Đồ án môn Kinh tế xây dựng | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Đồ án môn Kinh tế xây dựng | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 72 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đô ̣c lâ ̣p – Tự do – Hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT- CÔNG NGHỆ CẦN THƠ ĐỒ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ XÂY DỰNG Giáo viên hướng dẫn : THS. Nguyễn Minh Tân Sinh viên thực hiện : Trần Phi Hiển MSSV : 1900390 Lớp : QLXD0119 Khoa : Kỹ thuật xây dựng Trường
: Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, thế giới đang liên tục phát triển theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa
một cách nhanh chóng. Vì thế, các ngành công nghiệp, kinh tế, xây dựng và khoa
học,.v.v., đang dần có được những bước tiến đáng kể. Đặc biệt đối với một nước đang
trong quá trình phát triển như Việt Nam thì ngành xây dựng đóng vai trò vô cùng quan
trọng với sự đóng góp về mặt thúc đẩy sự toàn diện cũng như đổi mới theo hướng tích
cực. Ngành xây dựng cơ bản nói chung và ngành xây dựng dân dụng nói riêng đang trong
đà lớn mạnh với nhiều thay đổi về kỹ thuật, công nghệ cũng như về chất lượng. Để tận
dụng những điều đó một cách tối ưu và hiệu quả nhất chúng ta cần có nguồn nhân lực trẻ
là các kỹ sư xây dựng có đủ phẩm chất, kiến thức, năng lực và tinh thần cống hiến hết
mình để có thể xây dựng một nước Việt Nam văn minh và hiện đại hơn.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ, nhờ
sự hướng dẫn tận tình của các thầy/cô ở khoa em đã biết thêm được nhiều kiến thức bổ
ích, nhiều điều hay ho của ngành mà em đang theo học. Từ những kinh nghiệm quý báu
được thầy/cô truyền đạt đã tiếp thêm động lực cho em quyết tâm hoàn thành tốt đồ án này.
Từ việc đúc kết những kiến thức đã học em xin phép được hoàn thành đề tài:
Công trình: BIỆT THỰ NGHỈ DƯỠNG
Địa điểm xây dựng: Số 36, ấp Phú An, xã Phú Thịnh, Tam Bình Vĩnh Long
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và tính toán sẽ không tránh khỏi những sai sót do
còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức, nhận thức vì chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, rất
mong sự góp ý chỉ bảo từ các thầy/cô ạ!
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Sinh viên thực hiện: Trần Phi Hiển 2
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG ĐẪN Hình thức:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… ……………………… Nội dung:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………… ……………… Điểm số:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Giáo viên hướng dẫn:
THS. Nguyễn Minh Tân 3
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH.........................................................................6
1.1. Giới thiệu chung:............................................................................................................................6
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư.......................................................................................6
1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư.................................................................................................................6
1.2.2. Mục tiêu đầu tư:...........................................................................................................................7
1.3. Hình thức quản lý...............................................................................................................................7
1.4. Vị trí địa lí...........................................................................................................................................7
1.5. Nhu cầu sử dụng đất...........................................................................................................................8
1.6. Quy mô đầu tư công trình...................................................................................................................8
1.7. Bản vẽ sơ bộ.....................................................................................................................................10
1.8. Đặt điểm kiến trúc công trình:..........................................................................................................12
1.9. Đặt điểm kết cấu công trình:.............................................................................................................13
1.9.1. Đặt điểm kết cấu:.......................................................................................................................13
1.9.2. Yêu cầu kỹ thuật chung:............................................................................................................13
1.10. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thi công và thời gian dự kiến hoàn thành:...........................................15
1.11. Giải pháp công nghệ kỹ thuật thi công, trang thiết bị phục vụ:......................................................16
1.12. Các yêu cầu chung về ATLĐ trong công trình xây dựng:..............................................................16
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THI CÔNG.....................................................................................................18
2.1. Các mốc thời gian dự kiến để hoàn thành từng nội dung trong công trình......................................18
2.2. Thi công phần Móng.........................................................................................................................20
2.1.1. Bản vẽ mặt bằng bố trí móng.....................................................................................................20
2.1.2. Phương thức thi công:....................................................................................................................21
2.2. Thi công phần cột.............................................................................................................................34
2.2.1. Giới thiệu chung.........................................................................................................................34
2.2.2. Bản vẽ mặt bằng định vị cột......................................................................................................35
2.3.3. Công tác chuẩn bị.......................................................................................................................36
2.2.4. Phương thức thi công cột...........................................................................................................37
2.4. Thi công phần tường nhà..................................................................................................................40
2.4.1. Công tác chuẩn bị.......................................................................................................................40
2.4.2. Phương thức thi công.................................................................................................................40 4
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.5 Thi công dầm sàn mái........................................................................................................................42
2.6. Thi công phần khung mái và lợp ngói..............................................................................................45
2.7. Công tác hoàn thiện..........................................................................................................................47
2.8. Công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường...................................................................51
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................................54
3.1. Nhận xét về kỹ thuật.........................................................................................................................54
3.2 Nhận xét về tiến độ, thời gian............................................................................................................54
3.3 Nhận xét về ATLĐ.............................................................................................................................54
3.4 Nhận xét về tổ chức quản lý, kỷ luật.................................................................................................55
3.5 Nhận xét về vệ sinh môi trường........................................................................................................55
3.6 Nhận xét về PCCC.............................................................................................................................55
CHƯƠNG 4 : BỐC TÁCH DỰ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH................................56
4.1. Bảng dự toán.....................................................................................................................................56
4.2. Khấu hao tài sản cố định...................................................................................................................60
4.3. Giá cho thuê dự kiến.........................................................................................................................60
4.4. Tính toán các chi phí khi hoạt động.................................................................................................61
4.5. Phân tích tài chính dự án đầu tư.......................................................................................................63
4.5.1. Tính NPV (Net Present Value):..................................................................................................63
4.5.2. Tính IRR (Internal Rate of Return):...........................................................................................64
4.5.3. Tính thời gian hoàn vốn của dự án:...........................................................................................65 5
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH 1.1. Giới thiệu chung:
- Công trình: BIỆT THỰ NGHỈ DƯỠNG
- Địa điểm xây dựng: Số 36, ấp Phú An, xã Phú Thịnh, Tam Bình Vĩnh Long.
- Quy mô công trình: Nhà 1 tầng, mái ngói
- Chủ đầu tư: Ông NGUYỄN VĂN HÓA
- Đơn vị thiết kế thi công và giám sát: Công ty TK-XD Phù Sa tại 45 Phạm Ngọc Hưng,
quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
1.2. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư
- Nhu cầu thuê mô hình biệt thự nghỉ dưỡng ở TP Vĩnh Long:
+ Theo thống kê năm 2020, tỉnh Vĩnh Long có diện tích 1.525,73 km², dân số năm
2019 là 1.022.619 người, mật độ dân số đạt 670 người/km².
+ Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt 1.023.069
người (xếp thứ 10 trong tổng số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số
đạt 687 người/km².Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 169.862 người, chiếm
16,6% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 852.929 người, chiếm 83,4% dân
số. Hiện tại, trên địa bàn TP Vĩnh Long, số lượng các khu công nghiệp, khu chế xuất mọc
lên như nấm. Vì một số người không có nhu cầu ở dài hạn mà chỉ ở với mục đích nghỉ
dưỡng, tận hưởng thiên nhiên sau khoảng thời gian dài làm việc ở những thành phố tấp
nập, đầy khói bụi. Do đó, đầu tư và cho thuê biệt thự nghỉ dưỡng đang là hình thức kinh
doanh mang lại lợi nhuận cực kì hấp dẫn.
+ Thành phố Vĩnh Long hiện nay là nơi tập trung của nhiều khu đô thị hiện đại.
Mỗi năm có hàng ngàn người đổ về sinh sống, học tập và làm việc.
Hình thức kinh doanh an toàn nhưng mang lợi nhuận cao :
+ Đây là kiểu tích lũy tài sản điển hình và cũng là kênh trú ẩn an toàn có thể tránh
được trượt giá, chống lạm phát ngay cả trong tình huống thị trường bất động sản rơi vào khó khăn. 6
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ Nhu cầu thị trường đối với loại hình kinh doanh phòng trợ ngày càng tăng và
không có xu hướng giảm đi nên mô hình này sẽ luôn mang lại cho chủ nhà một nguồn thu
nhập ổn định sau khi đi vào hoạt động.
+ Khi kinh doanh nhà biệt thự cho thuê, với mức chi phí xây dựng bỏ ra thì hàng
tháng bạn sẽ thu lại số tiền ổn định lâu dài và bền vững. Vì vậy mà chỉ khoảng một thời
gian ngắn sau là bạn đã có thể hoàn vốn.
1.2.2. Mục tiêu đầu tư:
+ Giải quyết nhu cầu từ những người đã làm việc ở những thành phố lớn và muốn
tìm kiếm 1 nơi có thể nghỉ dưỡng, tận hưởng thiên nhiên trong lành nhưng chỉ muốn ở
ngắn hạn không lâu dài.
+ Khi đời sống tăng cao, tức thu nhập của người dân cũng sẽ tăng lên. Tầng lớp của
những người giàu có tăng về số lượng. Thường những người có nhu cầu nghỉ dưỡng từ
tầng lớp giàu có luôn muốn tìm một nơi nghỉ ngơi sang trọng để tận hưởng cuộc sống. Vì
thế đối với việc đầu tư cho thuê hoặc bán lại những căn biệt thự nghỉ dưỡng thật sự là điều
tuyệt vời, tiềm năng không hề nhỏ.
+ Đem lại lợi nhuận từ mảnh đất trống đã bỏ không nhiều năm.
1.3. Hình thức quản lý
Hình thức chìa khóa trao tay: Chủ đầu tư chỉ quan hệ hợp đồng với một nhà tổng
thầu thực hiện từ khâu lập dự án, thiết kế, thi công mua sắm thiết bị hoặc chủ đầu tư quan
hệ với một nhà tổng thầu thực hiện từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công mua sắm thiết bị
cho tới khi hoàn thành bàn giao toàn bộ công trình cho chủ đầu tư.
1.4. Vị trí địa lí.
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và
sông Hậu . Tỉnh lỵ Vĩnh Long cách Thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Nam theo
Quốc lộ 1 , cách Cần Thơ 33 km về phía Bắc theo Quốc lộ 1. Tỉnh Vĩnh Long nằm trong
tọa độ từ 9°52’40’’ đến 10°19’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh
đông. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng
bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long: Phía đông giáp Bến Tre
Phía đông nam giáp Trà Vinh 7
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân Phía Tây giáp Cần Thơ
Phía tây bắc giáp Đồng Tháp
Phía đông bắc giáp Tiền Giang
Phía tây nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng.
1.5. Nhu cầu sử dụng đất
Theo Điều 11 Luật Đất đai 2013 việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và
quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật
này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều 3
- Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy
định tại khoản 1 Điều này
- Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều của luật
này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ
Khu đất của dự án đáp ứng đủ điều kiện để xây dựng
1.6. Quy mô đầu tư công trình
Tổng diện tích đất 1200 m2
Tổng diện tích xây dựng 250 m2 Mật độ xây dựng 21%
Công trình có tổng diện tích xây dựng bao gồm: 250m2 , 1 tầng 8
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân ST Tên phòng Diện tích (m2) T 1 Phòng khách 18 2 Phòng thờ 22 3 Phòng ngủ 1 23 4 Phòng ngủ 2 20 5 Phòng ngủ 3 20 6 Phòng bếp 42 7 Phòng vệ sinh 4 8 Phòng giải trí 13 9 Nhà kho 12
+ Công trình sử dụng móng cọc BTCT và không có tầng hầm. 9
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
1.7. Bản vẽ sơ bộ
Hình 1.1: Mặt bằng của biệt thự 10
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 1.2: Mặt bằng mái của biệt thự 11
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 1.3: Mặt cắt của biệt thự
1.8. Đặt điểm kiến trúc công trình:
- Biệt thự thủy tạ có thể tận dụng diện tích mặt hồ, mặt sông, với không gian cách biệt
bên ngoài để tránh khói bụi và tiếng ồn của động cơ, đặc biệt là luôn mát mẻ và thông thoáng.
