,
cứ vào đầu xuân ăn tết nhàn rỗi người dân bản địa mới tổ chức lễ hội Lồng tồng Phủ
Thông để tri ân người anh hùng họ Dương có một kỳ tíchu danh để giáo dục truyền
thống và kết hợp tổ chức vui xuân với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn không thể nào
quên. Đó là ngày 20 tết âm lịch “Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông”, như vậy rõ ràng đền
Slấn Slảnh một địa chỉ độc nhất nh , linh hồn của lễ hội Lồng tồng Phủ
(2)
Thông, như một chứng tích lịch sử và có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn là một
“lễ hội Lồng tồng Phủ Thông” đều có nguyên do của nó.
Đầu tiên phải nói đến cái tên lồng tồng Nà Mu đây là tên lồng tồng cổ xưa từ
khi đền Slấn Slảnh, hội xuân hàng năm được tổ chức tại địa bàn bản Mu
thuộc xã Phương Linh, nay là thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn,
cụm từ “Lồng tồng” tiếng phổ thông là “xuống đồng” nhưng không có nghĩa là phải
xuống đồng để cày cấy tại hội xuân, mà đây là điểm không gian bằng phẳng rộng rãi
để tổ chức các trò chơi dân gian du khách các nơi đến dự hội, ngày hội chính
thống của người nông dân được nghỉ ngơi hưởng thụ vui chơi sau một năm lao động,
sản xuất, mưu sinh vất vả. Thực chất của lễ hội Lồng tồng chính “nghi lễ nông
nghiệp” của người Tày,ng Bắc Kạn, tên gọi Nà Mu là tên khai sinh của phố Chính,
thị trấn Phủ Thông ny nay, do đó mới có tên gọi lồng tồng Nà Mu là vậy.
Nói đến tên Lồng tồng Phủ Thông theo sử sách tên Phủ Thông chính thức
được đề cập vào thời Lê giữa thế kỷ XV đến những năm 1884-1889, thực dân Pháp
lần lượt đem quân đánh chiếm các tỉnh Việt Bắc, sau khi hoàn thành công cuộc
1(1). Thần phả: là những tư liệu ghi lại công lao của vị thánh Tướng họ Dương.
2
(2).
Độc nhất vô nhị: Có một không hai.
3
chinh phục và bình định phong trào kháng chiến chống Pháp, ngày 14 tháng 4 năm
1900 toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định tách một phần đất phía bắc tỉnh Thái
Nguyên thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông
Hóa(sau này là Na Rỳ) (sau này là Ngân Sơn), Cảm Hóa , Phủ Thông lúc đó là một
khu phố buôn bán thuộc xã Phương Linh, châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có nhiều
ngành nghề thủ công như: rèn, đúc, mộc, cắt tóc, buôn bán,…. Nhiều thương lái
đưa hàng lên con các xã, huyện bạn đến lấy hàng tấp nập đông vui, phố Phủ
Thông lúc đó khoảng 80 hộ dân gồm các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Kinh, Dao
cùng chung sống làm ăn thân thiện bên nhau do một Thủ lĩnh người hoa quản
dưới cấp chính quyền Phương Linh, Châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cũng từ
đó mới có tên gọi “Lồng Tồng Phủ Thông” nghĩa là ngày 19 tháng giêng hàng năm
Phương Linh mổ lợn, bầy cỗ tế lễ tri ân thánh tướng họ Dương tại đền Slấn
Slảnh với đạo uống nước nhớ nguồn, tiếp đó ngày 20 ngày hội vui xuân, nên
mới gọi Lồng Tồng 20 cũng để nhắc nhở rằng những ai đi đâu xa hãy nhớ
ngày 20 tháng giêng đến dự hội Lồng tồng Phủ Thông, là ngày hội xuân cuối cùng
đông vui nhất, náo nhiệt nhất của tỉnh Bắc Kạn, nguyên nhân tổ chức lễ hội vào
ngày 19 và 20 tết thì được các cụ từ thời xa xưa truyền nhau kể lại rằng ngày 19
ngày khánh thành đền Slấn Slảnh mổ lợn làm lễ rước thánh tướng họ Dương
linh thiêng vào đền an vị để chúng dân cầu cúng phù hộ độ trì cho muôn dân sức
khỏe dồi dào, ấm no, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng sau đó đến hôm 20 tổ chức
hội vui xuân, cho đến ngày nay Lễ hội vẫn giữ được đúng tên gọi lễ hội Lồng
tồng Phủ Thông và tổ chức đúng vào ngày 19 và 20 tháng giêng âm lịch.
2. Quy trình của Lễ hội đang thực hành hiện nay (Từ lúc bắt đầu đến
khi kết thúc)
Năm 2017 Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông được khôi phục và tổ chức vào đúng
ngày truyền thống. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng giêng âm lịch trong
đó phần lễ và phần hội chính được diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch.
