-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá môn Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Điều kiện ra đời của nền sản xuất hàng hoá? Hàng hoá? Thuộc tính của hàng
hoá? Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? Lượng giá trị hàng hoá?
Những nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị hàng hoá? Bản chất và chức năng của tiền?
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hoá là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc
mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người,
đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển
nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội Điều kiện ra đời
Thứ nhất, phân công lao động xã hội.- Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã
hội một cách tự phát thành các ngành, nghề khác nhau.Phân công lao động xã hội tạo ra sự
chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất. Do phân công lao động
xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra một hoặc một
vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản
phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau,
phải trao đổi sản phẩm cho nhau. phân công lao động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất
hàng hoá. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng
mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Thứ hai, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất. Sự tách biệt này do
các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là chế độ tư hữu nhỏ về tư
liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là người sở hữu sản phẩm lao
động.Chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất đã làm cho những người sản xuất
độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ
phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.
Hai thuộc tính của hàng hóa :
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi buôn bán
Có 2 thuộc tính : Giá trị sử dụng & Giá trị trao đổi
Giá trị sử dụng : là công dụng của sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người trong tiêu dùng. Đặc điểm :
+ Bộc lộ thông qua quá trình thỏa mãn nhu cầu của con người.
+ Một hàng hoá có thể có nhiều công dụng
+ Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn gắn liền với cuộc sống. Hình thái:
+ Biểu hiện ở các tư liệu sản xuất ( như nguyên liệu, máy móc)
+ Biểu hiện ở các vật phẩm phục vụ tiêu dùng cá nhân ( như lương thực, thực phẩm).
Hàng hoá nào cũng có một hay một vài công dụng và cộng dụng đó làm nó có giá trị sử dụng.
- Giá trị sử dụng của hàng hoá là do thuộc tín tự nhiên (Lý, hoá, sinh) của thực thể hàng hoá
đó quy định nhưng việc phát hiện ra những thuộc tính có ích đó lại phụ thuộc vào sự phát
triển của XH, của con người. XH càng tiến bộ, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì số
lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng ngày càng phong phú và
chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Giá trị sử dụng là giá trị sử dung XH. Nó không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản
xuất mà là cho XH thông qua trao đổi mua bán. Do đó, người sản xuất phải luôn quan tâm
đến như cầu của XH, làm cho sản phẩm của họ phù hợp với nhu cầu XH.
Giá trị sử dụng mang trên mình giá trị trao đổi.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa.
Giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Vậy
lượng lao động của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá
đó và tính bằng thời gian lao động.
Nhưng lượng giá trị của hàng hoá không do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao
động cá biệt quy định mà do thời gian lao động XH cần thiết.
Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá
nào đó trong điều kiện bình thường của XH với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một
trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong XH đó
Tất cả những yếu tố ảnh hưởng tới thời gian lao động xã hội cần thiết đều ảnh hưởng tới lượng giá
trị của hàng hóa. Chúng ta xem xét ba yếu tố cơ bản: năng suất lao động, cường độ lao động và
mức độ giản đơn hay phức tạp của lao động.
- Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên có nghĩa là cũng trong một thời gian lao động, nhưng khối lượng hàng
hóa sản xuất ra tăng lên làm cho thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa
giảm xuống. Do đó, khi năng suất lao động tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm
xuống và ngược lại. Như vậy, giá trị của hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động.
Năng suất lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ khéo léo (thành thạo) trung bình
của người công nhân, mức độ phát triển của khoa học - kỹ thuật, công nghệ và mức độ ứng dụng
những thành tựu đó vào sản xuất, trình độ tổ chức quản lý, quy mô và hiệu suất của tư liệu sản
xuất, và các điều kiện tự nhiên. Muốn tăng năng suất lao động phải hoàn thiện các yếu tố trên.
- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó
cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.
Cường độ lao động tăng lên tức là mức hao phí sức cơ bắp, thần kinh trong một đơn vị thời gian
tăng lên, mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động tăng lên. Nếu cường độ lao
động tăng lên thì số lượng (hoặc khối lượng) hàng hóa sản xuất ra tăng lên và sức hao phí lao động
cũng tăng lên tương ứng, vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi. Tăng cường độ lao
động thực chất cũng như kéo dài thời gian lao động cho nên hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm không đổi.
Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau ở chỗ: chúng đều dẫn đến lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ: tăng năng
suất lao động làm cho lượng sản phẩm (hàng hóa) sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên,
nhưng làm cho giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm xuống. Hơn nữa, tăng năng suất lao động có
thể phụ thuộc nhiều vào máy móc, kỹ thuật, do đó, nó gần như là một yếu tố có "sức sản xuất" vô
hạn; còn tăng cường độ lao động, làm cho lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên trong một đơn vị
thời gian, nhưng giá trị của một đơn vị hàng hóa không đổi. Hơn nữa, tăng cường độ lao động phụ
thuộc nhiều vào thể chất và tinh thần của người lao động, do đó, nó là yếu tố của "sức sản xuất" có
giới hạn nhất định. Chính vì vậy, tăng năng suất lao động có ý nghĩa tích cực hơn đối với sự phát triển kinh tế.
- Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến lượng giá trị của hàng hóa. Theo
mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà một người lao động bình thường không cần phải trải qua đào tạo
cũng có thể thực hiện được. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện
mới có thể tiến hành được.
Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Lao động
phức tạp thực chất là lao động giản đơn được nhân lên. Trong quá trình trao đổi hàng hóa, mọi lao
động phức tạp đều được quy về lao động đơn giản trung bình, và điều đó được quy đổi một cách tự
phát sau lưng những hoạt động sản xuất hàng hóa, hình thành những hệ số nhất định thể hiện trên thị trường. Các chức năng của tiền Thước đo giá trị
Tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của các hàng hoá khác.
Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị, thì giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng một
lượng tiền nhất định gọi là giá cả hàng hóa.
Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Như vậy, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không đổi, giá trị của hàng
hóa càng cao thì giá cả của nó cũng càng cao và ngược lại. Giá cả của hàng hoá có thể lên xuống
xoay xung quanh giá trị nhưng tổng số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.
Khi tiền thực hiện chức năng thước đo giá trị không đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, gọi là tiền
thật (vàng thoi, bạc nén, tiền đúc, tiền giấy...) mà chỉ cần một lượng tiền tưởng tượng. Phương tiện lưu thông
Chức năng phương tiện lưu thông của tiền thể hiện ở chỗ tiền làm trung gian trong trao đổi hàng
hóa. Khi tiền làm phương tiện lưu thông đòi hỏi phải có tiền mặt trên thực tế, tức tiền thật (vàng thoi,
bạc nén, tiền đúc, tiền giấy, tiền tín dụng...) và khi đó trao đổi hàng hóa vận động theo công thức: H
- T - H. Đây chính là công thức lưu thông hàng hóa giản đơn.
Là phương tiện lưu thông, lúc đầu tiền xuất hiện trực tiếp dưới hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó
là tiền đúc và cuối cùng là tiền giấy. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị do nhà nước phát hành và
buộc xã hội công nhận. Tiền giấy không có giá trị thực (không kể giá trị của vật liệu giấy dùng làm tiền).
Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình mua bán diễn ra được thuận lợi,
nhưng đồng thời nó cũng làm cho việc mua bán tách rời nhau cả về không gian và thời gian, do đó
nó đã bao hàm khả năng khủng hoảng (ví dụ, có thể mua mà chưa bán, có thể mua ở nơi này, bán
ở nơi kia... do đó, tạo ra nguy cơ không nhất trí giữa mua và bán, tiềm ẩn khả năng khủng hoảng). Phương tiện cất trữ
Tiền là hiện thân của giá trị, đại biểu của của cải xã hội nên nó có thể thực hiện được chức năng phương tiện cất trữ.
Chức năng phương tiện cất trữ của tiền có nghĩa là tiền được rút khỏi lưu thông và được cất trữ lại.
Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải.
Tiền làm phương tiện cất trữ còn có tác dụng đặc biệt, đó là khi tiền được cất trữ tạm thời trước khi mua hàng.
Chỉ có tiền đủ giá trị như tiền vàng mới làm được chức năng cất trữ. Phương tiện thanh toán
Kinh tế hàng hóa phát triển đến một trình độ nào đó tất yếu sẽ nảy sinh việc mua bán chịu và do đó,
xuất hiện chức năng phương tiện thanh toán của tiền. Thực hiện chức năng này tiền được dùng để
chi trả sau khi công việc giao dịch, mua bán đã hoàn thành, ví dụ: trả tiền mua hàng chịu, trả nợ, nộp thuế...
