Diễn biến tình hình thất nghiệp trong 5 năm gần đây | Kinh tế vi mô | Trường đại học Thương mại
Diễn biến tình hình thất nghiệp trong 5 năm gần đây | Kinh tế vi mô | Trường đại học Thương mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp là những người không có việc làm, có các hoạt động tìm
kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội việc làm trong
giai đoạn tham chiếu. Trong khi, lao động thiếu việc làm được tính cho
những người có việc đã có tổng số giờ làm cho tất cả các công việc dưới
35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ.( theo Tổng cục Thống kê VN)
Qua đó ta có thể thấy, một người được xem là thất nghiệp khi đạt 3 tiêu
chí sau đây: (academia.edu)
- Một người trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm
- Người có khả năng và sẵn sàng làm việc
- Người đang mong muốn và tích cực tìm kiếm việc làm
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp của nước ta hiện nay
- Tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” (usshhcm)
Hiện nay số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề
vô cùng lớn. Tuy nhiên với phương pháp dạy học còn thụ động, sinh
viên chưa chủ động học hỏi những kỹ năng mềm ngoài xã hội dẫn đến
số lượng sinh viên đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng thấp.
Sự chênh lệch này sinh ra tình trạng hàng ngàn sinh viên thất nghiệp
hoặc làm trái ngành khi ra trường.
- Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực (10hay.com)
Đây thường là lý do mà các doanh nghiệp ở thành phố đưa ra khi tuyển
các nhân viên trẻ. Các cử nhân đại học khi mới ra trường, chưa thể nắm
chắc được mình có thể làm những việc gì, lại có đòi hỏi cao về mức
lương cũng như đãi ngộ khi mới xin việc. Cũng rất nhiều công ty đồng ý
đào tạo nhần viên là các sinh viên mới ra trường, nhưng không phải ai
cũng chấp nhận đào tạo và bổ sung kiến thức cho mình – mà chỉ muốn
nhận được mức lương cao hơn so với năng lực bản thân.
- Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp (10hay.com)
Đối với tình trạng “bằng ảo” như hiện nay, rất nhiều những sinh viên ra
trường dù cầm trên tay tấm bằng đại học loại giỏi những vẫn cảm thấy
mông lung vì không biết bản thân đã học được gì từ trên ghế nhà trường.
Điều này dẫn đến việc sau khi được tuyển dụng vào các công ty, nhân
viên sẽ bộc lộ ra nhiều khuyết điểm về năng lực không giống như đã đề
cập trong CV và dễ dàng bị sa thải
- Cắt giảm nhân công do tình hình dịch bệnh (2 năm gần đây) (bvhttdl.gov.vn)
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2020, các
doanh nghiệp trong ngành du lịch lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ
70-80%. Trong năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ
chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp
đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng
35%, 10% lao động làm việc cầm chừng.
Thực tế này khiến người lao động phải chuyển nghề vì mưu sinh, dẫn
đến thất thoát nhân lực đối với lĩnh vực du lịch và đây thực sự là một
hiện tượng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử ngành kinh tế không khói.
Tình trạng thất nghiệp của nước ta trong 5 năm gần đây • 2017
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2017 là 2,24%, trong
đó khu vực thành thị là 3,18%; khu vực nông thôn là 1,78%. Tỷ lệ thất
nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2017 là 7,51%, trong đó khu
vực thành thị là 11,75%; khu vực nông thôn là 5,87%. Tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2017 là 1,63%, trong đó
khu vực thành thị là 0,85%; khu vực nông thôn là 2,07%. Tỷ lệ lao động
có việc làm phi chính thức phi nông nghiệp16 năm 2017 ước tính là
57%, trong đó khu vực thành thị là 48,5%; khu vực nông thôn là 64,4%
(theo Tổng cục thống kê Việt Nam) • 2018
Năm 2018, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở
lên. Trong đó, 48,3% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị
(tương đương 533,7 nghìn người). Xét trên bình diện giới, lao động thất
nghiệp nữ hiện vẫn chiếm số đông. Khu vực nông thôn có cùng xu
hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thất
nghiệp nữ cao hơn nam. Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15-24
tuổi) hiện vẫn chiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (44,2%).