* Ngày 19 tháng giêng âm lịch:Từ 8h00 đến 22h00
Buổi sáng diễn ra các hoạt động như trang trí sân khấu, dựng trại của các xã
trại của các thôn, phố, thi đấu các môn thể thao truyền thống hiện đại, đoàn
Kỳ Lânmúachúcmay mắn, tài lộc đầu xuân.
Buổi chiều chấm Hội trại, thi đấu các môn thể thao.
Buổi tối diễn ra chương trình nghệ thuậtmừng Đảng mừng xuân.
* Ngày 20 tháng giêng âm lịch:
2.1. Phần lễ: Được diễn ra trong khoảng thời gian từ 6h00 đến 11h00.Trong
phần lễ có các hoạt động, cụ thể:
4
a. Bày mâm cỗ lễ (Từ 6h00 đến 7h00):Mâm cỗ lễ gồm 4 mâm lễ chính
(được bày trong đền Slấn Slảnh), 4 mâm cỗ lễ gồm 1 mâm thủ lợn, gà, vịt (Thủ lợn
giữa, gà, vịt ơ hai bên), một mâm xôi đỏ, 1mâm quả còn 4 múi, 1 mâm bánh
chưng và bánh dầy, các mâm cỗ lễ được chuẩn bị đều biểu thị tấm lòng tôn kính của
con Nhân dân luôn ghi sâu công lao to lớn đối với Thánh tướng, thần linh cầu
mong Thánh tướng, thần linh phù hộ độ trì cho muôn dân dồi dào sức khỏe, trồng
trọt và chăn nuôi phát triển, buôn bán phát tài, phát lộc, che chở cuộc sống tốt đẹp,
hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.Ngoài 4 mâm lễ chính còn các mâm lễ xôi,
bánh, kẹo, hoa, quả, gà được 4 phố (phố Ngã Ba, phố Đầu Cầu, phố Chính, phố Nà
Hái)chuẩn bị để tế lễ cầu mong sự yên bình hạnh phúc đến cho các phố trên địa bàn
thị trấn.
b. Múa chầu và tế lễ tại đền Slấn Slảnh(Từ 7h15 đến 8h30)
-Sau khi công tác chuẩn bị tế lễ đã hoàn tất, đoàn múa lân vào vị trí bắt đầu
tiến hành múa chầu tại với mong muốn cầu mong đem lại sự“Đền Slấn Slảnh”
thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho nhân dân.
- Sau chương trình múa chầu của đoàn Kỳ Lân, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp
huyện, địa phương và bà con Nhân dân, du khách thập phương ổn định vị trí chuẩn
bị cho nghi thức cúng tế tại Đền Slấn Slảnh, chủ tế bắt đầu thực hiện các nghi lễ
cúng tế, chủ tế thắp hương lên ban thờ chính, các mâm lễ chính và mâm lễ của các
phố, quay mặt vào trước ban thờ Đền Slấn Slảnh, trịnh trọng chắp tay thành kính
bái tạ 3 bái sau đó chủ tế ngồi(tất cả đại biểu con du khách cùng bái 3 bái)
chính diện với ban thờ đọc bài tế lễ với nội dung chính như sau: chúng con
toàn thể con dân của thị trấn Phủ Thông cùng các đoàn đại biểu tỉnh,
huyện,lãnh đạo địa phương con xa gần mặt tại đây xin được thắp nén
hương thơm bái tạ thần linh, bái tạ Thánh Tướng họ Dương tại đền Slấn Slảnh,
hôm nay 20 tháng giêng âm lịch ngày tổ chức Lễ hội cổ truyền Lồng Tồng
Phủ Thông, chúng con thành tâm dựng soạn mâm cỗ dâng lễ tri ân đền ơn đáp
nghĩa vị danh tướng anh linh bất hủ họ Dương đã hy sinh anh dũng trên mảnh
đất này, chúng con cầu nguyện và dâng lễ vật cúng bái trong những ngày lễ tết,
hội Lồng tồng Phủ Thông cầu trời đất thần thánh phù hộ độ trì cho mưa thuận,
gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, sức khỏe dồi dào, phát tài
phát lộc, cầu cho cuộc sống an lành thịnh vượng, hạnh phúc cho muôn
nhà”….. Tóm lại phần lễ mang tính nội bộ thuộc dân bản địa tổ chức tế tự để
cầu mùa màng, thể hiện lòng biết ơn vị thánh tướng họ Dương.
- Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng tế mời các đại biểu tỉnh, huyện, lãnh
đạo địa phương con Nhân dân, du khách thập phương lên dâng hương, kết
thúc nghi lễ cúng tế tại đền Slấn Slảnh.Kết thúc phần lễ tại Đền Slấn Slảnh tiến
5
hành rước lễ ra cánh đồng Nà Liền Mạ đi đầu rước lễ là đoàn Kỳ Lân tiếp theo đến
4 mâm lễ chính xếp theo thứ tự mâm đầu lợn, vịt đi đầu tiên, tiếp theo là mâm
bánh chưng, bánh dầy, tiếp đến mâm còn, tiếp theo mâm xôi đỏ, phía sau lần
lượt mâm cỗ của các thôn phố, sau đó đoàn đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện, địa
phương con Nhân dân, du khách thập phương. Mỗi mâm lễ được 2 gái
thanh lịch, mặc trang phục truyền thống, kiệu mâm lễ theo sau đoàn Kỳ lân cùng
rước lễ từ đền Slấn Slảnh ra ngoài khu vực cánh đồng Nà Liền Mạ.
2.2. Phần Hội:Được diễn ra trong khoảng thời gian đến . Trong9h00 17h30
phần Hội diễn ra các hoạt động, cụ thể như sau:
- Mở đầu phần Hội Chương trình khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông
với các chương trình văn nghệ chào mừng đặc sắc.
- Sau Chương trình văn nghệ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn
Phủ Thông - Trưởng Ban tổ chức Lễ hội lên phát biểu khai mạc, đánh trống khai
hội và tung còn khai hội, khi những quả còn 4 múi nhiều màu sắc(quả còn 4 múi)
được tung lên cũng lúc phần hội của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông chính thức
được bắt đầu(theo quan niệm dân gian thì phải ném thủng phoỏng còn trong ngày
hội thì năm nay trời, đất, thần linh mới phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội
thu, chăn nuôi phát triển, buôn bán phát lộc, phát tài, cuộc sống đầy đủ gặp
nhiều may mắn, ngoài ý nghĩa đó ra thì trò chơi tung còn còn là dịp để các đôi trai
gái hội ngộ, tìm hiểu nhau thông qua những chiếc còn được tung đi, tung lại cho
nhau vì vậy trò chơi này thu hút được rất nhiều du khách trẩy hội tham gia chơi).
- Diễn ra song song với trò chơi tung còn hội thi múa Kỳ Lân các trò
chơi dân gian như: Tung vòng cổ vịt, nhảy bao bố, cờ tướng, bịt mắt bắt dê, hái
hoa dân chủ, đi cầu khỉ, kéo co, bịt mắt đánh trống, các giải thi đấu thể thao
truyền thống hiện đại… Đến với Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông du khách còn
được thưởng thức các tiết mục giao lưu văn nghệ của Hội người cao tuổi đến từ
các huyện bạn. Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan hội trại, các gian hàng
trưng bày các loại nông sản sạch của các địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện như:
Nấm rơm sạch, rượu chuối, các loại tinh dầu như vỏ bưởi, cam quýt, xả… là những
sản phẩm được các hợpc xã trên địa bàn huyện sản xuất…
- Kết thúc các hoạt động diễn ra phần hội vào tối 20 tháng giêng âm lịch,
như thường lệ du khách sẽ được thưởng thức chương trình văn nghệ mừng Đảng
mừng xuânvà tham gia hoạt động đốt lửa trại, khi hoạt động đốt lửa trại kết thúc
cũng lúc chương trình Lễ hội chính thức khép lại, con nhân dân du khách
lại tiếp tục một năm lao động sản xuất mới.Hàng năm Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
thu hút hơn 30 nghìn lượt người tham gia, sinh hoạt văn hóa của cả vùng với
không khí phấn khởi.
6
3. Ý nghĩa của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Lễ hội Lồng tồng Phủ Tng là một lễ hội văn hóa cổ truyền của Nhân dân các
dân tộc thị trấn Phủ Thông, lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng nhất của
đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, cầu bình
an, cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Lễ hội bản sắc văn hóa có từ lâu đời
được lưu truyền từ đời này sang đời khác không chỉ mang giá trị văn hóa sâu sắc mà
cònnơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử là nơi giao lưu các loạinh văn hóa,c t
chơi dân gian truyền thống hiện đại. Thông qua lễ hội giáo dục đến thế hệ trẻ
những nét đẹp văn hóan tộc,nh thành lòng yêu quêơng, yêu đấtớc.
4. Những nét tiêu biểu đặc sắc nhất của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Lễ hội Lồng tồng Phủ Thônghoạt động dân gian tín ngưỡng tâm linh gắn
liền với đền Slấn Slảnh nơi thờ vị thánh tướng họ Dương với công lao to lớn của vị
nhân thần đã có công đánh giặc xây dựng quê hương, như vậy có thể thấy đền Slấn
Slảnh là cội nguồn để hình thành Lễ hội lồng tồng Phủ Thông, như một chứng tích
lịch sử về lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thị trấn Phủ thông nói riêng
nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung.