Tiền làm phương tiện thanh toán có tác dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu của người sản xuất hoặc
tiêu dùng ngay cả khi họ chưa có tiền, hoặc chưa có đủ tiền. Đồng thời, khi chức năng này càng
được thực hiện rộng rãi thì khả năng khủng hoảng cũng sẽ tăng lên, vì chỉ cần một khâu nào đó
trong hệ thống thanh toán không thực hiện được sẽ làm cho toàn bộ sợi dây chuyền thanh toán bị phá vỡ.
Trong quá trình thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, ngày càng xuất hiện nhiều hơn các
hình thức thanh toán mới không cần tiền mặt (tiền vàng, bạc, đồng, tiền giấy…) như: ký sổ, séc,
chuyển khoản, thẻ điện tử (card)... Tiền thế giới
Khi trao đổi hàng hóa mở rộng ra bên ngoài biên giới quốc gia và hình thành quan hệ buôn bán giữa
các nước thì xuất hiện tiền thế giới. Tiền thế giới cũng thực hiện các chức năng: thước đo giá trị,
phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán...
Trong giai đoạn đầu sự hình thành quan hệ kinh tế quốc tế, đồng tiền đóng vai trò là tiền thế giới
phải là tiền thật (vàng, bạc). Sau này, song song với chế độ thanh toán bằng tiền thật, tiền giấy
được bảo lãnh bằng vàng, gọi là tiền giấy bản vị vàng, cũng được dùng làm phương tiện thanh toán
quốc tế. Dần dần do sự phát triển của quan hệ kinh tế-chính trị thế giới, chế độ tiền giấy bản vị vàng
bị bãi bỏ nên một số đồng tiền quốc gia mạnh được công nhận là phương tiện thanh toán, trao đổi
quốc tế, mặc dù phạm vi và mức độ thông dụng có khác nhau. Nền kinh tế của một nước càng phát
triển, đặc biệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại, thì khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia đó càng cao.
Những đồng tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán quốc tế ở phạm vi và mức độ thông
dụng nhất định gọi là những đồng tiền có khả năng chuyển đổi.
Việc chuyển đổi tiền của nước này ra tiền của nước khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái. Đó là
giá cả một đồng tiền của nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác.
2. Thị trường? Vai trò của thị trường? Các chức năng của thị trường? Ưu thế và khuyết tật
của nền kinh tế thị trường? Các quy luật cơ bản của thị trường?
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ,
nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất
định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết
của sản phẩm, dịch vụ. Thực chất, Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm
năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng
tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó. Vai trò của thị trường
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần vào việc thoả mãn các
nhu cầu của thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và nâng cao
chất lượng nhu cầu... Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, thì thị trường có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị
trường vừa là động lực, vừa là điều kiện, vừa là thước đo kết quả và hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp
- Là động lực: Thị trường đặt ra các nhu cầu tiêu dùng, buộc các doanh nghiệp
nếu muốn tồn tại được phải luôn nắm bắt được các nhu cầu đó và định hướng
mục tiêu hoạt động cũng phải xuất phát từ những nhu cầu đó. Ngày nay, mức
sống của người dân được tăng lên một cách rõ rệt do đó khả năng thanh toán
của họ cũng cao hơn. Bên cạnh đó, các đơn vị, các tổ chức kinh tế trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh doanh đua nhau cạnh tranh dành giật khách hàng một
cách gay gắt bởi vì thị trường có chấp nhận thì doanh nghiệp mới tồn tại được
nếu ngược lại sẽ bị phá sản. Vậy thị trường là động lực sản xuất,cũng như kinh
doanh thương mại của doanh nghiệp.
- Là điều kiện: Thị trường bảo đảm cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để
doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của mình. Nếu doanh
nghiệp có nhu cầu về một loại yếu tố sản xuất hay một loại hàng hóa nào đó thì
tình hình cung ứng trên thị trường sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tiêu cực hoặc tích
cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy thị trường là điều kiện của
mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là thước đo: Thị trường cũng kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các
phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong qua trình hoạt động
kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các trường hợp
khó khăn đỏi hỏi phải có sự tính toán cân nhắc trước khi ra quyết định. Mỗi một
quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của các doanh
nghiệp. Thị trường có chấp nhận, khách hàng có ưa chuộng sản phẩm hàng hoá
của doanh nghiệp thì mới chứng minh được phương án kinh doanh đó là có hiệu
quả và ngược lại. Vậy thị trường là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy thông qua thị trường (mà trước hết là hệ thống giá cả) các doanh
nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực. Trên thị trường, giá
cả hàng hoá và dịch vụ, giá cả các yếu tố đầu vào (như máy móc thiết bị, nguồn
sản phẩm hàng hóa, đất đai, lao động, vốn... ) luôn luôn biến động nên phải sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng kịp
thời nhu cầu hàng hoá của thị trường và xã hội.