- Do được xây dựng với mục đích nghỉ dưỡng nên biệt thự sẽ được thiết kế 1 cách
sang trọng và hài hòa với cảnh quang xung quanh. Được xây dựng trên một khoảng đất
rộng lớn, có 4 mặt tiếp giáp với thiên nhiên, không gian xung quanh là sân vườn nên việc
sử dụng mái ngói thái sang trọng, nhiều cửa sổ bằng kính lớn giúp tận dụng tối đa vẻ đẹp
gần gũi với thiên nhiên. 12
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
1.9. Đặt điểm kết cấu công trình:
1.9.1. Đặt điểm kết cấu: - Móng cọc:
+ Công trình sử dụng móng cọc BTCT ngoài ra còn sử dụng cọc BTCT để gia cố nền.
+ Sử dụng cọc BTCT 120x120, L=3.0m, cấp độ bền B22.5 (MAC300) - Đà kiềng:
+ Được bố trí ở các chân cột, nối liền các cột với nhau. (SL: 9 ck)
+ Có chức năng chịu một phần lực cho cột, chống lún lệch.
+ Trong công trình đà kiềng có 2 tiết diện: 0.2m x 0.4m; 0.2m x 0.3m.
+ Dầm thép hộp 50x100x1.8 làm sàn trệt, dầm sàn thép I200x100x5.5x8
- Công trình gồm nhiều khối nhà khác nhau sử dụng các loại vật liệu chính: BTCT, thép
hình, gạch ống 4 lổ 8x8x18, gạch Ceramic, ngói thái. Tùy theo công năng mà các cấu kiện
cột, dầm, sàn được thiết kế với tiết diện và vật liệu khác nhau:
+ Dầm BTCT: 50x100x1.8, kết cấu sàn gồm hệ khung thép, lát tấm bê tông nhẹ EPS
+ Nhịp đà sàn, gối đà sàn: bao gồm 32 ck gồm những tiết diện khác nhau tùy vào mục
đích và vị trí sử dụng.
+ Vì kèo thép hộp, Xà gồ 30x60x1.2 a330 giúp cho phần mái được cứng cáp bền vững.
1.9.2. Yêu cầu kỹ thuật chung:
- Các tiêu chuẩn áp dụng cho công trình:
+ TCVN 9361:2012 công tác nền móng - thi công và nghiệm thu.
+ TCVN 9379:2012 kết cấu xây dựng và nền - nguyên tắc cơ bản về tính toán.
+ TCVN 9153:2012 đất xây dựng- phương pháp chỉnh lý kết quả mẫu đất.
+ TCVN 9207:2012 đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế. 13
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ TCVN 9254-1:2012 nhà và công trình dân dụng- từ vựng- phần 1- thuật ngữ chung.
+ TCVN 9259:2012 nguyên tắt cơ bản để đánh giá và yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 9260:2012 bản vẽ xây dựng- cách thể hiện độ sai lệch giới hạn.
+ TCVN 2682:2012 xi mặng pooc lăng- yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 9391:2012 lưới thép hàn dùng trong kết cấu BTCT- tiêu chuẩn thiết kế- thi công lắp đặt và nghiệm thu.
+ TCVN 4506:2012 nước trộn bê tông và vữa- yêu cầu kỹ thuật.
+ TCVN 9377:2012 công tác hoàn thiện trong xây dựng- thi công và nghiệm thu- phần 1:
công tác lát và láng trong xây dựng.
+ TCVN 9345:2012 kết cấu bê tông bê tông cốt thép- hướng dẫn kỹ thuật phòng chóng nứt.
+ TCVN 9202:2012 xi măng xây trát.
+ TCVN 5575:2012 kết cấu thép- tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 5574:2012 kết cấu bê tông và BTCT- tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 9362:2012 tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.
+ TCVN 9389:2012 hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- cấp và thoát nước- mạng lưới bên ngoài- bản vẽ thi công.
+ TCVN 9258:2012 chống nóng cho nhà ở- chỉ dẫn thiết kế.
+ TCVN 9206:2012 đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình công cộng- tiêu chuẩn thiết kế.
+ TCVN 9366-2:2012 cửa đi, cửa sổ- phần 2- cửa kim loại.
+ TCVN 9310-3:2012 từ vựng- phát hiện cháy và báo cháy.
+ TCVN 9310-4:2012 từ vựng- thiết bị chữa cháy.
+ TCVN 9310-8:2012 từ vựng- thuật ngữ chuyên dùng cho PCCC cứu nạn và xử lý vật liệu nguy hiểm. 14
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ TCVN 5671:2012 hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- hồ sơ thiết kế kiến trúc.
+ TCVN 5672:2012 hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- hồ sơ thi công- yêu cầu chung.
+ TCVN 5673:2012 hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- cấp thoát nước bên trong- yêu cầu chung.
+ TCVN 5681 hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng- chiếu sáng ngoài nhà- bản vẽ thi công.
1.10. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thi công và thời gian dự kiến hoàn thành:
- Thời gian dự kiến hoàn thành: 92 ngày
- Xin giấy phép xây dựng: 15/10/2022
- Ngày khởi công: 01/11/2022
- Ngày bàn giao công trình: 15/1/2023
- Cơ cấu tổ chức của đơn vị:
+ Chỉ huy trưởng: 1 người. Nhiệm vụ: Tổ chức đưa ra các giải pháp và quyết định đúng
đắn nhất để công trình được thực hiện đúng tiến độ và giai đoạn của dự án được xây dựng.
+ Giám sát kỹ thuật và ATLĐ: 1 người. Nhiệm vụ: Kiểm tra tiến độ, chất lượng kỹ thuật
của công trình và kiểm tra giám sát các công tác ATLĐ trên công trình.
+ Tổ trưởng: 1 người. Nhiệm vụ: Quản lí phân công đội thi công, đôn đốc hoàn thành
công việc được chỉ huy trưởng giao.
+ Đội thi công: 30 người. Nhiệm vụ: Trực tiếp thi công xây dựng công trình, chịu sự phân công của tổ trưởng. - Máy móc làm việc: + Xe cuốc. + Máy trộn bê tông. + Máy khoan bê tông. + Máy cắt gỗ. 15
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân + Máy cắt sắt. + Đầm dùi. + Máy bơm chìm.
1.11. Giải pháp công nghệ kỹ thuật thi công, trang thiết bị phục vụ: - Cấu kiện BTCT:
+ Cốt thép được gia công tại công trình. Riêng cốt đai được gia công sẳn.
+ Sử dụng ván khuôn gỗ gia công tại công trình.
+ Bê tông kết hợp đổ thủ công và bê tông tươi.
+ Trang thiết bị phục vụ: máy cắt sắt, máy cắt gỗ, máy trộn bê tông, vam uốn sắt, đầm dùi… - Nhà thép:
+ Các cấu kiện thép được gia công sẳn tại nhà máy.
+ Được vận chuyển đến công trình, sử dụng cẩu chuyên dụng để lắp đặt.
+ Các cấu kiện được liên kết với nhau qua bu lông và bản mã.
+ Trang thiết bị phục vụ: cẩu chuyện dụng, bu lông, máy hàn,…
1.12. Các yêu cầu chung về ATLĐ trong công trình xây dựng:
- Không được phép thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu, hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật
và tổ chức thi công với đủ các nội dung về các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ.
- Lao động làm việc trên cao, hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề, không được thả,
ném các loại vật liệu, dụng cụ, đồ nghề từ trên cao xuống.
- Đối với công việc trên sông nước phải là người lao động được huấn luyện về bơi lội
trang bị đầy đủ thuyền, phao, dụng cụ cấp cứu… 16
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
- Đối với công việc trên công trường người lao động phải sử dụng đúng, đầy đủ các
phương tiện bảo hộ cá nhân.
- Làm việc độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nếu dưới chỗ làm việc có chướng ngại nguy
hiểm phải có dây đai hoặc lưới an toàn trong xây dựng. Nếu không làm được sàn thao tác
có lan can an toàn trong xây dựng thì không cho phép người lao động làm việc khi chưa đeo dây đai an toàn.
- Không được làm việc trên giàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm cầu, mái
nhà hai tầng trở lên khi mưa to, giông, bão hoặc có gió từ cấp 5 trở lên. Sau mỗi đợt mưa
bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày, phải kiểm tra lại các điều kiện an
toàn trước khi thi công tiếp.
- Có biện pháp an toàn xây dựng để thông khí và phương tiện đề phòng khí độc, sập lở khi
làm ở giếng sâu, hầm ngầm, thùng kín.
- Hệ thống an toàn lao động trên công trường phải lắp đủ đèn chiếu sáng và không được
phép thi công đêm ở nơi không có đèn sáng công suất 100 - 300 lux đối với nơi làm việc
và chiếu sáng chung 30 - 80 lux.
- Có hệ thống chống sét bảo vệ toàn bộ công trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Khi trên công trường xây dựng có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ hoặc ở những công
trường xây dựng có chứa các nguồn phóng xạ tự nhiên, cần phải tuân thủ theo quy định
hiện hành của Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ.
- Công trường phải có sổ nhật ký an toàn lao động và ghi đầy đủ tình hình sự cố, tai nạn,
biện pháp khắc phục và xử lý trong quá trình thi công.
- Công trường xây dựng, mọi vị trí làm việc đều phải giữ gọn gàng, ngăn nắp. Các thiết bị,
dụng cụ luôn phải đặt đúng nơi quy định, các chất thải, vật liệu thừa phải được thu dọn thường xuyên. 17
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THI CÔNG
2.1. Các mốc thời gian dự kiến để hoàn thành từng nội dung trong công trình. N NỘI DUNG Số GÀY lượng nhân công (người) 15 Xin giấy phép xây dựng /10- 31/10 01
Công tác chuẩn bị vật liệu, trang thiết bị cần thiết để 3 /11-
phục vụ cho quá trình thi công. Dọn dẹp, san lấp mặt bằng. 04/11 04 Công tác đóng cọc 3 /11- 07/11 07
Đào hố móng và cắt đầu cọc 3 /11- 9/11 08
Làm phẳng mặt hố móng, đổ bê tông lót móng và 4 /11 kiểm tra cao độ 09
Gia công bố trí lắp đặt thép đài móng cổ cột, giằng 8 /11- móng 12/11 12 Ghép cốp pha 7 /11- 13/11 13
Đổ bê tông móng, giằng móng 8 /11- 14/11 15
Tháo cốp pha và bảo dưỡng 2 /11- 16/11 18
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 16
Xây bể tự hoại, hố ga, hệ thống ống thoát nước và san 5 /11 lấp mặt bằng 17
Gia công và lắp đặt thép đà kiềng, thép sàn 8 /11-
Gia công và lắp đặt cốp pha đà kiềng, cốp pha sàn 19/11 20
Đổ bê tông đà kiềng, bê tông sàn 6 /11 21
Tháo cốp pha đà kiềng và bảo dưỡng 2 /11 22
Công tác chuẩn bị vật liệu và thiết bị 8 /11-
Gia công và lắp dựng cốt thép cột 25/11 26 Thi công cốp pha cột 8 /11- 27/11 28 Đổ bê tông cột 5 /11 28 Bảo dưỡng bê tông 2 /11- Tháo dỡ ván khuôn cột 30/11 01 Thi công phần tường nhà 18 /12- 05/12 06
Gia công và lắp đặt thép dầm sàn 12 /12- Lắp đặt giàn giáo 09/12
Gia công , lắp đặt cốp pha dầm sàn 10 Đổ bê tông dầm sàn 10 /12 10
Tháo cốp pha và bảo dưỡng 5 /12- 12/12 13
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, máy móc chuyên dụng để 8 /12-
lắp dựng vì kèo, xà gồ, lito 28/12
Thi công lắp dựng vì kèo, xà gồ Thi công lợp mái ngói 29 Công tác hoàn thiện: 12 /12- + Tô tường 15/1 + Sơn hoàn thiện + Lát gạch + Lắp cửa 19
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 20
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.2. Thi công phần Móng
2.1.1. Bản vẽ mặt bằng bố trí móng
Hình 2.1 Bản vẽ mặt bằng bố trí móng của biệt thự 21
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.2: Mặt cắt móng M1, M2 của biệt thự
2.1.2. Phương thức thi công:
Công tác 1: Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là bước căn bản đầu tiên trong quá trình thi công móng. Các yêu cầu về nguồn
nhân công, nguyên vật lệu, thiết bị thi công,... đều cần được chuẩn bị sẵn để công tác thi công được tiến hành tốt.