5. Một số hình ảnh của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Chủ tế thực hiện các nghi thức cúng tế tại đền Slấn Slảnh trong Lễ hội Lồng Tồng
Phủ Thông
7
Lãnh đạo UBND huyện Bạch Thông, UBND thị trấn Phủ Thông và nhân dân thị
trấn Phủ Thông thực hiện các nghi lễ cúng tế tại đền Slấn Slảnh
Nghi thức rước mâm lễ từ đền Slấn Slảnh ra khu vực tổ chức hội Lồng tồng
8
Màn múa Lân khai hội tại Lễ Hội Lồng Tồng Phủ Thông
Chương trình văn nghệ chào mừng khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông năm
2023 do CLB hát Then - đàn Tính huyện biểu diễn
9
Tríc
h đoạn Lễ hội cầu mùa trong Chương trình văn nghệ chào mừng khai mạc Lễ hội
Lồng Tồng Phủ Thông năm 2023 do đoàn Nghệ nhân xã Đôn Phong biểu diễn
Đồng chí Nguyễn Thành Trung – Chủ tịch UBND thị trấn Phủ Thông dọc diễn văn
khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông năm 2023
10
11
12
Đông đảo du khách thập phương tham gia các trò chơi được tổ chức tại Lễ Hội
Lồng tồng
Phủ Thông
| 1/12

Preview text:

LỄ HỘI LỒNG TỔNG PHỦ THÔNG, HUYỆN BẠCH THÔNG TỈNH BẮC KẠN
1. Lịch sử hình thành Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông
Phủ Thông là thị trấn huyện lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện
Bạch Thông, có các dân tộc anh em như Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa…cùng chung
sống, Nhân dân trên địa bàn có tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo trong lao động sản
xuất, kiên cường trong đấu tranh, chống giặc ngoại xâm.
Hoạt động lễ hội ở Phủ Thông được đúc kết qua quá trình lịch sử lâu dài, gắn
bó và gần gũi của người dân qua nhiều thế hệ. Trong đó lễ hội Lồng tồng Nà Mu (tức
Lồng tồng Phủ Thông ngày nay) là ngày hội chung vui của các dân tộc khu Bắc
huyện Bạch Thông, là một “nghi lễ cầu mùa” của bà con Nhân dân vùng Phủ Thông,
đây là một lễ hội dân gian, tín ngưỡng được khởi đầu từ khi có “đền Slấn Slảnh”,
tiếng phổ thông là “đền thần thánh” tôn thờ một nhân thần họ Dương sống dũng
mãnh, chết linh thiêng trên mảnh đất Bạch Thông ngày nay.
Theo như các cụ cao tuổi truyền miệng nhau kể lại rằng: từ thời xa xưa ấy, ở
vùng đất Vĩnh Thông (tên huyện Bạch Thông xa xưa) loạn lạc triền miên, hết toán
cướp này lại đến toán cướp khác của giặc Phương Bắc ô hợp qua lại quấy nhiễu, bà
con ta gọi đó là Slấc Nồng (tức giặc Tầu),Nhân dân ta dựng nhà rải rác bên những
đám ruộng khai phá, gần các con sông, suối hoặc dưới chân núi tại nơi canh tác, nên
bọn giặc lại càng dễ bề ức hiếp, cướp bóc của cải, dân tình hoang mang, cực nhọc lầm
than. Được biết cảnh khổ ải của người dân vùng sơn cước này, triều đình mới điều
một đạo quân dưới sự chỉ huy của viên quan Quận Công đến trấn giữ ở Vĩnh Thông,
lập trại binh tại khu đất Nà Sang xã Vi Hương để trực tiếp đánh đuổi, truy quét những
toán giặc ngoại bang, giữ bình yên cho Nhân dân an cư sản xuất, sau nhiều năm truy
đuổi sạch bóng giặc xâm lăng, dân tình ổn định làm ăn, tái tạo cuộc sống cũng là lúc
triều đình triệu quan Quận Công và binh mã hồi triều để đi trấn ải nơi khác.