Chức năng của thị trường: Chức năng thừa nhận:
Nếu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất hay nhập khẩu tiêu thụ được trên thị
trường, tức là khi đó hàng hoá của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận,
lúc ấy sẽ tồn tại một lượng khách hàng nhất định có nhu cầu và sãn sàng trả tiền
để có hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu đó và quá trình tái sản xuất đầu tư của
doanh nghiệp nhờ đó mà cũng được thực hiện. Thị trường thừa nhận tổng khối
lượng hàng hoá và dịch vụ đưa ra giao dịch, tức thừa nhận giá trị và giá trị sử
dụng của chúng, chuyển giá trị cá biệt thành giá trị xã hội. Sự phân phối và phân
phối lại các nguồn lực nói lên sự thừa nhận của thị trường.
Chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh
phải tìm hiểu kỹ thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường. Xác định cho được thị
trường cần gì với khối lượng bao nhiêu...
Chức năng thực hiện của thị trường
Thông qua các hoạt động trao đổi trên thị trường, người bán và người mua thực
hiện được các mục tiêu của mình. Người bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu
cho người mua. Đổi lại, người mua trả tiền cho người bán để có được giá trị sử
dụng của hàng hoá. Tuy nhiên, sự thể hiện về gía trị chỉ xảy ra khi thị trường đã
chấp nhận giá trị sử dụng của hàng hoá. Do đó, khi sản xuất hàng hoá và dịch
vụ doanh nghiệp không chỉ tìm mọi cách để giảm thiểu các chi phí mà còn phải
chú ý xem lợi ích đem lại từ sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không.
Như vậy thông qua chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá và dịch vụ
hình thành nên các giá trị trao đổi của mình để làm cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực.
Chức năng điều tiết và kích thích của thị trường
Cơ chế thị trường sẽ điều tiết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tức là kích thích
các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào các lĩnh vực có mức lợi nhuận hấp
dẫn, có tỷ suất lợi nhuận cao, tạo ra sự di chuyển sản xuất từ ngành này sang
ngành khác. Thể hiện rõ nhất của chức năng điều tiết là sự đào thải trong quy
luật cạnh tranh. Doanh nghiệp nào, bằng chính nội lực của mình, có thể thoả
mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường, phản ứng một cách kịp thời, linh hoạt, sáng
tạo với các biến động của thị trường thì sẽ tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị
phá sản. Ngoài ra thị trường còn hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng theo mục
đích có lợi nhất nguồn ngân sách của mình.
Chức năng này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được chu kỳ sống
của sản phẩm, để xem sản phẩm đang ở giai đoạn nào, tức lã xem sét mức độ
hấp dẫn của thị trường đến đâu để từ đó có các chính sách phù hợp.
Chức năng thông tin của thị trường
Chức năng này được thể hiện ở chỗ, thị trường chỉ cho người đầu tư kinh doanh
biết nên cung cấp hàng hoá và dịch vụ nào, bằng cách nào và với khối lượng
bao nhiêu để đưa vào thị trường tại thời điểm nào là thích hợp và có lợi nhất, chỉ
cho người tiêu dùng biết nên mua những loại hàng hoá và dịch vụ tại những thời
điểm nào là có lợi cho mình.
Thị trường sẽ cung cấp cho nhà sản xuất hay nhà kinh doanh thương mại và
người tiêu dùng những thông tin sau: Tổng số cung, tổng số cầu, cơ cấu cung và
cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá và dịch vụ, các điều kiện tìm
kiếm hàng hoá và dịch vụ, các đơn vị sản xuất và phân phối...Đây là những
thông tin quan trọng cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng để đề ra quyết định
thích hợp đem lại lợi ích hiệu quả cho họ.
Để có những thông tin này doanh nghiệp phải tổ chức tốt hệ thống thông tin của
mình bao gồm các ngân hàng thống kê và ngân hàng mô hình cũng như các
phương pháp thu thập xử lý thông tin nhằm cung cấp những thông tin về thị
trường cho lãnh đạo doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển thị trường.
