-
Thông tin
-
Quiz
Định nghĩa lạm phát môn Thống kê kinh tế |Đại học Nội Vụ Hà Nội
Định nghĩa lạm phát : Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theothời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
thống kê kinh tế (HUHA) 2 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Định nghĩa lạm phát môn Thống kê kinh tế |Đại học Nội Vụ Hà Nội
Định nghĩa lạm phát : Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theothời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: thống kê kinh tế (HUHA) 2 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:


Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127 Định nghĩa lạm phát :
• Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo
thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao,
một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây.
• Theo Karl- Marx : Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết.
• Lạm phát : là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy.
Là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất
giá, giá cả của tất cả các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt.
• Trong kinh tế vĩ mô, lạm phát (Tiếng Anh: inflation) là sự tăng mức giá
chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất
giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao. Nguyên nhân lạm phát :
Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy
móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của
các xí nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận
• Lạm phát do cầu kéo
Khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó
tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu
hết các loại hàng hóa trên thị trường. Lạm phát do cơ cấu
Những doanh nghiệp này kinh doanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người
lao động, các doanh nghiệp này buộc phải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận
và làm phát sinh lạm phát. Lạm phát do cầu thay đổi
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu về một
mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính
chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam),
thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng
cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
• Lạm phát do xuất khẩu
Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụ lượng
hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng
hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong
nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát. lOMoAR cPSD| 45619127
• Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới
tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập
khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát. Lạm phát tiền tệ
Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua
ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân
hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng.
• Lạm phát tích hợp
Lạm phát tích hợp là nguyên nhân thứ ba liên kết với các kỳ vọng thích ứng.
Khi giá hàng hóa và dịch vụ tăng lên, lao động mong đợi và đòi hỏi nhiều chi phí / tiền lương
hơn để duy trì đời sống sinh hoạt của họ.
Tiền lương của họ tăng lên dẫn đến chi phí hàng hóa và dịch vụ cao hơn, và vòng xoáy giá tiền
lương này tiếp tục như một yếu tố gây ra yếu tố kia và ngược lại. Biện phát :
• Giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông: Tiền bơm vào nền kinh tế quá nhiều làm cho
tiền mặt mất giá trong nền kinh tế, do đó nên ngừng bơm tiền vào nền kinh tế, giảm
lượng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các cách như: nâng lãi suất tiền gửi ngân hàng, lãi
suất tái chiết khấu để thúc đẩy người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
• Thúc đẩy sản xuất kinh doanh: Một nguyên nhân lớn gây lạm phát mạnh là do cung quá
thấp so với cầu. Do đó cần phải tăng cường sản xuất kinh doanh đảm bảo lượng cung
ngang bằng với mức cầu hoặc thấp hơn không ít so với mức cầu đề giảm tỷ lệ lạm phát.
• Tăng lãi suất tiền gửi, đặc biệt là lãi suất tiền gửi tiết kiệm dân cư
• Tăng cung cho thị trường, giảm chi phí tạo ra cơ hội giảm sức ép đẩy giá tăng.
• Rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp về
tiếp cận vốn, lãi suất, thuế… cho sản xuất kinh doanh.
• Thực hiện chính sách tiền tệ và tài khoản dự trữ
• Tiến trình mua/bán chứng khoán
• Tăng thuế và hạn chế chi tiêu