- Vật liệu : Móng được chế tạo bằng BTCT nên các vật liệu cần có để thi công gồm: cát, đá, xi măng, nước, thép.
+Cát: sử dụng loại cát vàng ( là loại hạt to, chuyên dùng để đổ bê tông). +Đá: sử dụng 1x2.
+Xi măng: sử dụng xi măng ACIFA PCB 40 + Thép
+Đài cọc sử dụng cốt thép 10; đà kiềng sử dụng cốt đai 6,
ϕ cốt thép chịu lực chính 16 ϕ . -Thiết bị: + Xe cuốc +Máy cắt gỗ 22
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân +Máy cắt sắt +Vam bẻ sắt +Máy trộn bê tông
San lấp mặt bằng: Chính là công việc thi công san phẳng nền đất một công trình xây dựng hay
một mặt bằng quy hoạch từ một mặt đất có địa hình tự nhiên cao thấp khác nhau.
San phẳng là việc đào những chỗ đất cao nhất trong nội tại vùng đất đó rồi vận chuyển đến các
vùng thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp đó. San lấp mặt bằng giúp tạo nên địa hình của phần
nền đất cần xây dựng theo ý chủ định trước của người chủ. Kỹ sư thiết kế của công trình giúp tạo
địa hình, độ dốc phù hợp cho công trình. San lấp mặt bằng nếu làm theo một quy trình chuẩn sẽ
tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình san lấp
như san lấp mặt bằng thủ công.
Như vậy công tác san đất thường bao gồm: + Các công tác đào đất + Vận chuyển đất + Đắp đất
Thực tế trong công tác san đất thì trước tiên đất thi công chủ yếu được lấy ngay bên trong phạm
vi công trường. Lượng đất thừa hay thiếu phải liên hệ với bên ngoài phạm vi công trường. Nó chỉ
là nguồn bổ trợ hay chỉ chiếm khối lượng nhỏ.
- Dọn dẹp mặt bằng
+ Công việc đầu tiên cần phải thực hiện là giải phóng toàn bộ mặt bằng công trình như cây
cối, các chướng ngại vật… bạn có đốt hay dọn dẹp để giải phóng mặt bằng.
- Loại bỏ lớp đất bên trên
+ Trong quy trình san lấp mặt bằng thì việc loại bỏ lớp đất phía trên có chứa sỏi đá, rác,
cây cỏ… rất quan trọng, sau đó bạn cần phải đảm bảo các biện pháp tiêu thoát nước để toàn bộ bề
mặt thi công được giải phóng.
- Tiến hành đào đất
+ Hãy đảm bảo khi bạn tiến hành đào đất nó phải đảm bảo chiều sâu theo bản vẽ đồng thời
cũng cần phải để ý đến điều kiện kinh tế của gia chủ nữa. Ví dụ như với lớp đá bên trên vì tính 23
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
chất cứng ta không thể dễ dàng phá bỏ thì có thể sử dụng vật liệu chuyên dụng hoặc di dời chúng
đi vị trí khác, còn với những loại đất thông thường thì tiến hành như bình thường.
- Tiến hành đắp đất
+ Khi tiến hành lắp đất trong quy trình san lấp mặt bằng thì bạn cần phải đảm bảo là thực
hiện tất cả các công việc đắp bao gồm cả mặt bằng và đắp chân taluy. Ngoài ra hãy nhớ là không
được lắp đất ở bất kỳ vị trí nào khi chưa được sự chấp nhận và kiểm tra của chủ đầu tư. Và nếu
như có những khu vực nào mà có đất xốp nhẹ hay dễ bị xói lở thì cần phải tháo dỡ bỏ và đắp lại
khi chủ đầu tư yêu cầu. - Công tác dầm
+ Để đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng diễn ra thuận lợi, an toàn thì bạn cần phải để
ý đến công tác dầm, trước tiên là phải kiểm tra sơ đồ lu, công lu cùng như những tính năng hoạt
động của các thiết bị. Và nhớ là trước khi tiến hành dầm hãy đảm bảo là vật liệu được trải ra và
khống chế độ ẩm tốt.
+ Khi tiến hành dầm cũng phải thực hiện tuần tự theo tiến trình đồng thời đảm bảo liên tục
chiều dầy lớp cũng như số lượt dầm nhé. Và trước khi trả dầm thì lớp dầm đó phải được đánh
xờm bề mặt bằng các phương pháp chuyên dụng nhất.
- Tiến hành thi công rãnh thoát nước
+ Rãnh thoát nước thi công sẽ được bố trí dọc theo phần mép khu vực sàn nền, khoảng
cách tốt nhất là cách mép sàn khoảng 3m. Toàn bộ hệ thống rãnh trên chỉ để phục vụ chủ yếu cho
công tác nền trong quá trình xây dựng việc tận dụng việc làm này có thể để sau này tận dụng làm
cống rãnh thoát nước cho nhà.
- Tiến hành kiểm tra và nghiệm thu
+ Kiểm tra độ dốc ngang và dọc của nền, độ cao của mặt nền, chất lượng đắp đất cũng như
khối lượng thể tích khô. Kích thước hình dọc… hãy để ý đến những vấn đề này và kiểm tra cẩn
thận đảm bảo cho quy trình san lấp mặt bằng được diễn ra chuẩn nhất
Lưu ý: vì có 1 phần nhà nằm trên hồ nên khi thi công phần móng phải chuẩn bị hệ giáo
chống phục vụ cho công tác thi công, hồ không được có nước để đảm bảo điều kiện thi công. 24
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Công tác 2: Đóng cọc
- Móng cọc là một loại móng rất thông dụng, thường dùng cho các công trình xây dựng
trên nền đất yếu, có độ sụt lún lớn và dễ sạt lở. Nguyên lý hoạt động của móng cọc là truyền tải
trọng của công trình đến sâu trong các lớp đất đá dưới lòng đất và xung quanh công trình. Nhờ
đó, phần đất đá ngay dưới móng cọc sẽ được nén lại, hỗ trợ nền đất ổn định hơn, đảm bảo độ chịu
lực, chắc chắn, an toàn. không bị tình trạng sụt lún hay nghiêng lệch.
- Tùy theo vào bản thiết kế hình dạng công trình để xác định vị trí đóng cọc, khoảng cách
giữa các cọc trong công tác móng. Với việc sử dụng móng đơn cho các nền đất yếu hơn cần đảm
bảo cac yếu tố về độ lún độ mềm của đất, gia cố nền đất bằng cách đóng cừ tràm hoặc cọc tre. Cấu tạo của móng cọc:
Móng cọc có cấu tạo gồm 2 phần: cọc và đài cọc.
+ Cọc là phần có thân trụ dài, được đóng vào lòng đất. Một số loại cọc thường dùng có thể
kể đến cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép và loại hỗn hợp.
+ Các cọc được liên kết với nhau bởi đài cọc nhằm phân bố đều tải trọng của công trình lên hệ thống cọc.
Ưu điểm và nhược điểm của móng cọc:
Móng cọc được dùng phổ biến như hiện nay nhờ rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, có một số nhược điểm: Ưu điểm:
Móng cọc đảm bảo độ chắc chắn cao vì là loại móng sâu, phù hợp với nền đất yếu và nhà cao tầng.
Có độ bền cao và khả năng chịu tải tốt.
Nếu ép cọc ban đầu chịu đủ tải trọng, chủ nhà có thể dễ dàng nâng thêm tầng cho công trình.
Nếu hẻm nhà trên 4m thì dùng cọc ép tải thuận lợi. Nếu nhà có bề ngang từ 3 – 4m và hẻm từ 1,6
– 4m vẫn có thể thi công cọc ép neo Nhược điểm:
Tùy thuộc vào độ sâu cọc và số lượng tim cọc mà chi phí thi công ép cọc có thể tăng cao. Riêng
cọc khoan nhồi có chi phí khá cao, cao hơn nhiều so với cọc ép tải. Thông thường, chi phí này sẽ
không gộp chung với báo giá xây nhà hoàn thiện mà tính riêng trong khoản phí móng nhà.
Một số địa hình đất quá cứng không thể ép cọc.
Máy ép cọc khá lớn nên không thể thi công cho nhà nằm trong hẻm nhỏ hơn 1,6m. 25
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Trong quá trình thi công ép cọc có thể ảnh hưởng đến kết cấu móng của nhà bên cạnh.
Nếu dùng cọc ép neo cần số lượng tim cọc khá nhiều, nhiều hơn cọc ép tải do khả năng chịu tải
của cọc ép neo thấp hơn. Bước 1:
Dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọc đặt đúng vị trí trên bản vẽ thiết kế, thẳng đứng, không xiêu vẹo.
Gắn đầu trên của cọc ép vào thanh định hướng của thiết bị.
Điều khiển áp lực tăng đều lên đầu cọc để cọc C1 đâm sâu xuống nền đất.
Căn chỉnh ngay những thanh cọc bị nghiêng. Bước 2:
Kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc.
Lắp dựng đoạn cọc vào vị trí ép, sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, đảm bảo độ nghiêng không quá 1%.
Gia tải lên cọc một lực ngay tại mặt tiếp xúc rồi tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế.
Không dừng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng trong thời gian quá lâu, vì sẽ ảnh hưởng đến mối hàn ép.
Khi độ nén bỗng tăng đột ngột là mũi cọc đã xuyên tới lớp đất cứng hơn. Cần giảm tốc độ ép lại
để cọc xuyên từ từ vào lớp đất cứng. Lưu ý giữ lực ép trong phạm vi cho phép. Bước 3: Ép tâm
Tiến hành đến lúc ép đoạn cọc cuối cùng đến mặt đất thì cẩu dựng đoạn cọc lõi (thép) chụp vào
phần đầu cọc. Tiếp tục ép lõi cọc cho đến khi đầu cọc đạt độ sâu theo thiết kế.
Phần lõi này sau đó được kéo lên để làm tiếp tục các cọc khác. Bước 4:
Mỗi khi ép xong một cọc, trượt hệ giá ép trên khung đế đến vị trí ép tiếp theo.
Khi ép cọc bê tông móng trước, dùng cần trục để cẩu dàn đế vào hố móng kế tiếp.
Di chuyển cả hệ khung ép đến dàn đế thứ 2 mỗi khi ép xong một móng.
Hoàn thành công đoạn ép một cọc.
Cọc ép hoàn thành phải đảm bảo 2 điều kiện:
Chiều dài cọc ép sâu vào lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất trong thiết kế.
Lực ép tại thời điểm cuối cùng cần đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn
3 lần đường kính hay cạnh cọc. Vận tốc xuyên không quá 1 cm/s. Lưu ý:
+ Độ nghiêng của cọc không quá 1%. 26
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số nhỏ hơn 75mm so với vị trí thiết kế.
+ Khi ép cọc cần ép hết công suất máy rồi mới dừng lại.
Do công trình có một phần nằm trên hồ thủy tạ:
Cọc móng phải đóng sâu để chống lún, chống nghiêng công trình trong quá trình sử dụng
sau này. Chiều cao của móng phụ thuộc vào tầng địa chất của khu vực cần xây biệt thự
Lựa chọn chiều sâu chôn móng
Thay đổi chiều sâu chôn móng là giải pháp phổ biến và thường được áp dụng nhiều nhất
để tăng độ vững chắc của móng trên nền đất ao, hồ, đất mượn…
Chiều sâu chôn móng là khoảng cách từ mặt đất đến hố móng. Chiều sâu chôn móng tỷ lệ
thuận với khả năng chịu tải của nền và tỷ lệ nghịch với độ lún. Vì thế, chiều sâu chôn móng tăng
sẽ làm sức chịu tải của nền tăng và độ lún của móng giảm, làm móng vững chắc hơn.
Bên cạnh đó, tầng đất phía dưới thường chặt và ổn định hơn. Nếu tăng chiều sâu chôn
móng thì móng có thể được đặt ở các tầng đất cứng nên vững chắc hơn khi đặt ở các tầng đất trên.
Công tác 3: Đào hố móng và cắt đầu cọc
Đào đất hố móng xung quanh phần cọc đã được đóng cố định. Hố móng đào đảm bảo độ nông,
độ sâu, diện tích hố móng đủ rộng để khi đổ bê tông móng đảm bảo yêu cầu về kích thước so với
tải trọng của công trình.