Ưu điểm của kinh tế thị trường:
a. Là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất:
Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu cao hơn cung thì giá cả hàng hoá sẽ
tăng lên. Mức lợi nhuận cũng tăng, điều này khuyến khích người sản xuất tăng
lượng cung. Ai có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì có tỷ suất lợi nhuận cao
hơn. Nhờ đó cho phép tăng quy mô sản xuất. Do đó các nguồn lực sản xuất sẽ
chảy về phía những người sản xuất hiệu quả hơn. Những người sản xuất có cơ
chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp. Khả năng mua nguồn
lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải dần.
Do đó các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị
trường thì đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới. Đổi mới về công nghệ, quy trình
sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường.
b. Có được một lực lượng sản xuất lớn-đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng:
Kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở
mức tối đa. Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người
tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường.
Mặc dù về mặt nguyên lí, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra
một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải. Nhưng khuyết
điểm của hệ thống này là đã không cung cấp đủ các mặc hàng thiết yêu. Chẳng
hạn như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục
vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày vì không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất.
c. Tạo động lực để con người thoã sức sáng tạo:
Một nền kinh tế cho phép con người tự do cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa đòi
hỏi mọi người phải không ngừng sáng tạo để tồn tại. Tìm ra những phương thức
mới cải tiến cho công việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Kinh tế thị
trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người. Cũng là nơi
để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, còn tạo nên
một môi trường kinh doanh dân chủ, tự do, công bằng.
d. Kinh tế thị trường cung cấp nhiều việc làm hơn:
Một ví dụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99,7% tổng số doanh
nghiệp tại Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên ở Hoa Kỳ chiếm
89,6% lực lượng lao động tại nước này. Với nền kinh tế thị trường, sự tập trung
vào đổi mới cho phép các doanh nghiệp nhỏ này tìm ra những thị trường ngách
và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương.
2. Nhược điểm của kinh tế thị trường:
a. Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội:
Gia tăng khoảng cách giữa giàu và ngheo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội.
Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn. Trong khi người
nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.
Sau một thời gian cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất
lớn mạnh thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm
lực mạnh. Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế. Dần dần kinh tế thị trường
biến thành độc quyền chi phối.
b. Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế:
Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất. Ban
đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong
khi cầu tăng không tương xứng. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn
đến khủng hoảng thừa. Nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến giá cả sụt giảm.
Hàng hoá không bán được để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp
phá sản và khủng hoảng kinh tế là kết quả cuối cùng.Cuộc Đại khủng hoảng kinh
tế ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình. Đấy là kết quả của sự tăng
trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết hợp lý của chính phủ.
Quy luật của thị trường
Trên thị trường có nhiều quy luật kinh tế hoạt động đan xen nhau, và có quan hệ
mật thiết với nhau, sau đây là một số quy luật cơ bản : Quy luật giá trị :
Yêu cầu của quy luật này là sản xuất và trao đổi hang hoá được tiến hành phù
hợp với hao phí lao động cần thiết tạo ra hàng hoá. Quy luật giá trị được thể hiện
như quy luật giá cả và giá cả thì luôn biến động xoay quanh giá trị.
Do quy luật giá trị ( biểu hiện thông qua giá cả, làm cho người bán hàng hoá mở
rộng hoặc thu hẹp bớt quy mô sản xuất loại hàng hoá mà giá cả thấp hơn giá trị
để dồn vào sản xuất loại hàng hoá nào có giá cả cao hơn giá trị )
Quy luật cung cầu giá cả :
Quy luật cung cầu nêu lên mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng cung ứng trên
thị trường. Quy luật này quy định cung và cầu luôn luôn có xu thế chuyển động
xích lại với nhau tạo thế cân bằng trên thị trường.
Cầu là một đại lượng tỷ lệ nghịch với giá, cung là một đại lượng tỷ lệ thuận với
giá. Khi cầu lớn hơn cung thì giá cả cao hơn giá trị và ngược lại
Cung hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn và có khả năng
sản xuất để bán theo mức giá nhất định. Như vậy, cung hàng hoá thể hiện mối
quan hệ trực tiếp trên thị trường của hai biến số : lượng hàng hoá dịch vụ cung
ứng và giá cả trong một thời gian nhất định. Quy luật về cung nói : người ta sản
xuất nhiều hơn nếugiá tăng và ít hơn nếu giá giảm.