Rồi nhiều năm sau đó lại có một toán giặc Tầu kéo vào bà con gọi đó là giặc
Lục A Slống cũng đến xã Vi Hương lập doanh trại ở chân núi Phja Bjoóc, hàng
ngày chúng bắt Nhân dân địa phương và các vùng lân cận đến sào huyệt để cống
nạp lương thực, thực phẩm đầy đủ cho bọn chúng rồi cho quân đi cướp giật đồ
hàng tại chợ Vi Hương, càng ngày chúng càng vô nhân tính cho quân tản các nơi
cướp của, giết người không thương tiếc.Được tin dữ này triều đình khẩn cấp điều
một vị quan phủ họ Dương với một đạo quân có đủ tiềm lực voi ngựa đến trấn giữ ở
khu Nà Hái, xã Phương Linh (nay là thị trấn Phủ Thông) nhằm bao vây và cô lập giặc
Tầu ở Vi Hương để tiêu diệt, đồng thời tuyên chiến với bọn chúng tại cánh đồng Nà
Phải (xã Phương Linh cũ), trong trận quyết chiến ác liệt ấy chẳng may do sơ xuất viên
quan phủ họ Dương bị giặc sát hại, chém thủ cấp rơi xuống đám ruộng ở cánh đồng 2
Nà Phải, còn phần thân vẫn bám trên lưng ngựa chiến vung gươm băng băng rượt
đuổi chém, giết kẻ thù tới tấp, thấy vậy những tên giặc sống sót bại trận kinh hồn bạt
vía chạy bán sống bán chết vào Vi Hương, còn thân mình của viên quan Phủ họ
Dương vừa phi ngựa đến Phai Luông thì rơi xuống bờ sông Vi Hương.
Về sau mấy anh em họ Dương và bà con ở bản Nà Phải cùng nhau lập một cái
miếu để thờ vị quan họ Dương tại đất Phai Luông, được bà con tôn là thần, nên gọi đó
là “Slấn Phủ Lương” tức miếu thờ vị quan phủ họ Dương. Đến nhiều năm sau đó
Nhân dân xã Phương Linh(cũ) và phố Phủ Thông cùng góp tiền của và công sức xây
cất một ngôi đền 3 gian bề thế bằng gạch ngói kiên cố hướng Đông Bắc bên cạnh một
cây đa cổ thụ cành lá xum xuê và được bà con tôn là thánh nên mới đặt tên là “đền
Slấn Slảnh” tức “ đền Thần Thánh” để hương khói, tôn thờ, tri ân vị tướng quan phủ
họ Dương đã có công lớn tiêu giệt giặc ngoại xâm, giữ cho quốc thái dân an và đã hy
sinh anh dũngtrên mảnh đất Vĩnh Thông tức huyện Bạch Thông ngày nay. Triều đình
phong kiến đã cấp cho đền Slấn Slảnh nhiều sắc phong và có cả “Thần phả”(1) do họ
Hoàng có uy thế ở bản địa nắm giữ và cũng là người chủ tế trong buổi tế lễ thần linh
ngày 19 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Slấn Slảnh. Từ khi có đền Slấn Slảnh,
cứ vào đầu xuân ăn tết nhàn rỗi người dân bản địa mới tổ chức lễ hội Lồng tồng Phủ
Thông để tri ân người anh hùng họ Dương có một kỳ tích lưu danh để giáo dục truyền
thống và kết hợp tổ chức vui xuân với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn không thể nào
quên. Đó là ngày 20 tết âm lịch “Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông”, như vậy rõ ràng đền
Slấn Slảnh là một địa chỉ độc nhất vô nhị(2), là linh hồn của lễ hội Lồng tồng Phủ
Thông, như một chứng tích lịch sử và có nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn là một
“lễ hội Lồng tồng Phủ Thông” đều có nguyên do của nó.
Đầu tiên phải nói đến cái tên lồng tồng Nà Mu đây là tên lồng tồng cổ xưa từ
khi có đền Slấn Slảnh, là hội xuân hàng năm được tổ chức tại địa bàn bản Nà Mu
thuộc xã Phương Linh, nay là thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn,
cụm từ “Lồng tồng” tiếng phổ thông là “xuống đồng” nhưng không có nghĩa là phải
xuống đồng để cày cấy tại hội xuân, mà đây là điểm không gian bằng phẳng rộng rãi
để tổ chức các trò chơi dân gian và du khách các nơi đến dự hội, là ngày hội chính
thống của người nông dân được nghỉ ngơi hưởng thụ vui chơi sau một năm lao động,
sản xuất, mưu sinh vất vả. Thực chất của lễ hội Lồng tồng chính là “nghi lễ nông
nghiệp” của người Tày, Nùng Bắc Kạn, tên gọi Nà Mu là tên khai sinh của phố Chính,
thị trấn Phủ Thông ngày nay, do đó mới có tên gọi là lồng tồng Nà Mu là vậy.
Nói đến tên Lồng tồng Phủ Thông theo sử sách tên Phủ Thông chính thức
được đề cập vào thời Lê giữa thế kỷ XV đến những năm 1884-1889, thực dân Pháp
lần lượt đem quân đánh chiếm các tỉnh ở Việt Bắc, sau khi hoàn thành công cuộc
1(1). Thần phả: là những tư liệu ghi lại công lao của vị thánh Tướng họ Dương.