Dọn sạch phần hố móng vừa đào, giữ hố móng ở trong điều kiện khô ráo, không ngập nước. Hút
nước nếu xuất hiện nước dưới hố móng.
Sử dụng nhân công hoặc máy múc chuyên dụng để đào hố móng theo như vị trí đã đánh dấu. Lưu
ý kích thước hố phải giống với bản vẽ thiết kế. Sau khi máy đã đào xong hố thì đội ngũ nhân
công sẽ sử dụng cuốc, xẻng,… chỉnh sửa lại hố móng cho vuông vứt để tiến hành công đoạn tiếp theo.
– Yêu cầu vững chắc; đạt chiều dày cần thiết; không bị biến dạng do trọng lượng của bê tông, cốt
thép và tải trọng trong quá trình thi công;
Công tác 4: Làm phẳng mặt hố móng
Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng mặt hố móng. Làm phẳng mặt hố móng bằng cách
san đất trải đều mặt hố hoặc sử dụng đá có kích cỡ tương đồng nhau tạo bề mặt hố bằng phẳng.
Sử dụng dụng cụ chuyên nghiệm, máy đầm, đầm tay để đầm bề mặt hố móng. 27
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Công tác 5: Kiểm tra cao độ và đổ lớp bê tông lót móng
Sau khi làm phẳng mặt hố móng, người ta thường đổ một lớp bê tông để lót móng. Bê tông lót là
lớp bê tông được dùng để lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các cấu kiện tiếp xúc với
đất nhằm hạn chế mất nước cho bê tông lớp trên và tạo bề mặt bằng phẳng cho đáy móng, đà giằng.
Mục đích của việc sử dụng lớp bê tông lót móng:
- Làm bằng phẳng bề mặt hố móng
- Hạn chế mất nước của lớp bê tông phía trên
- Hạn chế biến dạng của đất đai do tác đọng từ bên ngoài
- Chống các xâm hại bên ngoài bảo vệ lớp bê tông móng Đổ bê tông lót móng:
Bê tông lót móng chiều dày khoảng 10cm, giúp làm sạch đáy bê tông, giữ cho đáy có bề mặt bằng phẳng.
Đào đất xong hết diện tích móng, vét sạch bùn đáy móng và đổ bê tông lót
Công tác 6: Bố trí thép đài móng, cổ cột, ghép cốp pha móng và giằng móng
Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc tại nhà máy nhưng nền đảm bảo mức độ cơ giới
phù hợp với khổi lượng thép tương ứng cần gia công. Cốt thép được gia công theo đúng thiết kế,
làm sạch bề mặt công trường, cốt thép được lắp ráp theo đúng thiết kế. Trong trường hợp hàn nối
thì phải đảm bảo đúng quy định và nên tưới ít nước đề phòng cháy cốp pha. Tiến hành kê thép
bằng các cục kê bê tông đúc sẵn.
– Bể mặt sạch, không bị dính bùn đất, đầu mỡ, không có vẩy sát và các lớp gỉ.
– Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác không vượt
quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giới hạn này thì loại thép đó được sử
dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được gia công kéo, uốn và nắn thẳng:
- Cắt và uốn cốt thép chỉ được thực hiện bằng các phương pháp cơ học. Cốt thép phải được cắt và
uốn phù hợp với hình dáng, kích thước của thiết kế. các mối hàn nối, buộc nối đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật: hàn nối đảm bảo >= 10d, buộc nối >= 30d (d là đường kính của thép), hàn nối thép
được làm sạch. Các đầu chờ bảo vệ bằng túi ni lông. Trước khi ghép coppha buộc sẵn con kê bằng bê tông đúc sẵn. 28
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân Bố trí thép đài móng: - Sửa thẳng, đánh gỉ - Cắt và uốn thép - Nối cốt thép
- Hàn, buộc cốt thép thành lưới và thành khung Ghép cốp pha móng:
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
– Ván khuôn phải kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lèn bê tông
– Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước tránh lấy cán bị cong vênh sẽ làm ảnh hưởng đến công trình Giằng móng:
Đặt cốp pha theo lưới thép được định trước:
Ván khuôn khi thi công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Vững chắc, đạt chiều dày cần thiết, không bị biến dạng do trọng lượng bê tông, cốt thép và tải
trọng trong quá trình thi công.
– Ván khuôn phải để kín để không bị chảy nước xi măng trong quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông.
– Ván khuôn phải đúng hình dáng và kích thước cấu kiện.
– Cây chông phải đảm bảo về chất lượng và quy cách, mật độ cây chông phải được tính toán cụ
thể, gỗ chống phải được chống xuôi chân đế bằng gỗ và được cố định chắc chắn tránh xê dịch trong quá trình thi công.
– Ván khuôn có thể là loại gỗ hay tole có kích thước tiêu chuẩn cho từng loại cấu kiện bê tông cần đúc.
– Khi thi công ván khuôn cần chú ý đến khả năng chịu lực của gỗ ván và đà giáo. Thi công ván khuôn móng 29
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
– Việc gia công, lắp dựng ván khuôn phải phù hợp với đặc thù từng loại móng. Các thanh chống
lên thành đất phải được kê trên những tầm gỗ có chiều dày ít nhất 3cm nhằm giảm lực xô ngang khi đổ bê tông.
– Tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định cao độ. - Chuẩn bị cốp pha
- Bố trí thép giằng móng
- Đổ bê tông giằng móng
- Tháo cốp pha và bảo dưỡng bê tông
Công tác 7: Đổ bê tông móng
– Giai đoạn tiếp theo trong cách thi công là đổ bê tông. Đổ bê tông sau khi hoàn thành công tác
cốt thép và công tác cốp pha. Bê tông thi công móng phải được trộn nghiêm túc, đúng quy phạm.
Rửa đá, sỏi và sàng cát cho đúng cỡ hạt nhằm loại bỏ đất rác có trong cát làm kết cấu bê tông
được tốt hơn. Lưới thép móng phải được đặt theo đúng phương do bản vẽ cốt thép móng quy
định tránh trường hợp thợ đặt theo kinh nghiệm. Nên nhớ là kết cấu mỗi công trình một khác, nếu
bạn coi thường có thể dẫn đến tình trạng đặt sai phương chịu lực của thép, giảm tác dụng của cả hệ kết cấu. Đổ bê tông móng:
+ Kiểm tra và làm sạch ván uốn, cốt thép, hệ thống sàn.
+ Tưới nước ván khuôn, hệ thống sàn để tránh hút nước bê tông. + Đổ bê tông.
+ Sau khi đổ, nhanh chóng dùng các loại đầm bàn, đầm dùi để đầm bê tông tăng khả năng kết dính.
– Mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, không cần phải ghép cốp pha mặt trên
mà chỉ cần ghép bốn bên thành. Có thể dùng đầm bàn kết hợp với bàn xoa để thi công Trộn bê
tông tương đối khô vì đầm dễ bị chảy. Nên dùng cữ gỗ đóng theo hình dạng của móng để kiểm
tra. Đổ bê tông móng theo nguyên tắc đổ ở vị trí xa trước, phía gần sau. Nên bắc sàn công tác
ngang qua hố móng để không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt phép gây sai lạc vị trí.
Bê tông sử dụng để đổ móng cần đạt đúng tiêu chuẩn về tỉ lệ X:C:Đ(N).
– Chú ý không để hố móng ngập nước trong lúc đổ bê tông móng. Nhiều đội thợ đổ bê tông trộn
khô xuống hố móng ngập nước. Đó là một biện pháp thi công hết sức ẩu, làm bê tông kém phẩm
chất vì xi măng không được ngập nước, trương nở và trộn đầu, làm tính liên kết của vữa xi măng 30
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
sút giảm nghiêm trọng, đặc biệt là phần móng lại cần mác bê tông cao. Cần yêu cầu thợ thi công
rút hết nước hố móng và đổ bê tông đã trộn nước xuống hố móng theo đúng quy phạm.
– Nước trong hố móng sẽ làm cho bê tông có độ kết dính kém, ảnh hưởng đến chất lượng thi công.
Công tác 8: Tháo cốp pha móng và bảo dưỡng
Bê tông móng là cấu kiện được đặt trực tiếp lên trên lớp nền cứng, chỉ chịu trọng lực của bản
thân và lực xô ngang của thành, nên chỉ cần bê tông đạt độ liên kết cố định sau 1 - 2 ngày là có thể tháo cốp pha.
Công tác 9: Xây bể tự hoại, hố ga và hệ thống ống thoát nước
Là một công trình phụ mà bất cứ ngôi nhà nào cũng phải có. Xây bể tự hoại, hố ga cần tính toán
hợp lý về vị trí cũng như kích thước phù hợp. Quá trình xây cũng phải kỹ lưỡng, sau khi tô trát
xong cần cho test nước để đảm bảo không bị nứt, thấm nước.
Công tác 10: Thi công đà kiềng
Hình 2.6: Mặt cắt đà kiềng của biệt thự 31
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Đà kiềng được thi công sau khi hoàn thành phần đài móng. Quy trình thi công tương tự như phần đài cọc. Gia công lắp đặt Gia công lắp đặt Đổ bê tông đà cốt thép đà kiềng cốp pha đà kiềng kiềng
Kỹ thuật thi công đà kiềng được thực hiện qua các bước sau:
- Gia công lắp dựng cốt thép.
- Cốt dọc và cốt đai được gia công theo kích thước thiết kế.
- Thép được buộc thành khung và lắp vào vị trí.
- Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ.
- Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh sao cho đúng thiết kế.
- Tiến hành các biện pháp để đảm bảo chiều dày lắp bê tông bảo vệ.
- Chống xiên, đóng các giằng ngang cho cốp pha đà kiềng.
- Làm sạch, kiểm tra lại kích thước vị trí ván khuôn.
- Tiến hành đổ bê tông. Cốt thép:
- Tương tự các bước như gia công cốt thép đài móng.
- Theo cấu tạo đà kiềng ngoài thép dọc, còn có hệ thông thép đai. Các thép đai được
chế tạo sẳn theo kích thước đà kiềng, được buộc vào thép dọc để tạo hình đà kiềng.
- Cốt đai được buộc sao khi thép dọc đã được gia công tạo hình. Ván khuôn:
- Ván khuôn đà kiềng gồm 2 ván thành.
- Phần đáy được san lấp đến cốt đáy đà kiềng. Trải ni lông để thay cho ván đáy.
- Chống xiên và đóng các giằng ngang để đảm bảo đà kiềng không bị bung khi đổ bê tông. Bê tông:
- Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra kích thước ván khuôn, cốt thép đà kiềng.
- Cần có các biện pháp đảm bảo độ dày lớp bê tông bảo vệ.
- Đấp cát phần dưới cốp pha thành của đà kiềng để hỗn hợp xi măng không chảy ra ngoài.
Công tác 11: Đổ bê tông nền và bảo dưỡng 32
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
- Nếu cốt thép là ” xương sống” của công trình thì Bê tông chính là ” nền tảng” bê tông có
tính công tác tốt và chất lượng cao sẽ hình thành một công trình bền vững với thời gian.
Bảo dưỡng bê tông là quá trình giữ ẩm thường xuyên cho khối bê tông tươi sau khi đổ, cho tới
một cường độ nhất định.
- Việc này được hiểu như việc tiếp tục tưới nước lên bề mặt bê tông khiến xi măng đông kết
từ từ và đạt được cường độ chịu nén theo quy chuẩn của mác, kéo dài tuổi thọ của chúng.
Cần tuân thủ các nguyên tắc về giữ độ ẩm. Đồng thời hiện tượng va đập để đảm bảo quá trình đóng rắn hoàn thành: + Tránh va chạm vật lý:
Nguyên tắc tránh va chạm vật lý thực hiện khá đơn giản là cho khối bê tông luôn luôn đủ độ ẩm.
Nếu bị khô trong thời gian đông kết sẽ dẫn đến việc xuất hiện rỗ và nứt gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình.
Điều này rất nguy hiểm đối với các công trình đổ bê tông mái vì nó tiếp xúc hoàn toàn và chính
diễn với thời tiết, đặc biệt là ánh nắng mặt trời.