Cầu hàng hoá là số lượng hàng hoá mà người mua muốn và có khả năng mua
theo mức giá nhất định. Giá thị trường của hàng hoá cần mua càng tăng thì cần
phải từ chối nhiều hơn các sản phẩm khác và ngược lại Giá cả càng cao thì chi
phí cơ hội càng cao và chi phí cơ hội quyết định khả năng người ta có thể mua được những gì.
Quy luật về cung cho ta biết ở một mặt bằng giá nhất định có bao nhiêu sản
phẩm sẽ được người sản xuất đưa bán trên thị trường, quy luật về cầu lại cho
biết với giá như vậy thì có bao nhiêu sản phẩm sẽ được người tiêu dùng chấp nhận mua. Quy luật cạnh tranh :
Các chủ thể tham gia cạnh tranh phải dùng mọi biện pháp để độc chiếm hoặc
chiếm hữu ưu thế thị trường về sản phẩm cạnh tranh, nhờ đó thu lợi nhuận kinh
tế cao nhất trong phạm vi cho phép.
Các phương pháp cơ bản để cạnh tranh là:
Thu nhỏ chi phí lao động cá biệt của doanh nghiệp dưới mức chi phí lao động xã hội trung bình.
Sử dụng tích cực các yếu tố về thị hiếu, tâm lý khách hàng để sớm đưa ra các
sản phẩm mà người tiêu dùng chấp nhận.
Sử dụng sức ép phi kinh tế để độc chiếm hoặc chiếm ưu thế trên thị trường.
Quy luật lưu thông tiền tệ :
Quy luật này chỉ ra rằng số lượng (hay khối lượng ) tiền lưu thông phải phù hợp
với tổng giá trị hàng hoá lưu thông trên thị trường. Số lượng tiền cho lưu thông
được tính bằng thương giữa tổng giá trị hàng hoá lưu thông với tốc độ vòng quay của tiền.
Tiền tệ là phương tiện của trao đổi ( lưu thông), là thứ dầu mỡ bôi trơn cho quá
trình trao đổi. Nếu vi phạm quy luật này sẽ dẫn tới ách tắc trong lưu thông hoặc
lạm phát, gây khó khăn, dẫn đến mất ổn định nền kinh tế.
Ngoài ra thị trường còn có các quy luật khác như quy luật kinh tế, quy luật giá trị thặng dư…
3. Vai trò của các chủ thể chính tham gia thị trường? Nhà nước:
-Đảm sự ổn định vĩ mô cho phát triển và tăng trưởng kinh tế.
“Ổn định” ở đây thể hiện sự cân đối, hài hòa các quan hệ nhu cầu, lợi ích
giữa người và người, tạo ra sự đồng thuận xã hội trong hành động vì
mục tiêu phát triển của đất nước. Tính đúng đắn, hợp lý và kịp thời của
việc hoạch định và năng lực tổ chức thực hiện các chính sách phát triển
vĩ mô do Nhà nước đảm nhiệm là điều kiện tiên quyết nhất hình thành sự
đồng thuận đó. Là những công cụ tạo ra sự đồng thuận xã hội, từ đó mà
có ổn định xã hội cho phát triển và tăng trưởng kinh tế, các chính sách,
pháp luật của Nhà nước, một mặt, phải phản ánh đúng những nhu cầu
chung của xã hội, của mọi chủ thể kinh tế…; mặt khác, phải tôn trọng
tính đa dạng về nhu cầu, lợi ích cụ thể của các chủ thể đó.
-Bảo đảm gia tăng phúc lợi xã hội
Mục tiêu căn bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam là góp phần thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Có chính sách xã hội hợp lý; bảo đảm
phúc lợi ngày một gia tăng nhờ hiệu quả tác động của chính sách kinh tế
tiến bộ do Nhà nước hoạch định và tổ chức thực hiện bằng những nỗ lực
của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau… là nhân tố có vai trò quyết định trong vấn đề này.
-Đảm bảo công bằng xã hội
Bảo đảm yêu cầu thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội được thể hiện đầy
đủ ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển kinh tế là một
nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước ta trong việc thực hiện chức năng phát
triển, tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước chủ động tham gia kinh tế thị trường nhằm bảo hộ cho hình
thức tổ chức sản xuất chứa đựng các yếu tố của quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa và tạo điều kiện cho chúng phát huy ưu thế của mình; tạo vị
thế cho kinh tế nhà nước có sức mạnh định hướng xây dựng mô hình
kinh tế cho phép giải phóng con người; ngăn chặn các xu hướng phát
triển kinh tế không có lợi cho quảng đại người lao động.
