-
Thông tin
-
Quiz
Giải Địa 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai KNTT
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Chương 11: Địa lí ngành công nghiệp (KNTT) 25 tài liệu
Địa Lí 10 635 tài liệu
Giải Địa 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai KNTT
Gửi tới bạn đọc bài viết Giải Địa 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai KNTT. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 11: Địa lí ngành công nghiệp (KNTT) 25 tài liệu
Môn: Địa Lí 10 635 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 10
Preview text:
Giải Địa 10 Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi
trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển
công nghiệp trong tương lai KNTT
Mở đầu trang 88 SGK Địa 10 KNTT
Công nghiệp tác động tới môi trường như thế nào? Để hạn chế những tác động đó,
nền công nghiệp thế giới cần có định hướng phát triển ra sao trong tương lai? Lời giải
- Công nghiệp có tác động lớn tới môi trường như tạo ra môi trường mới, góp phần
cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, một số hoạt động sản xuất công nghiệp
hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực tới môi trường.
- Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công
nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.
1. Tác động của công nghiệp tới môi trường
Câu 1 trang 89 SGK Địa 10 KNTT
Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 31, hãy phân tích tác động của công nghiệp tới môi trường. Lời giải
Công nghiệp có tác động lớn tới môi trường như tạo ra môi trường mới, góp phần
cải thiện chất lượng môi trường. Tuy nhiên, một số hoạt động sản xuất công nghiệp
hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu nên có tác động tiêu cực tới môi trường.
- Trong quá trình sản xuất: Hoạt động công nghiệp sẽ đưa vào môi trường các chất
thải, làm phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
+ Khí thải từ các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường không khí. Không
những thế, việc phát thải khí nhà kính, nhất là do việc đốt cháy năng lượng hoá
thạch để tạo ra điện sẽ gây hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu. Vì vậy, cần áp
dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo,...
+ Nước thải công nghiệp, nhất là nước thải chưa được xử lí chứa nhiều hóa chất độc
hại gây ô nhiễm môi trường nước, đất,... Vì vậy, trong quá trình sản xuất công
nghiệp, cần thiết phải áp dụng các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như đảm bảo xử lý chất
thải trước khi thải ra môi trường.
- Phần lớn sản phẩm và chất thải của ngành công nghiệp là những vật liệu khó phân
huỷ; sau khi sử dụng, những vật liệu này sẽ tồn tại trong môi trường thời gian dài,
ảnh hưởng xấu, lâu dài đến môi trường. Vì vậy, việc phân loại và tái chế rác thải
công nghiệp đang được các quốc gia quan tâm.
2. Phát triển năng lượng tái tạo
Câu 2 trang 89 SGK Địa 10 KNTT
Đọc thông tin trong mục 2, hãy giải thích tại sao cần phải phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo. Lời giải
- Việc sử dụng năng lượng hoá thạch làm cạn kiệt tài nguyên và gây ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hậu, vì vậy các quốc gia trên thế giới ngày càng chú trọng phát
triển các nguồn năng lượng tái tạo.
- Các nguồn năng lượng tái tạo gồm: sức nước, sức gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt,
nhiên liệu sinh học và các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo. Việc đẩy
mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo nhằm:
+ Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các ngành công nghiệp khác.
+ Đảm bảo an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
+ Góp phần giảm phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
- Một số quốc gia phát triển mạnh năng lượng tái tạo là: Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước châu Âu,...
3. Định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai
Câu 3 trang 89 SGK Địa 10 KNTT
Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy nêu các định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai. Lời giải
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công
nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.
- Chuyển dần từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp
có kĩ thuật, công nghệ cao. Ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tối ưu hoá
quy trình, phương thức sản xuất.
- Phát triển công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tạo ra sản phẩm bằng các quy
trình không gây ô nhiễm, tiết kiệm nguồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên,
giảm lượng chất thải.
- Đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Luyện tập trang 89 SGK Địa 10 KNTT
Tại sao trong tương lai, nền công nghiệp thế giới phải vừa phát triển mạnh mẽ dựa
trên các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững? Lời giải
* Một số hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay do sử dụng công nghệ lạc hậu
nên có tác động tiêu cực tới môi trường.
- Trong quá trình sản xuất các hoạt động công nghiệp sẽ đưa vào môi trường các
chất thải, làm phá vỡ chu trình cân bằng vật chất của môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
- Phần lớn sản phẩm và chất thải của ngành công nghiệp là những vật liệu khó phân
huỷ; sau khi sử dụng, những vật liệu này sẽ tồn tại trong môi trường thời gian dài,
ảnh hưởng xấu, lâu dài đến môi trường.
* Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và để bảo vệ môi trường, ngành công
nghiệp trong tương lai cần phát triển theo hướng bền vững.
-> Trong tương lai, nền công nghiệp thế giới phải vừa phát triển mạnh mẽ dựa trên
các thành tựu công nghệ vừa đảm bảo phát triển bền vững.
Vận dụng trang 89 SGK Địa 10 KNTT
Tìm hiểu một số nguồn năng lượng tái tạo đang được sử dụng để sản xuất điện nước ta. Lời giải
- Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ: Công nghiệp điện gió ở Việt Nam.
Điện gió ở Việt Nam thuộc nhóm công nghiệp năng lượng mới nổi, được nhập cuộc
theo sự phát triển nguồn năng lượng tái tạo chung của thế giới, sự nhập khẩu khoa
học kỹ thuật, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn năng lượng khi các nguồn
thủy điện lớn đã khai thác hết, các thủy điện nhỏ không đảm bảo lợi ích mang lại so
với thiệt hại môi trường. Mặt khác Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt
trời và gió, đặc biệt là ở các tỉnh nam Trung Bộ.
Những ưu đãi về đầu tư xây dựng nhà máy và giá bán điện cho Điện lực Việt Nam
đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Vì thế, tuy chỉ bắt
đầu xây dựng nhà máy điện gió từ năm 2012 với nhà máy Điện gió Tuy Phong (nay
gọi là Điện gió Bình Thạnh), đến giữa năm 2019 đã có vài chục dự án có công suất
lắp máy từ 20 đến 250 MW đã hoặc đang hoàn thành.