2(2). Độc nhất vô nhị: Có một không hai. 3
chinh phục và bình định phong trào kháng chiến chống Pháp, ngày 14 tháng 4 năm
1900 toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định tách một phần đất phía bắc tỉnh Thái
Nguyên thành lập tỉnh Bắc Kạn gồm các châu Bạch Thông, Chợ Rã, Thông
Hóa(sau này là Na Rỳ), Cảm Hóa (sau này là Ngân Sơn), Phủ Thông lúc đó là một
khu phố buôn bán thuộc xã Phương Linh, châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn có nhiều
ngành nghề thủ công như: rèn, đúc, mộc, cắt tóc, buôn bán,…. Nhiều thương lái
đưa hàng lên và bà con các xã, huyện bạn đến lấy hàng tấp nập đông vui, phố Phủ
Thông lúc đó có khoảng 80 hộ dân gồm các dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Kinh, Dao
cùng chung sống làm ăn thân thiện bên nhau do một Thủ lĩnh người hoa quản lý
dưới cấp chính quyền xã Phương Linh, Châu Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn cũng từ
đó mới có tên gọi “Lồng Tồng Phủ Thông” nghĩa là ngày 19 tháng giêng hàng năm
xã Phương Linh mổ lợn, bầy cỗ tế lễ tri ân thánh tướng họ Dương tại đền Slấn
Slảnh với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tiếp đó ngày 20 là ngày hội vui xuân, nên
mới gọi là Lồng Tồng 20 cũng là để nhắc nhở rằng những ai đi đâu xa hãy nhớ
ngày 20 tháng giêng đến dự hội Lồng tồng Phủ Thông, là ngày hội xuân cuối cùng
đông vui nhất, náo nhiệt nhất của tỉnh Bắc Kạn, nguyên nhân tổ chức lễ hội vào
ngày 19 và 20 tết thì được các cụ từ thời xa xưa truyền nhau kể lại rằng ngày 19 là
ngày khánh thành đền Slấn Slảnh có mổ lợn làm lễ rước thánh tướng họ Dương
linh thiêng vào đền an vị để chúng dân cầu cúng phù hộ độ trì cho muôn dân sức
khỏe dồi dào, ấm no, hạnh phúc, an khang, thịnh vượng sau đó đến hôm 20 tổ chức
hội vui xuân, cho đến ngày nay Lễ hội vẫn giữ được đúng tên gọi là lễ hội Lồng
tồng Phủ Thông và tổ chức đúng vào ngày 19 và 20 tháng giêng âm lịch.
2. Quy trình của Lễ hội đang thực hành hiện nay (Từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc)
Năm 2017 Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông được khôi phục và tổ chức vào đúng
ngày truyền thống. Lễ hội diễn ra trong hai ngày 19 và 20 tháng giêng âm lịch trong
đó phần lễ và phần hội chính được diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch.
* Ngày 19 tháng giêng âm lịch:Từ 8h00 đến 22h00
Buổi sáng diễn ra các hoạt động như trang trí sân khấu, dựng trại của các xã
và trại của các thôn, phố, thi đấu các môn thể thao truyền thống và hiện đại, đoàn
Kỳ Lânmúachúcmay mắn, tài lộc đầu xuân.
Buổi chiều chấm Hội trại, thi đấu các môn thể thao.
Buổi tối diễn ra chương trình nghệ thuậtmừng Đảng mừng xuân.
* Ngày 20 tháng giêng âm lịch:
2.1. Phần lễ: Được diễn ra trong khoảng thời gian từ 6h00 đến 11h00.Trong
phần lễ có các hoạt động, cụ thể: 4
a. Bày mâm cỗ lễ (Từ 6h00 đến 7h00):Mâm cỗ lễ gồm 4 mâm lễ chính
(được bày trong đền Slấn Slảnh), 4 mâm cỗ lễ gồm 1 mâm thủ lợn, gà, vịt (Thủ lợn
ở giữa, gà, vịt ơ hai bên)
, một mâm xôi đỏ, 1mâm quả còn 4 múi, 1 mâm bánh
chưng và bánh dầy, các mâm cỗ lễ được chuẩn bị đều biểu thị tấm lòng tôn kính của
bà con Nhân dân luôn ghi sâu công lao to lớn đối với Thánh tướng, thần linh cầu
mong Thánh tướng, thần linh phù hộ độ trì cho muôn dân dồi dào sức khỏe, trồng
trọt và chăn nuôi phát triển, buôn bán phát tài, phát lộc, che chở cuộc sống tốt đẹp,
hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà.Ngoài 4 mâm lễ chính còn có các mâm lễ xôi,
bánh, kẹo, hoa, quả, gà được 4 phố (phố Ngã Ba, phố Đầu Cầu, phố Chính, phố Nà
Hái)
chuẩn bị để tế lễ cầu mong sự yên bình hạnh phúc đến cho các phố trên địa bàn thị trấn.