+ Đảm bảo môi trường luôn ẩm
Quá trình thủy hóa vẫn luôn luôn diễn ra bên trong khối bê tông cho dù lớp bên ngoài đã đông
cứng. Nước được xem là một nhân tố không thể thiếu và tác động trực tiếp. Trong điều kiện bị
khô, phần nước bên trong
Việc tưới nước phải để nguyên cốp pha tại chỗ để hạn chế việc mất nước trong khối liên kết và biến dạng của bê tông – Trong giai đoạn đầu:
Cần phun nước làm ẩm để không xảy ra quá trình bốc hơi nước do ngoại cảnh chi phối như (gió,
nắng, nhiệt độ và độ ẩm). Đặc biệt, cần đảm bảo việc không để lực cơ học tác động lên khối sàn.
Cần phủ trên bề mặt bằng vật liệu đã làm ẩm như nilon, bạt hay chất tạo màng ngăn nước bốc
hơi… Lúc này đảm bảo không xảy ra tác động cơ học và tuyệt đối không tưới nước trực tiếp lên
bề mặt để hạn chế sự hư hại. Phải theo dõi hằng ngày để hạn chế tối đa bị mất nước, tránh nứt
mặt và độ sụt bê tông tăng cao. – Tiếp theo đó: 33
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Cần thực hiện công việc giữ ẩm mọi bề mặt hở của bê tông theo thời gian. Nó sẽ phụ thuộc vào
khí hậu của từng vùng địa lý.
Ở điều kiện thường khi đổ 4 giờ sau khi trời nắng nên tiến hành che phủ bề mặt. Đây là công việc
cần thiết để hạn chế trắng bề mặt làm ảnh hưởng đến cường độ bê tông. Lưu ý:
– Đối với bê tông trộn tay thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng cũng như các yêu cầu kỹ thuật.
– Đối với bê tông tươi thì nên kiểm tra Mác bê tông, độ sụt, nhiệt độ, thời gian từ lúc xuất xưởng khi đến công trường.
Sau khi đổ bê tông ta phải bảo dưỡng bê tông bằng cách phun nước hoặc ngâm nước để bê tông
đạt được phẩm chất tốt nhất. 2.2. Thi công phần cột 2.2.1. Giới thiệu chung
– Cột là kết cấu thẳng đứng chịu tải trọng thẳng đứng chủ yếu ở dạng nén. Nó truyền tải từ kết
cấu dầm, sàn xuống nền móng công trình.
– Phân loại cột theo hình dạng:
+ Hình vuông ( chữ nhật ): Thường được sử dụng trong các công trình xây dựng do thi
công dễ dàng và ít bị đổ do áp lực khi bê tông ở dạng chảy.
+ Cột tròn: Là những cột được thiết kế đặt biệt, chủ yếu được sử dụng để trang trí, nâng cao độ tòa nhà.
+ Cột hình chữ L: Thông thường loại cột này được sử dụng ở các góc của tường biên và có
đặt điểm tương tự như cột hình vuông ( chữ nhật ).
+ Cột chữ T: Nó được sử dụng dựa trên các yêu cầu thiết kế. Thường được sử dụng trong xây dựng cầu
– Phân loại cột dựa theo kiểu chịu lực:
+ Cột chịu tải đúng tâm: Nếu tải trọng truyền vào cột tác dụng lên đúng trọng tâm mặt cắt
ngang của cột thì khi đó cột được xem là chịu tải đúng tâm. Cột chịu tải đúng tâm rất hiếm gặp 34
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
trong xây dựng. Ví dụ: cột trong các tòa nhà cao tầng với tải trọng đối xứng từ các tấm sàn từ tất cả các bên.
+ Cột chịu tải lệch tâm một trục: Khi tải trọng truyền vào cột không đúng trọng tâm của tiết
diệt cột thì được gọi là cột chịu tải lệch tâm. 35
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.2.2. Bản vẽ mặt bằng định vị cột
Hình 2.7: Mặt bằng định vị cột của biệt thự 36
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.8: Mặt bằng định vị cột của biệt thự
2.3.3. Công tác chuẩn bị Nhân công
– Công tác thi công cột tầng trệt được thực hiện bởi 12 công nhân dưới sự quả lí giám sát của 1
cán bộ kỹ thuật và 1 chỉ huy trưởng.
– Các công nhân trong đội thi công đều có kinh nghiệm thi công các công trình xây dựng, được
phổ biến vấn đề ATLĐ trước khi thi công. Vật liệu
– Cột được chế tạo bằng BTCT nên các vật liệu cần có các vật liệu sau:
– Cát: sử dụng loại cát vàng hạt to chuyên dùng để đổ bê tông. 37
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
– Đá: sử dụng đá 1x2.
– Xi măng: sử dụng xi măng ACIFA PCB40
– Nước: sử dụng nguồn nước sinh hoạt để trộn.
– Cốt thép: sử dụng thép Hòa Phát.
Máy móc, thiết bị dụng cụ – Mắt cắt sắt – Vam bẻ sắt – Máy cắt gỗ – Ván khuôn gỗ – Giàn giáo –Máy trộn bê tông
2.2.4. Phương thức thi công cột
Công tác 1: Xác định vị trí tim cột
– Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt
ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu.
– Sau khi ép cọc tiến hành xác định lại tim cột bằng thủ công.
– Sau khi thi công đài cọc các cổ cột được chừa đúng vị trí cột cần lắp dựng.
Công tác 2: Thi công cốt thép cột
– Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công cột:
+Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.
+Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.
+Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép. 38
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
– Gia công lắp dựng cốt thép: Cốt thép được gia công lắp dựng sẳn đúng hình dạng kích thước thiết kế.
Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt
theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt.
– Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván
khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d = 1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu
kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.
– Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá
25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có
gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.
Công tác 3: Thi công cốp pha cột
Sử dụng ván khuôn gỗ, dựng thủ công. Sau khi lắp ghép kiểm tra lại bằng quả dội.
Tiến hành lắp các chống xiên để ổn định ván khuôn.
Ván khuôn cột được cấu tạo từ gỗ xẻ, gỗ dán, thép tấm, nhựa….
Ván khuôn cột có thể lắp , tháo rời từng mảng từng mặt cột. Được dựng bằng thủ công hoặc đưa
vào bằng cần trục và lắp ghép.
Kiểm tra, điều chỉnh vị trí ván khuôn bằng quả dọi hoặc máy kinh vỹ
Định vị bằng các cây chống xiên hoặc ngang, dây neo…
Công tác 4: Thi công bê tông cột
– Chiều cao cột <5m nên đổ bê tông liên tục.
– Đổ bê tông và đầm theo từng lớp.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1.5m – 2m. 39
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, Đổ bê tông cột có chiều cao nhỏ hơn 5m thì nên đổ liên tục.
– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ
thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.
– Sử dụng đầm dùi kĩ để tránh lỗ hổng, bọt khí gây ảnh hưởng đến chịu lực của cột về sau.
– Cột có kích thước cạnh nhỏ hơn 40cm và các cột bất kì nhưng có đai cốt thép chồng chéo thì
nên đổ liên tục trong từng giai đoạn có chiều cao 1,5m.
– Cột cao hơn 5m nên chia làm nhiều đợt nhưng phải đảm bảo vị trí và cấu tạo mạch ngừng thi công hợp lí.
Công tác 5: Bảo dưỡng bê tông và tháo dỡ ván khuôn cột
– Tháo dỡ cốp pha cột: Về cơ bản thì cốp pha cột cũng như cốp pha móng nên cốp pha cột cũng
được tháo dỡ sau 2-3 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết.
– Cốp pha giàn giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ cần thiết để kết cấu chịu
được trọng lượng bản thân và các tải trọng tác động khác trong giai đoạn thi công sau. Khi tháo
dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây ứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh đến kết cấu bê tông.
– Các bộ phận cốp pha, giàn giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn (cốp pha thành
dầm, tường, cột) có thể được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ trên 50% daN/cm2.
– Kết cấu ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đủ mác thiết kế.
– Tháo dỡ cốp pha cẩn thận tránh làm sứt mẻ cấu kiện.
– Sau khi tháo dỡ cốp pha thường xuyên tưới nước giữa ẩm cho bê tông. 40
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.4. Thi công phần tường nhà. 2.4.1. Công tác chuẩn bị
- Chuẩn bị bản vẽ thi công
- Chuẩn bị mặt bằng thi công Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây
- Chuẩn bị chỗ để vật liệu: gạch, vữa xây
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây: hộc gỗ hoặc hộc tôn, dung cụ đựng nước ngâm gạch
- Chuẩn bị trong công tác an toàn lao động
- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công: cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để phục vụ cho việc xây: dao
xây, bay, thước tầm, thước rút, dây rọi, quả rọi, nivo hoặc máy trắc đạc, máy trộn vữa.
2.4.2. Phương thức thi công
- Triển khai công tác trắc đạc theo đúng mặt bằng được phát hành.
- Trước khi thi công xây cần vệ sinh tưới nước, đảm bảo độ ẩm sau đó mới tiến hành xây chân
cơ bằng gạch đặc, lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15-20mm, miết mạch đứng trung bình 10mm
- Giám sát kỹ thuật căn cứ vào bản vẽ phát hành kiểm tra các kích thước cửa, lỗ chờ theo thiết kế đã phát hành
- Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì
dừng lại để chờ thi công lanh tô. Lanh tô cửa có thể được đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ
- Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô
- Đối với các phần xây nhỏ, các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây
- Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước trong
xây sau, Phải tưới nước hoặc ngâm gạch trước khi xây để đảm bảo gạch không hút nước của vữa
tạo liên kết tốt khi xây
- Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt
tiếp giáp đó như dầm, cột Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải
căng dây và thường xuyên thả quả dọi. 41
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
- Mạch vữa đứng trung bình 10mm, mạch vữa nằm dao động từ 8-15mm, đảm bảo mạch no vữa.
Khoảng hở giữa hai hàng gạch khi xây tường 220 phải được chèn đầy vữa. Khi xây tường 220 cứ
5 hàng dọc thì có 1 hàng quay ngang. Hàng quay ngang tại vị trí tường biên và khu vệ sinh bắt
buộc phải dùng gạch đặc
- Xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng
mà phải lệch nhau ít nhất % chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.
Mạch vữa phải đầy, phải dùng dao, bay miết đảm bảo mỹ quan
- Chú ý giữa vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời
các lỗ trống phải miết hồ kỹ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép của tường với dạ đà
- Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và
xây một hàng gạch viên chéo đỉnh tường
- Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống
nước...sau này; - Chiều cao mỗi một đợt xây không được vượt quá 1.6m;
- Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ
- Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp
- Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với
nhau, không được xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây
- Sau khi xây xong từng khu vực phải dùng chổi quét lại mạch vữa - Sau khi hoàn tất công tác
xây cuối ngày phải dọn vệ sinh công nghiệp
Lưu ý: Liên kết của cột bê tông cốt thép với tường xây
- Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ sâu 10cm, cắm hai
thanh D8 dài 30cm (phần nhô ra) làm râu cho tường xây đối với tường 220; một thanh D8 dài
30cm đối với tường 110. Khoảng cách có râu thép là 500mm (5 hàng gạch theo phương đứng).
Trước khi cắm thép vào bê tông phải bôi một một lớp hoá chất (Vinkem hoặc tương đương) để
tăng cường liên kết trong bê tông
- Công tác khoan cắm râu thép phải được nghiệm thu trước khi tiến hành công tác xây tường 42
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.5 Thi công dầm sàn mái
Quy trình thi công cốp pha dầm sàn. Lắp dựng Gia công Gia công Bảo giàn giáo, lắp dựng lắp dựng Đổ bê tông dưỡng, cây chống cốp pha cốt thép tháo cốp pha
Công tác 1: Lắp dựng giàn giáo cây chống
Xác định cao độ tim trục của dầm sàn, để lắp dựng giàn giáo ở vị trí thích hợp để thi công.
Cần tiến hành lắp ráp cẩn thận, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo an toàn.
Công tác 2: Gia công lắp dựng cốp pha
Lắp ván khuôn dầm trước mới đến ván khuôn sàn.
Dầm sử dụng ván khuôn gỗ, sàn sử dụng ván khuôn gỗ kết hợp ván khuôn thép. - Cốp pha dầm
Cốp pha dầm bao gồm 1 ván đáy, 2 vàn thành kết hợp lại với nhau.
Rải ván lót, đặt cột chống sau đó lắp đặt ván đáy dầm, cố định ván đáy và cột chống bằng đinh.