-Nhà nước góp phần đắc lực vào việc tạo môi trường cho thị trường
phát triển, như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông
hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế
qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế
từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội…
Là chủ thể trực tiếp sở hữu hoặc quản lý, khai thác những cơ quan
truyền thông mạnh nhất của quốc gia, nhà nước góp phần cung cấp
thông tin thị trường cho các chủ thể kinh tế để các chủ thể này chủ động
lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, đối tác kinh tế, thời điểm thực
hiện các giao dịch kinh tế, cách thức sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất trong điều kiện cụ thể của mình…
.Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, sự giao lưu kinh tế, hội nhập kinh
tế quốc tế của mọi quốc gia chỉ có hiệu quả cao, khi có tác nhân khởi
thủy từ phía nhà nước, được hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước. Bằng chính
sách hội nhập đúng đắn và năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả chính
sách đó, nhà nước góp phần khởi đầu và có tác động tích cực vào quá
trình thiết lập quan hệ quốc tế. Đại diện cho đất nước tham gia vào các
quá trình soạn thảo và thông qua chuẩn mực luật pháp kinh tế, các hiệp
định kinh tế, các nghị định thư…, Nhà nước ta góp phần tạo cho chủ thể
kinh tế của đất nước vị trí có lợi trong quan hệ kinh tế quốc tế. Sự kiện
đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thành công là
chứng minh rõ rệt cho điều này.
-Nhà nước ta là chủ thể chính của nền giáo dục – đào tạo.
Bằng hệ thống chính sách giáo dục, đào tạo của mình, được thực hiện
qua hệ thống giáo dục – đào tạo do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn
tại dưới nhiều loại hình khác nhau (công lập, ngoài công lập, liên doanh,
liên kết trong nước và với nước ngoài…), Nhà nước cung cấp nguồn lao
động chính, có chất lượng cho sản xuất kinh doanh, cung cấp cán bộ
quản trị doanh nghiệp cho mọi thành phần, mọi loại hình kinh tế. Qua
đó, Nhà nước ta có tác động rất mạnh và trực tiếp tới việc nâng cao năng
lực sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế, nâng cao hiệu quả
của kinh tế thị trường nói chung.
Cùng với tác động của hệ thống luật kinh tế và sự đầu tư trực tiếp vào
kinh tế, Nhà nước còn định hướng nền kinh tế qua các công cụ gián tiếp
là chính sách kinh tế, như chính sách tài chính – tiền tệ, chính sách đầu
tư, chính sách thu nhập và việc làm…
Vị trí vai trò của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ
phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển
đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và
phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào
phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo
việc làm, xoá đói, giảm nghèo...
Nếu như năm 1995 khu vực doanh nghiệp mới chỉ tạo ra được
103,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,3% tổng GDP (khu vực còn lại gồm khối
hành chính, sự nghiệp, hộ SXKD cá thể chiếm 54,7%), thì đến năm 2001
khu vực này đã tạo ra 255,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 53,2% tổng GDP, gấp
2,5 lần năm 1995. Trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 30,6% tổng
GDP, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 8,8%, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm 13,8%.
-Doanh nghiệp là yếu tố quan trọng, quyết định đến chuyển dịch
các cơ cấu lớn của nền kinh tế quốc dân như: Cơ cấu nhiều thành phần
kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế giữa các vùng, địa phương.
-Doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là DN ngành công nghiệp tăng
nhanh là nhân tố đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, giữ vững
ổn định và tạo thế mạnh hơn về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
trong quá trình hội nhập.
-Có thể nói vai trò của DN không chỉ quyết định sự phát triển bền
vững về mặt kinh tế mà còn quyết định đến sự ổn định và lành mạnh hoá
các vấn đề xã hội, thực tế đó đã được phản ảnh qua kết quả hoạt động
của DN sẽ được phân tích ở phần sau.
Vai trò của kinh tế hộ sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.
- . Hộ sản xuất là cầu nối trung gian để chuyển nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá.