b. Múa chầu và tế lễ tại đền Slấn Slảnh(Từ 7h15 đến 8h30)
-Sau khi công tác chuẩn bị tế lễ đã hoàn tất, đoàn múa lân vào vị trí bắt đầu
tiến hành múa chầu tại “Đền Slấn
Slảnh” với mong muốn cầu mong đem lại sự
thịnh vượng, phát đạt, hanh thông và hạnh phúc cho nhân dân.
- Sau chương trình múa chầu của đoàn Kỳ Lân, lãnh đạo cấp tỉnh, cấp
huyện, địa phương và bà con Nhân dân, du khách thập phương ổn định vị trí chuẩn
bị cho nghi thức cúng tế tại Đền Slấn Slảnh, chủ tế bắt đầu thực hiện các nghi lễ
cúng tế, chủ tế thắp hương lên ban thờ chính, các mâm lễ chính và mâm lễ của các
phố, quay mặt vào trước ban thờ Đền Slấn Slảnh, trịnh trọng chắp tay thành kính
bái tạ 3 bái (tất cả đại biểu và bà con du khách cùng bái 3 bái) sau đó chủ tế ngồi
chính diện với ban thờ đọc bài tế lễ với nội dung chính như sau: chúng con là
toàn thể con dân của thị trấn Phủ Thông cùng các đoàn đại biểu tỉnh,
huyện,lãnh đạo địa phương và bà con xa gần có mặt tại đây xin được thắp nén
hương thơm bái tạ thần linh, bái tạ Thánh Tướng họ Dương tại đền Slấn Slảnh,
hôm nay 20 tháng giêng âm lịch là ngày tổ chức Lễ hội cổ truyền Lồng Tồng
Phủ Thông, chúng con thành tâm dựng soạn mâm cỗ dâng lễ tri ân đền ơn đáp
nghĩa vị danh tướng anh linh bất hủ họ Dương đã hy sinh anh dũng trên mảnh
đất này, chúng con cầu nguyện và dâng lễ vật cúng bái trong những ngày lễ tết,
hội Lồng tồng Phủ Thông cầu trời đất thần thánh phù hộ độ trì cho mưa thuận,
gió hòa, mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, sức khỏe dồi dào, phát tài
phát lộc, cầu cho cuộc sống an lành và thịnh vượng, hạnh phúc cho muôn
nhà”
….. Tóm lại phần lễ mang tính nội bộ thuộc cư dân bản địa tổ chức tế tự để
cầu mùa màng, thể hiện lòng biết ơn vị thánh tướng họ Dương.
- Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng tế mời các đại biểu tỉnh, huyện, lãnh
đạo địa phương và bà con Nhân dân, du khách thập phương lên dâng hương, kết
thúc nghi lễ cúng tế tại đền Slấn Slảnh.Kết thúc phần lễ tại Đền Slấn Slảnh tiến 5
hành rước lễ ra cánh đồng Nà Liền Mạ đi đầu rước lễ là đoàn Kỳ Lân tiếp theo đến
4 mâm lễ chính xếp theo thứ tự mâm đầu lợn, gà vịt đi đầu tiên, tiếp theo là mâm
bánh chưng, bánh dầy, tiếp đến là mâm còn, tiếp theo là mâm xôi đỏ, phía sau lần
lượt là mâm cỗ của các thôn phố, sau đó là đoàn đại biểu cấp tỉnh, cấp huyện, địa
phương và bà con Nhân dân, du khách thập phương. Mỗi mâm lễ được 2 cô gái
thanh lịch, mặc trang phục truyền thống, kiệu mâm lễ theo sau đoàn Kỳ lân cùng
rước lễ từ đền Slấn Slảnh ra ngoài khu vực cánh đồng Nà Liền Mạ.
2.2. Phần Hội:Được diễn ra trong khoảng thời gian 9h00 đến 17h30. Trong
phần Hội diễn ra các hoạt động, cụ thể như sau:
- Mở đầu phần Hội là Chương trình khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông
với các chương trình văn nghệ chào mừng đặc sắc.