Lắp đặt các ván thành khu vực giao với sàn trước ván thành ngoài được lắp đặt sau cùng. - Cốp pha sàn
Đặt ván khuôn thép lên hệ giàn giáo được lắp đặt sẳn cùng hệ thống xà gồ.
Sử dụng tối đa diện tích ván khuôn thép còn lại sử dụng ván khuôn gỗ.
Công tác 3: Gia công lắp đặt cốt thép
Cốt thép dầm được lắp trước, sau đó lắp thép sàn. - Cốt thép dầm:
Một số cấu kiện dầm được gia công lắp đặt sẳn bên dưới sau đó đưa lên lắp vào vị trí thiết kế.
Các câu kiện còn lại thép được cắt uốn sẳn ở phía dưới, được vận chuyển từng thanh lên cốp pha sau đó buộc đai.
Sử dụng các biện pháp khác nhau để đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ. 43
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân - Cốt thép sàn:
Lắp đặt từng thanh, thép ngắn nằm dưới thép dài nằm trên.
Sự dụng các cục kê để đảm bảo lớp bảo vệ bê tông.
Sau khi đặt thép xong tiến hành dùng dây thép buộc lại với nhau.
Công tác 4: Kiểm tra cốp pha sàn mái
Cốp pha chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo
đúng yêu cầu kĩ thuật. Đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín
thít chống mất nước khi đổ bê tông.
Kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại thép, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối,
buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.
Công tác 5: Chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái
- Chuẩn bị nhân lực, máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình đổ bê tông
- Tính toán thời gian đổ bê tông
- Tính toán mặt bằng thi công đổ bê tông
- Đảm bảo về mặt an toàn khi đổ bê tông trên độ cao mái
- Dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép.
Công tác 6: Quy trình đổ bê tông sàn mái
Mái toàn khối là hệ kết cấu được sử dụng rộng rãi vì có khả năng chống thấm cao, tạo độ cứng
và không gian lớn cho công trình.
Cấu tạo của sàn mái gần giống như cấu tạo của sàn phẳng nhưng mái phải đảm bảo được yêu cầu
về cách nhiệt, chống dột, chống thấm , chịu được mưa nắng,... Các lớp cấu tạo của mái khác với
các lớp cấu tạo của sàn.
Thành phần bê tông đổ sàn mái cần tăng thêm lượng cát và giảm đá dăm so với bê tông đổ sàn
nhà thông thường để dễ đổ vào dầm và đầm hơn. Bê tông mái yêu cầu có độ chặt cao sau khi đầm
(độ sụt từ 4 đến 5 cm) để có khả năng chịu khí hậu tốt hơn. Cấp phối bê tông mac 200 theo tỷ lệ
Xi măng 350kg, Cát: 0,5 m3, Đá dăm: 1x2:0.8 m3, Nước: 200 lít.
Sau khi đổ bê tông sàn mái, đầm và gạt mặt xong, chờ cho bê tông bay bớt hơi nước và khô se,
tiến hành đầm lại một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê
tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn 44
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
sớm. Nếu bê tông lõm khô thì bê tông đó đã se lại là không đầm thêm được nữa. Khi trời nắng
tốt, thời điểm đầm lại khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu, trời mát hơn có thể đến 4 giờ. Trong
trường hợp có nước nổi trên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và tất thưa mỏng lên bề mặt bê
tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường độ chặt của
bê tông nên chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông ở tuổi 28 ngày lên 10 - 15%.
Mặt sàn mái được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ
phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách
sàn mái cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào
dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn mái. Sử dụng đầm dùi
để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.
Với trường hợp sàn mái nghiêng, cần lưu ý đổ đúng tiến độ và dùng các phương tiện máy móc
đầm dùi, có biện pháp để tránh bê tông đổ bị tràn sang phần mái có độ nghiêng thấp hơn.
Lưu ý: Yêu cầu về việc chống thấm
Giống với các biện pháp đổ sàn bê tông khác, đổ sàn mái cũng cần chú trọng về việc chống thấm
và có thể là một vấn đề phải đặc biệt lưu ý. Vì sàn mái là vị trí chịu tác động trực tiếp từ môi
trường thiên nhiên như ánh sáng, gió, mưa, bão…, các ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ dẫn đến
việc dễ bị nứt vì sốc nhiệt và gây thấm cho ngôi nhà của bạn.
Việc chống thấm cho mái là một việc cần thiết và quan trọng, vì thế bạn cần phải hiểu rõ về cách
thức cũng như kinh nghiệm về việc đổ bê tông và chống thấm cho không gian mái như thế nào để
đảm bảo thực hiện một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện chống thấm cho mái nhà
đồng thời hoặc ngay sau khi việc đổ mái được hoàn thành. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời
gian, công sức cũng như tiền bạc để tránh việc phải tu sửa vì nứt nẻ sau khi hoàn thành công trình. 45
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
2.6. Thi công phần khung mái và lợp ngói
Hình 2.9: Mặt bằng vì kèo, xà gồ của biệt thự 46
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.10: Chi tiết vì kèo, bán vì kèo Kỹ thuật thi công:
Lắp dựng khung kèo lợp ngói kết cấu 2 lớp
Kiểm tra và đo mặt bằng thực tế tại công trình.
Gia công kèo, Chia khoảng cách giữa các kèo và lắp dựng.
Căn chỉnh các vì kèo để các đỉnh kèo nằm trên 1 đường thẳng, các cánh kèo tạo độ phẳng mái
Chia khoảng cách lito, Khoảng cách giữa 2 lito nằm trong khoảng 340-360 mm (Ngói sóng),
260- 280mm (Ngói đỏ truyền thống), khoảng cách này phải đồng nhất cho cả mái ngói (trừ
khoảng lito cuối) đảm bảo các li tô phải song song với nhau, chia li tô từ trên đỉnh mái xuống
dưới, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối hoặc áp cuối.
Li tô cuối hay gọi là hàng dân cao hơn lito thường là 1.5- 2cm
2 li tô trên chóp mái (mương nóc) nằm sát nhau.
Trước khi lợp ngói kiểm tra lại toàn bộ khung kèo:
Kiểm tra toàn bộ vít liên kết
Kiểm tra lại khoảng cách lito Kiểm tra độ phẳng mái 47
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân Tiến hành lợp ngói:
Ngói lợp sau khi được vận chuyển tới công trường, được sắp xếp gọn gàng và cẩn thận, nên để ở
một vị trí ít có khả năng bị các vật khác tác động vào hoặc lối đi lại trong quá trình thi công,
nhằm tránh ngói lợp bị vỡ hoặc bị dơ bẩn
Sau khi thi công kèo thép mái ngói xong, chúng ta tiến hành vận chuyển ngói lên trên mái nhà,
sắp xếp lần lượt và theo thứ tự từ trên đỉnh mái xuống dưới chân mái với khoảng 4-5 viên ngói/ điểm tập kết
Lợp ngói: Chúng ta tiến hành lợp ngói từ dưới lên trên đỉnh mái và tiến hành lợp theo 1 chiều từ
trái qua hoặc ngược lại, tránh việc lợp ngói từ cả 2 phía và giữa dẫn tới có thể hàng cuối cùng
phía bên trong sẽ không vừa khớp với viên ngói lợp.
Lấy vuông góc 2 chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên. Nên căng dây để lấy đường chuẩn.
Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh Li tô bằng vít chuyên dụng.
2.7. Công tác hoàn thiện
Trước khi tiến hành công tác thi công hoàn thiện cần phải có văn bản nghiệm thu các công tác
xây thô, lắp điện, lắp nước,… được các bên liên quan xác nhận.
Các lớp nền phải được làm sạch, lớp vữa lót nền dày 2cm. Khi lót nền phải đảm bảo yêu cầu về
độ phẳng đúng theo qui định.
Các vật tư hoàn thiện phải có đầy đủ ca-ta-lo chỉ dẫn.
Lặp tiến độ thi công công tác hoàn thiện, nhằm có kế hoạch thực hiện đúng theo tiến độ đồng
thời đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Tiến hành nghiệm thu kích thước cấu kiện, nhằm xác định các sai số nằm trong dung sai cho
phép theo tiêu chuẩn quy định hiện hành. 48
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.11. Mặt bằng bố trí thiết bị 49
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.12: Mặt bằng bố trí đèn 50
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.13. Mặt bằng cấp nước 51
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Hình 2.14. Mặt bằng thoát nước
2.8. Công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- Nội quy công trường: Tất cả CBCNV công trường phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định sau.
+ Giờ làm việc : – SÁNG từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30 – CHIỀU từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00.
+ Giữ gìn trật tự vệ sinh chung, không được gây ồn ào, cờ bạc uống rượu trong giờ làm việc và
trong phạm vi công trường.
+ Không được tự ý rời bỏ công tác đã được bố trí sang vị trí khác nếu không có sự đồng ý của
cấp Chỉ Huy công trường. 52
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ Không được tự động mang máy móc thiết bị, dụng cụ thi công hoặc vật tư nguyên liệu ra khỏi
công trường nếu không có sự chấp thuận của Chỉ Huy công trường.
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo đảm dụng cụ, máy móc thi công của riêng mình cũng như của công trình.
+ Sử dụng vật tư nguyên liệu đúng quy định. Tiết kiệm tránh rơi rải lãng phí.
+ Tuyệt đối không được dẫn người lạ mặt vào công trường nếu không có sự cho phép của Chỉ
Huy công trường. Nếu phát hiện người lạ mặt vào công trường phải báo ngay cho Ban Chỉ Huy
công trường hoặc tổ bảo vệ biết.
+ Đối với cán bộ công nhân viên ăn ở tại công trường phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định về
sinh hoặc ăn ở đã phổ biến.
+ Phải chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định về an ninh của
địa phương nơi cư ngụ.
Nội quy này được áp dụng kể từ ngày phổ biến – Cán bộ – Công nhân viên nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm.
- Nội quy an toàn lao đông: Tất cả mọi người có mặt trên công trường phải chấp hành nghiêm
chỉnh các quy định về an toàn lao động như sau.
+ Cán bộ, công nhân trực tiếp thi công cũng như khách đến tham quan, làm việc trong phạm vi
công trường đều phải tuân thủ các quy định, quy trình về an toàn lao động.
+ Trong công trường phải rào chắn chỗ có người thường qua lại, có hành lang, lối đi dành riêng
cho người đi bộ và phương tiện.
+ Dây điện thi công phải đi trên cột, không đặt dưới đất, có cầu dao đóng ngắt khi hết giờ làm việc.
+ Thi công ở độ cao phải bắc giáo chắc chắn, an toàn, kiểm tra kỹ các ván bắc để đứng không
mục, mọt hoặc bị dập, vỡ, nứt.
+ Khi làm việc trên cao, nơi cheo leo phải đeo dây an toàn mới được làm việc.
+ Nếu thi công ban đêm phải bố trí đủ ánh sáng đèn để làm việc.
+Khu vực có người làm việc trên cao tuyệt đối không được có người làm việc đồng thời bên dưới. 53
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
+ Trong thi công cần dùng điện phải kéo đến nơi hoặc nối lại dây. Trong khi có điện, người
không có trách nhiệm tuyệt đối không được tự động sửa chữa, phải báo cho cán bộ kỹ thuật hoặc
người phụ trách điện giải quyết.
+ Cấm hút thuốc hay sử dụng ngọn lửa hở ở những nơi dễ cháy nổ, kho vật tư, kho nhiên liệu.
+ Các đơn vị ngoài vào công trường thi công phải chấp hành đầy đủ các nội quy, quy trình làm
việc của công trường, trong đó có nội quy an toàn lao động.
+ Khách liên hệ tham quan, công tác phải được sự đồng ý của Ban Chỉ huy công trường, tuân
theo sự hướng dẫn nội quy công trường và an toàn lao động.
- Xây dựng là ngành có tỉ lệ tai nạn lao động ở mức cao, các tai nạn này thường để lại những hậu
quả rất lớn thậm chí là tử vong. Vì thế công tác ANLĐ phải đặt biệt được chú ý, hạn chế tối đa
trường hợp xảy ra tai nạn. Đây không chỉ là trách nhiệm của nhà thầu, chủ đầu tư hay đơn vị
giám sát mà còn là trách nhiệm của mỗi người trong công trình.
- Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người trong công trình: bản thân mỗi người phải chú ý
quan sát, không tự tiện khởi động hoặc chỉnh sửa máy móc, khi phát hiện các sự cố cần báo cáo
để sửa chữa, ăn mặc gọn ràng tránh vướng víu, đảm bảo sức khỏe và tinh thần ổn định khi đến công trình. 54
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Nhận xét về kỹ thuật
- Nhìn chung công trình thi công đúng theo thiết kế, các cấu kiện BTCT không xuất hiện các
khuyết tật ảnh hưởng đến kết cấu.
- Các cấu kiện được thi công đúng tim trục, cos.
- Các đoạn thép chờ, neo được thực hiện đúng theo qui định.
- Biện pháp thi công hợp lý giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và sức lao động.
- Tuy nhiên vẫn có một số vị trí cấu kiện thi công theo mặt kinh nghiệm không đúng theo bản vẽ thiết kế.
- Do chủ đầu tư muốn công trình sớm đi vào hoạt động nên tiến hành thi công cột sau khi đổ bê
tông sàn được 1 ngày, vì vậy nên đơn vị thi công giữ nguyên hệ thống giàn giáo, cây chống cốp
pha dầm sàn cho đến khi sàn đủ 21 ngày.
- Thời điểm thi công, địa phương thường xuyên xảy các cơn mưa nhỏ nên công tác bảo dưỡng bê
tông không được diễn ra thường xuyên.
3.2 Nhận xét về tiến độ, thời gian
- Công trình được khởi công xây dựng từ 01-11-2022.
- Công trình không có tiến độ cụ thể cho từng hạng mục công việc.
- Thời điểm thi công diễn ra vào đầu mùa mưa nên công tác thi công thường xuyên bị gián đoạn.
Việc nguyên vật liệu đầu vào khan hiếm cũng gây không ít khó khăn cho đơn vị thi công. Tuy
nhiên đội thi công có kinh nghiệm lâu năm và sự phân công quản lí hợp lí của chỉ huy trưởng nên
tiến độ thi công vẫn đảm bảo hoàn thành bàn giao công trình. 3.3 Nhận xét về ATLĐ
- Quá trình thi công không xảy ra bất cứ tai nạn lao động này.
- Công tác ATLĐ được đảm bảo tuyệt đối.
- Đội thi công giàu kinh nghiệm nên các tai nạn nhỏ cũng không xảy ra.
- Giàn giáo được kiểm tra kĩ càn trước khi lắp dựng.
- Khi đổ bê tông dầm sàn có người quan sát từ bên dưới. Bên trên cốp pha sàn không tập trung
quá nhiều người, đảm bảo an toàn khi thi công.
- Dây điện, ổ điện thường xuyên được kiểm tra. 55
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
3.4 Nhận xét về tổ chức quản lý, kỷ luật
- Các nội quy của công trình được tuân thủ nghiêm ngặt, không xảy ra bất kì trường hợp sai phạm nào.
- Tổ chức quản lý được thực hiện chuyên nghiệp.
3.5 Nhận xét về vệ sinh môi trường
- Nước thải trong thi công, trong sinh hoạt được dẫn theo rãnh đến hố tự thấm đặt cách công trình
5m, công việc khai thông mương rãnh được tổ chức thường xuyên để tránh nước ứ đọng làm lầy lội mặt công trình.
- Vật liệu xây dựng được tập kết từng khu vực riêng lẻ, gọn gàng và hợp lý.
- Vật liệu thừa, phế thải phải được tập kết tập trung và được tưới ẩm để xử lý bụi hoặc phủ kín
bằng bạt khi được vận chuyển ra khỏi công trình.
- Vật liệu vận chuyển từ ngoài vào công trình khi đi phải dùng bạt nilon che đậy thùng xe để
không gây ô nhiễm môi trường.
- Xe khi vào công trình nếu dính phải đất cát ướt phải làm sạch trước khi lưu thông trên đường. 3.6 Nhận xét về PCCC
- Công trình có bể chứa nước, bình chữa cháy để đảm bảo đề phòng hỏa họan.
- Các khu vực tập kết vật liệu dễ cháy có treo bảng cấm lửa.
- Các CB sử dụng loại chống chập, chống cháy. 56
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
CHƯƠNG 4 : BỐC TÁCH DỰ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 4.1. Bảng dự toán
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/08/2021 của Bộ Xây dựng)
Hạng mục: Biệt thự nghỉ dưỡng
Chủ đầu tư: Ông Nguyễn Văn Hóa Đ K Mô tả T ơ h T n ố i Đ v l Th Mô tả ơn ị ư ành tiền giá t ợ í n n g h 1, PHẦN KHUNG 118,748, 283 1 Đào bằng máy 4 đào 0.4, sửa móng Đào + lắp 3 c , 44 bằng thủ công, lắp đất móng, hầm tự .000. a 6 .064.000 móng bằng máy, đầm hoại 000 8 thủ công 8 Cung cấp và Dầ 7 lắp đặt m thép 2 Cần trục tháp - hộp 1 4 83 sức nâng 50x M 15.0 , .338.200 Máy cắt uốn 100x1.8 00 6 cốt thép làm sàn 8 Máy vận thăng trệt lồng Cung cấp và Dầ lắp đặt m sàn 9 Cần trục tháp - 1 14 thép 9 sức nâng M .500. 9.100.00 I20 , Máy cắt uốn 000 0 0x100x5.5 4 cốt thép x8 Máy vận thăng lồng 57
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân Cung cấp và Dầ lắp đặt m thép 1 Cần trục tháp - hộp 2 1 12 sức nâng 40x80x1. M 3 05.0 .999.000 Máy cắt uốn 4 làm sàn , 00 cốt thép mái đổ 8 Máy vận thăng giả lồng Cung cấp, gia công lắp dựng ván 6 2 13 Cung cấp M khuôn, hệ giàn giáo, 5 05.0 3.455.00 lắp đặt ván khuôn 2 giằng bằng xà gồ. 1 00 0 Đinh, gỗ chống, gỗ ván Cung cấp và thi công đổ bê tông, làm mặt. Xi măng 6 Bê tông trệt, M 1 13 PCB40 7 cổ cột, dầm, sàn, .950. 1.040.00 Cát vàng 3 , móng 000 0 Đá 1x2 2 Nước Phụ gia dẻo hoá bê tông Nhân công Cung cấp và gia công lắp dựng cốt thép công trình 6 Que hàn, Dây , 3 thép, Thép tròn Fi T 20 6 1.00 ≤18mm Cốt thép ấ 6.339.10 5 0.00 Máy cắt uốn n 0 6 0 cốt thép - công suất: 1 5 kW Biến thế hàn xoay chiều - công suất: 23 kW Xây tường M 1 5 Xây tường 82 bó nền, trát mặt 6 13.3 chịu lực dày 200, cao 2 .134.103 ngoài 0 38 1m 1 Vì kèo mái 2 4 57 thép hộp M 4 60.0 .408.000 50x100x1.4 , 00 8 7 0 Lito mái 1 9 68 thép hộp M 7 5.00 .172.000 30x60x1.2 , 0 6 Mái ngói M 2 3 10 58
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 1 9 3 63.0 6.634.88 thái 2 , 00 0 7 6 2 C 2 Vận chuyển h 2 2 đất bằng ô tô 5 tấn u 0 44 00.0 cách công trình y , .064.000 00 1000m ế 3 n 2 35
PHẦN XÂY TÔ, ỐP LÁT 1,557,39 0 Xây gạch ống 4 lổ 8x8x19 Vữa XM cát mịn M75, XM PCB40 Xây tường Cát mịn ML=1,5÷2,0 Nước Xi măng PCB40 Nhân công 1 3 M 2 8 28 Tường 100 07.1 2 , .705.687 12 6 0 2 2 M 3 7 87 Tường 200 83.2 2 , .275.781 93 7 0 Vữa xi măng Tô trát mác 50, xi măng PCB40 xây tô. 7 3 M 1 2 95 Tường 30.0 2 , .271.187 45 6 0 Vữa xi măng Cán nền mác 50, xi măng PCB40 xây tô. Tầng trệt M 2 5 12 2 4 2.04 .741.226 59
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 4 , 7 8 0 Nhân công lát nền 2 4 M 7 4 18 Tầng trệt 5.90 2 , .580.320 0 8 0 Nhân công Ốp tường 9 Cao đến trần M 8 1 12 Nhà vệ sinh , 32.0 2 .949.200 1 00 0 Bao gồm gạch Vật tư gạch và vật tư phụ(keo toàn nhà trét ron, vải chùi ron, …) 2 Gạch Ceramic Gạch 60*60 6 2 (tầng trệt), gạch M 9 80 99.1 30x60 (nhà vệ 2 , .547.990 24 sinh) 2 8 1 Đá hoa cương 0 1 kimsa+ cổ bậc cấp đá Đá mặt bếp, M 11 , .100. trắng ngạch cửa chính 2 .286.000 2 000 6 1 4 3 Đá ngạch M 4. , 00.0 cửa,viền bếp d 200.000 0 00 0 88
SƠN NƯỚC + TRẦN THẠCH CAO .390.410 5 Sơn nero hoặc 0 tương đương, nhân Bột trét, Sơn M 6 4 32 công nước tường nội 4.14 2 , .387.429 thất 6 9 0 Bột trét, Sơn M 2 9 20 Sơn nero hoặc nước tường ngoại 2 2 0.06 .506.981 tương đương, nhân thất 7 1 công , 60
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 7 0 2 4 Đóng trần M 1 4 35 thạch cao khung 45.0 2 , .496.000 chìm 00 8 0 3.
