Địa lí 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai - Kết Nối Tri Thức
Giải Địa lí 10 Bài 31 trang 88, 89 sách Kết nối tri thức giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi bài Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai thuộc Chương 11 Địa lí ngành công nghiệp.
Chủ đề: Chương 11: Địa lí ngành công nghiệp (KNTT)
Môn: Địa Lí 10
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luyện tập, vận dụng Địa 10 Bài 31 Luyện tập
Tại sao trong tương lai, nền công nghiệp thế giới phải vừa phát triển mạnh mẽ
dựa trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững? Gợi ý đáp án
* Một số hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay do sử dụng công nghệ lạc
hậu nên có tác động tiêu cực tới môi trường.
- Trong quá trình sản xuất các hoạt động công nghiệp sẽ đưa vào môi trường
các chất thải, làm phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
- Phần lớn sản phẩm và chất thải của ngành công nghiệp là những vật liệu khó
phân huỷ; sau khi sử dụng, những vật liệu này sẽ tồn tại trong môi trường thời
gian dài, ảnh hưởng xấu, lâu dài đến môi trường.
* Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công
nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.
-> Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới phải vừa phát triển mạnh mẽ dựa
trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững. Vận dụng
Tìm hiểu một số nguồn năng lượng tái tạo đang được sử dụng để sản xuất điện nước ta. Gợi ý đáp án
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Công nghiệp điện gió ở Việt Nam.
Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập
cuộc theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập
khẩu khoa học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng
lượng khi các nguồn thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không
đảm bảo lợi ích mang lại so với thiệt hại môi trường. Mặt khác Việt Nam có
tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và gió, đặc biệt là ở các tỉnh nam Trung Bộ.
Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt
Nam đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy
chỉ bắt đầu xây dựng nhà máy điện gió từ năm 2012 với nhà máy Điện gió Tuy
Phong (nay gọi là Điện gió Bình Thạnh), đến giữa năm 2019 đã có vài chục dự
án có công suất lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc đang hoàn thành.