- Sau Chương trình văn nghệ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn
Phủ Thông - Trưởng Ban tổ chức Lễ hội lên phát biểu khai mạc, đánh trống khai
hội và tung còn (quả còn 4 múi) khai hội, khi những quả còn 4 múi nhiều màu sắc
được tung lên cũng là lúc phần hội của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông chính thức
được bắt đầu(theo quan niệm dân gian thì phải ném thủng phoỏng còn trong ngày
hội thì năm nay trời, đất, thần linh mới phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng bội
thu, chăn nuôi phát triển, buôn bán phát lộc, phát tài, cuộc sống đầy đủ và gặp
nhiều may mắn, ngoài ý nghĩa đó ra thì trò chơi tung còn còn là dịp để các đôi trai
gái hội ngộ, tìm hiểu nhau thông qua những chiếc còn được tung đi, tung lại cho
nhau vì vậy trò chơi này thu hút được rất nhiều du khách trẩy hội tham gia chơi)
.
- Diễn ra song song với trò chơi tung còn là hội thi múa Kỳ Lân và các trò
chơi dân gian như: Tung vòng cổ vịt, nhảy bao bố, cờ tướng, bịt mắt bắt dê, hái
hoa dân chủ, đi cầu khỉ, kéo co, bịt mắt đánh trống, các giải thi đấu thể thao
truyền thống và hiện đại…
Đến với Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông du khách còn
được thưởng thức các tiết mục giao lưu văn nghệ của Hội người cao tuổi đến từ
các huyện bạn. Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan hội trại, các gian hàng
trưng bày các loại nông sản sạch của các địa phương trên địa bàn tỉnh, huyện như:
Nấm rơm sạch, rượu chuối, các loại tinh dầu như vỏ bưởi, cam quýt, xả… là những
sản phẩm được các hợp tác xã trên địa bàn huyện sản xuất…
- Kết thúc các hoạt động diễn ra ở phần hội vào tối 20 tháng giêng âm lịch,
như thường lệ du khách sẽ được thưởng thức chương trình văn nghệ mừng Đảng
mừng xuânvà tham gia hoạt động đốt lửa trại, khi hoạt động đốt lửa trại kết thúc
cũng là lúc chương trình Lễ hội chính thức khép lại, bà con nhân dân và du khách
lại tiếp tục một năm lao động sản xuất mới.Hàng năm Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
thu hút hơn 30 nghìn lượt người tham gia, là sinh hoạt văn hóa của cả vùng với không khí phấn khởi. 6
3. Ý nghĩa của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông là một lễ hội văn hóa cổ truyền của Nhân dân các
dân tộc thị trấn Phủ Thông, là lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng nhất của
đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc, với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, cầu bình
an, cầu hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Lễ hội là bản sắc văn hóa có từ lâu đời
được lưu truyền từ đời này sang đời khác không chỉ mang giá trị văn hóa sâu sắc mà
còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị lịch sử là nơi giao lưu các loại hình văn hóa, các trò
chơi dân gian truyền thống và hiện đại. Thông qua lễ hội giáo dục đến thế hệ trẻ
những nét đẹp văn hóa dân tộc, hình thành lòng yêu quê hương, yêu đất nước.
4. Những nét tiêu biểu đặc sắc nhất của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông là hoạt động dân gian tín ngưỡng tâm linh gắn
liền với đền Slấn Slảnh nơi thờ vị thánh tướng họ Dương với công lao to lớn của vị
nhân thần đã có công đánh giặc xây dựng quê hương, như vậy có thể thấy đền Slấn
Slảnh là cội nguồn để hình thành Lễ hội lồng tồng Phủ Thông, như một chứng tích
lịch sử về lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc thị trấn Phủ thông nói riêng và
nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn nói chung.
5. Một số hình ảnh của Lễ hội Lồng tồng Phủ Thông
Chủ tế thực hiện các nghi thức cúng tế tại đền Slấn Slảnh trong Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông 7
Lãnh đạo UBND huyện Bạch Thông, UBND thị trấn Phủ Thông và nhân dân thị
trấn Phủ Thông thực hiện các nghi lễ cúng tế tại đền Slấn Slảnh
Nghi thức rước mâm lễ từ đền Slấn Slảnh ra khu vực tổ chức hội Lồng tồng 8
Màn múa Lân khai hội tại Lễ Hội Lồng Tồng Phủ Thông
Chương trình văn nghệ chào mừng khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông năm
2023 do CLB hát Then - đàn Tính huyện biểu diễn 9 Tríc
h đoạn Lễ hội cầu mùa trong Chương trình văn nghệ chào mừng khai mạc Lễ hội
Lồng Tồng Phủ Thông năm 2023 do đoàn Nghệ nhân xã Đôn Phong biểu diễn
Đồng chí Nguyễn Thành Trung – Chủ tịch UBND thị trấn Phủ Thông dọc diễn văn
khai mạc Lễ hội Lồng Tồng Phủ Thông năm 2023 10 11 12
Đông đảo du khách thập phương tham gia các trò chơi được tổ chức tại Lễ Hội Lồng tồng Phủ Thông