Lịch sử phát triển sản xuất hàng hoá đã trải qua giai đoạn đầu tiên là kinh tế
tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình; tiếp theo là giai đoạn
chuyển biến từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ lên kinh tế hàng hoá quy mô lớn, đó là
nền kinh tế hoạt động mua bán trao đổi bằng trung gian tiền tệ.
Kinh tế hộ xs được coi là khâu trung gian có vai trò đặc biệt quan trong
trong giai đoạn chuyển biến từ kinh tế tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ tạo đà
cho bước chuyển từ nền kinh tế hàng hoá nhỏ tạo đà cho bước chuyển từ kinh tế
hàng hoá nhỏ sang nền kinh tế hàng hoá quy mô lớn. Bước chuyển biến từ kinh tế
tự nhiên sang kinh tế hàng hoá nhỏ trên quy mô hộ gia đình là một giai đoạn lịch
sử mà nếu chưa trải qua thì khó có thể phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn
giải thoát khỏi tình trạng nền kinh tế kém phát triển.
-. Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết việc làm ở nông thôn.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là
động lực quyết định của nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, ở nước ta có
khoảng 12 triệu lao động chưa được sử dụng
và quỹ thời gian của người lao động ở nông thôn cũng chưa được sử dụng hết.
Các yếu tố tự nhiên chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất cân đối giữa lao
động, giải quyết việc làm ở nông thôn chúng ta cần phải phát triển kinh tế hộ sản
xuất. Trên thực tế đã cho thấy trong những năm vừa qua hàng triệu cơ sở sản xuất
được tạo ra bởi các hộ sản xuất trong khu vực nông nông nghiệp và nông thôn.
Mặt khác, so cơ tạo hữu cơ thấp, quy mô sản xuất nhỏ, nên mức đầu tư cho
một lao động trong kinh tế hộ sản xuất là thấp. Qua khảo sát Việt Nam cho thấy :
- Vốn đầu tư cho hộ sản xuất: 1,5 triệu/1lao động/1 việc làm.
- Vốn đầu tư cho 1 công ty tư nhân: 3,5 triệu/1lao động/1 việc làm.
- Vốn đầu tư cho kinh tế quốc doanh địa phương:
3,5 triệu/1lao động/1 việc làm.
(ở đây chỉ tính vốn đầu tư tài sản cố định)
Như vậy, chi phí cho một lao động ở trong hộ sản xuất là ít tốn kém nhất.
Điều này đặt trong hoàn cảnh đất nước ta còn là một nước nghèo, vốn tích luỹ ít
thì càng khẳng định hộ sản xuất là một hình thức tổ chức kinh tế phù hợp góp
phần giải quyêts công ăn việc làm , nâng cao thu nhập cho lực lượng lao động
trong cả nước nói chung và ở nông thôn nói riêng.
-. Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường thúc đẩy sản xuất hàng hoá. .
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể dễ
dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ ảnh
hưởng đến tốn kêms về mặt chi phí. Thêm vào đó lại được Đảng và Nhà nước có
các chính sách khuyến khích, hộ sản xuất không ngừng vươn lên tự khẳng định vị
trí trên thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển đầy đủ, đa dạng thúc đẩy
quá trình sản xuất hàng hoá. Như vậy với khả năng nhạy bến trước nhu cầu thị
trường, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị
trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn.
-. Hộ sản xuất thúc đẩy sự phân công lao động dần tới chuên môn hoá,
tạo khả năng hợp tác lao động trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.
Kinh tế hộ đã từng bước tạo sự chuyển dịch cơ cấu nông thôn, củng cố
quan hệ sản xuất, tăng cường lực lượng sản xuất tạo sự phân công lao động trong
nông thôn từ nền sản xuất thuần nông lạc hậu, sản xuất hàng hoá kém phát triển
sang sản xuất hàng hoá phát triển hơn. Tự sự phân công lao động dẫn đến quá
trình chuyên môn hoá trong các hộ sản xuất. Đối với các hộ kinh doanh dịch vụ
thì sự chuyên môn hoá càng cao thì một yêu cầu tất yếu sẽ xuất hiện, đó là sự hợp
tác lao động giữa các hộ sản xuất với nhau. Nếu như chuyên môn hoá làm cho
năng xuất lao động tăng cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn thì hợp tác hoá sẽ làm
cho quá trình sản xuất hàng hoá được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu của
chính các hộ sản xuất và từ đó đáp ứng nhu cầu thị trường.