GƯƠNG,KÍNH,INOX, SẮT 750.000 3 inox 304 Gương và 1 B , 3. phụ kiện nhà .250. ộ 0 750.000 tắm 000 0
PHẦN NHÂN CÔNG ĐI DÂY, LẮP ĐẶT 23 THIẾT BỊ ĐIỆN ,256,000 2 4 5 Nhân công M 4 13 5.00 đi dây, chôn đế âm 2 , .464.000 0 8 0 2 4 4 Nhân công M 4 9. 0.00 lắp thiết bị 2 , 792.000 0 8 0 17
PHẦN VẬT TƯ ĐIỆN ÂM TƯỜNG .625.600 Bộ vật tư Cadivi phụ bao gồm: Dây 1.5 1 1 Dây 1x2.5 B , 7.62 17 Dây 1x4.0 ộ 0 5.60 .625.600 Dây 1x6.0 0 0 Dây nguồn 1x10.0 PHẦN 15 THIẾT BỊ ĐIỆN ,912,000 Bao gồm: 1 15 Panasonic -Tủ điện 5.91 .912.000 tổng 2.00 -CB tổng, 0 CB tầng, khu -CB máy giặt, maý lạnh, máy bơm -Mặt công tắc -Nút Công 61
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân tắc 1 chiều - Nút Ổ cắm 26
HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG .025.000 1 Đèn kết hợp 5 B , 5. quạt trần .500. ộ 0 500.000 phòng khách 000 0 1 4 Đèn kết hợp B , 4. .800. quạt trần bàn ăn ộ 0 800.000 000 0 8 5 1 Đèn led âm B 15 , 85.0 trần ộ .725.000 0 00 0 23 PHẦN NƯỚC .256.000 2 4 5 Nhân công 4 13 5.00 đi ống âm , .464.000 0 8 0 2 4 4 Nhân công 4 9. 0.00 lắp thiết bị , 792.000 0 8 0
PHẦN VẬT TƯ NƯỚC ÂM 34 .808.000 2 Bao gồm côn, Vật tư phụ B 0.80 20 tê, cút ,co, nối, keo nước lạnh ộ 8.00 .808.000 vv… 0 Vật tư phụ M nước lạnh d Ống thoát M nước lạnh d Hệ thống 4 ống đồng và 0 3 thoát nước M 14 , 50.0 ngưng máy d .000.000 0 00 lạnh hai 0 phòng ngủ 17 THIẾT BỊ NƯỚC .920.000 Vòi nước C 8 1 1. Inox lạnh (vòi hồ) á , 50.0 200.000 62
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 0 i 00 0 6 Inox C 1 Phiễu thu , 72 á 20.0 sàn wc, sân sau 0 0.000 i 00 0 1 Đại thành C 3 Bồn chứa , 3. á .750. nước 1000L 0 750.000 i 000 0 C 6 Máy NLMT 6. á .500. 160L 500.000 i 000 3 C 7 Vòi nước , 2. á 50.0 lavabo nóng lạnh 0 250.000 i 00 0 1 2 Chậu rửa B , 2. .300. chén inox ộ 0 300.000 000 0 1 Vòi chậu rửa C 7 , 75 chén nóng á 50.0 0 0.000 lạnh i 00 0 1 C 4 Kệ chén , 45 á 50.0 Inox 0 0.000 i 00 0 35 THIẾT BỊ VỆ SINH .450.000 3 C 3 , 9. Bồn cầu á .250. 0 750.000 i 000 0 3 C 3 Lavabo rửa , 9. á .200. mặt + bàn đá 0 600.000 i 000 0 3 C 2 , 6. Sen tắm á .200. 0 600.000 i 000 0 1 C 8 Bồn tắm , 8. á .500. nằm 0 500.000 i 000 0 4 C 2 Vòi xịt nước . 1, á 50,0 tolet 0 000,000 i 00 0 63
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 23
CỬA, CỔNG VÀ NHÂN CÔNG LẮP ĐẶT 8.081.50 0 2 Cửa nhôm 2 Cửa đi D01 B . 14 xingfa có kính ,450, (2.4x2.5) ộ 0 ,700,000 cường lực 8ly 000 0 3 Cửa nhôm 2 Cửa đi D02 B . 14 xingfa có kính ,450, (2.0x2.7) ộ 0 ,553,000 cường lực 8ly 000 0 3 Cửa nhôm 2 Cửa đi D03 B . 32 xingfa có kính ,450, (2.0x2.2) ộ 0 ,340,000 cường lực 8ly 000 0 5 Gỗ công 2 Cửa đi D05 B . 23 nghiệp ,450, (0.9x2.1) ộ 0 ,152,500 000 0 5 Cửa nhôm 2 Cửa đi D06 B . 18 xingfa có kính ,450, (0.7x2.1) ộ 0 ,007,500 cường lực 8ly 000 0 2 Nhôm xingfa 2 Khung B . 4, có kính cường lực ,250, KC01 (1.0x2.5) ộ 0 500,000 8ly 000 0 1 Nhôm xingfa , 2 có kính cường lực Khung B 6, . ,250, 8ly KC02 (1.08x2.7) ộ 561,000 0 000 0 4 Nhôm xingfa 2 Khung B . 21 có kính cường lực ,250, KC03 (0.9x2.7) ộ 0 ,870,000 8ly 000 0 2 Nhôm xingfa 2 Khung B . 3, có kính cường lực ,250, KC04 (0.6x1.3) ộ 0 510,000 8ly 000 0 1 Nhôm xingfa 2 0 Khung B . 4, có kính cường lực ,250, KC05 (1.0x2.2) ộ 0 950,000 8ly 000 0 2 Nhôm xingfa 2 1 Khung B . 4, có kính cường lực ,250, KC06 (0.8x1.25) ộ 0 500,000 8ly 000 0 Khung B 1 2 15 Nhôm xingfa 2 KC08 (2.75x2.5) ộ . ,250, ,468,750 có kính cường lực 0 000 8ly 64
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 0 1 Nhôm xingfa 2 3 Khung B . 19 có kính cường lực ,250, KC09 (3.85x2.2) ộ 0 ,057,500 8ly 000 0 1 Nhôm xingfa 2 4 Khung B . 25 có kính cường lực ,250, KC10 (4.15x2.7) ộ 0 ,211,250 8ly 000 0 1 Nhôm xingfa 2 5 Khung kính B . 29 có kính cường lực ,475, (40x0.3) ộ 0 ,700,000 8ly 000 0 11
ĐỒ NỘI THẤT VÀ THIẾT BỊ KHÁC 1.125.00 0 4 Gỗ công 6 Tủ bếp trên . 31 nghiệp MDF chống M ,500, dưới 8 ,200,000 ẩm, chống mối mọt 000 0 4 0 1 Sắt hộp M 74 . ,850, 50x100 sơn giả gỗ 2 ,925,000 5 000 0 2 Gỗ công 2 Tủ tivi gắn M . 5, nghiệp MDF chống ,500, tường d 0 000,000 ẩm, chống mối mọt 000 0 2.
TỔNG CỘNG LÀM TRÒN (ĐÃ GIẢM TRỪ) 100.000 .000
- Tổng mức đầu tư làm tròn: 2.100.000.000 đồng (hai tỷ một trăm triệu đồng) - Miễn phí thiết kế - Miễn phí xin phép
- Khối lượng, đơn giá và hạng mục trên sẽ không thay đổi ( trừ trường hợp chủ đầu tư thay đổi
vật tư hoặc khối lượng hạng mục, các hạng mục không thay đổi khi sử dụng đơn giá này để nghiệm thu) 65
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
4.2. Khấu hao tài sản cố định
Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo thông tư
số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Hạng mục KH Thời gian KH Phương pháp tối đa KH (năm) Xây dựng Theo đường 25 thẳng Thiết bị Theo đường 15 thẳng CPQLDA, TVDTXD, chi phí Theo đường 8 khác, dự phòng phí thẳng
4.3. Giá cho thuê dự kiến
Giá thuê: 60.000.000đ/ tháng (tăng 5%/năm)
Chi phí này bao gồm giá thuê nhà, có thể sử dụng tất cả nội thất, dịch vụ bên trong nhà và ngoài
nhà ( đã bao gồm điện nước, cáp, internet và lương cho nhân viên giúp việc)
4.4. Tính toán các chi phí khi hoạt động
Công suất hoạt động Năm Công suất hoạt động Năm 80% 1 Năm 90% 2 Năm 100% 3 Năm 100% 66
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 4 Năm 100% 5 Năm 100% 6 Tối 100% đa
Tiền điện nước, cáp truyền hình, Internet theo đơn giá thị trường Điện tiêu thụ trung 500- bình 600 kW /tháng Giá điện 2900 đồng /kW Nước tiêu thụ trung bình 40-50 m3 /tháng Giá nước 10.000 đồng /m3 120.00 Cáp 0 đồng/tháng 200.00 Internet 0 đồng /tháng Lương nhân viên giúp 3.500.0 việc 00
Chi phí hoạt động tối đa/ tháng S ố Đơ Chi phí tối đa 1 Hạng mục lượn n giá tháng g 6 2.9 Chi phí điện 00 1.740.000đ 00đ kWh 67
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân 5 10. Chi phí nước 500.000đ 0m3 000đ 1 120 Cáp 20.00 120.000đ .000đ 0 2 200 Internet 00.00 200.000đ .000đ 0 Chi phí bảo 3.0 3.000.000đ dưỡng( 5% doanh thu) 00.000đ Lương nhân viên 3.5 1 3.500.000đ giúp việc 00.000đ Tổng 9.060.000đ
Chi phí hoạt động tối đa/ năm N H Lươ Chi Chi phí Tổn ăm iệu ng nhân phí điện, bảo dưỡng g chi phí ( suấ viên giúp nước, các thiết bị tăn t việc mạng và và cơ sở (5% g thu (đồn cáp doanh thu) 5% ê g/năm) (đồng/nă (đồng/năm) /nă (% m) m) ) N 8 33.6 24. 28.800. 86. 68
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân ăm 0% 00.000 576.000 000 976.000 1 N 9 39.6 29. 34.020. 102 ăm 0% 90.000 030.400 000 .740.400 3 N 1 46.2 33. 39.600. 119 ăm 00 00.000 792.000 000 .592.000 3 % N 1 48.3 35. 41.400. 125 ăm 00 00.000 328.000 000 .028.000 4 % N 1 50.4 36. 43.200. 130 ăm 00 00.000 864.000 000 .464.000 5 % N 1 52.5 38. 45.000. 135 ăm 00 00.000 400.000 000 .900.000 6 %
4.5. Phân tích tài chính dự án đầu tư. T Nă Thu Chi phí Dòng tiền thuần hời ng suất (đồng) (đồng) (Thu-Chi) gian (%) (mỗi năm tăng 5%) 0
Vốn đầu tư 2.100.000.000 đồng N 80 576.000 86.976.0 489.024.000 ăm 1 % .000 00 N 90 680.400 102.740. 577.659.600 ăm 2 % .000 400 N 10 792.000 119.592. 672.408.000 ăm 3 0% .000 000 N 10 828.000 125.028. 702.972.000 69
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân ăm 4 0% .000 000 N 10 864.000 130.464. 733.536.000 ăm 5 0% .000 000 N 10 900.000 135.900. 764.100.000 ăm 6 0% .000 000
Mục tiêu đầu tư trong vòng 5-6 năm sẽ lấy lại vốn và bắt đầu sinh lời:
4.5.1. Tính NPV (Net Present Value):
Thông qua phân tích về chỉ số NPV, các nhà đầu tư nên lựa chọn rót vốn vào những dự án
có NPV dương và tránh càng ca càng tốt dự án có NPV âm. Chỉ số NPV càng cao chứng tỏ dự án
càng đem về nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Vì dòng tiền thu vào mỗi năm không đều nên ta có công thức tổng quát:
Ct: là dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t
C0: là Chi phí ban đầu dùng để thực hiện dự án
t: thời gian tính toán dòng tiền
r: tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
n: thời gian thực hiện dự án Ta có:
→ NPV > 0, đây là chỉ số lý tưởng thể hiện rằng lợi nhuận do dự án hoặc khoản đầu tư đang
cao hơn so với chi phí ban đầu bỏ ra. Điều này có nghĩa là dự án khả thi, nhà đầu tư có thể thực hiện. 70
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
4.5.2. Tính IRR (Internal Rate of Return):
Khi tính được IRR chủ doanh nghiệp sẽ biết được dự án nào đang có chỉ số lợi nhuận tốt.
Từ đó sẽ quyết định nên đầu tư tiếp hay loại bỏ dự án. Cụ thể như sau:
IRR có giá trị cao chứng tỏ tỷ lệ hoàn vốn cao, nghĩa là khả năng thực thi của dự án tốt, dự
án có tiềm năng, đáng để đầu tư.
Nếu IRR lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án chứng tỏ dự án này đáng giá. Còn ngược lại
nếu giá trị này thấp, chúng biểu thị khả năng thu hồi vốn, sinh lời của dự án kém, không nên đầu tư.
Dựa vào công thức tính NPV phía trên, dùng phương pháp nội suy ta có: Trong đó:
+ IRR1: Chọn lãi suất sao cho NPV>0, gần bằng 0
+ IRR2: Chọn lãi suất sao cho NPV<0, gần bằng 0 Như vậy, ta có: IRR1= 19% → NPV1=44.83tr IRR2= 20% → NPV2= -12,43tr
→ IRR có giá trị lớn hơn giá trị chiết khấu của dự án chứng tỏ dự án này đáng giá, tỷ lệ hoàn
vốn cao, khả năng thực thi của dự án tốt, đáng để đầu tư.
4.5.3. Tính thời gian hoàn vốn của dự án:
Thực hiện cộng dòng tiền tích lũy theo từng năm: Năm 0: –2.100.000.000
Năm 1: –2.100.000.000 + 489.024.000= –1.610.976.000
Năm 2: –1.610.976.000 + 577.659.600 = – 1.033.316.400
Năm 3: – 1.033.316.400 + 672.408.000 = – 360.908.400 71
Đồ án Kinh tế xây dựng GVHD: Ths. Nguyễn Minh Tân
Năm 4: – 360.908.400 +702.972.000 = 342.063.600
→ Tại năm thứ 4 dòng tiền đã bắt đầu dương cho nên đây là năm hoàn vốn của dự án. Năm trước
năm hoàn vốn là Năm 3, do đó áp dụng công thức tính thời gian hoàn vốn như sau: Công thức tổng quát: Ta có:
→ Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3,51 năm. KẾT LUẬN:
Qua những phân tích tài chính ở trên tất cả những chỉ số NPV, IRR, thời gian hoàn
vốn đều đạt đủ và thậm chí là hơn cả chỉ tiêu mà chủ đầu tư đã dự kiến, điều đó chứng tỏ
đây là một dự án vô vùng hiệu quả và khả thi thích hợp để đầu tư.
Quá trình thực hiện đồ án giúp em rèn luyện được tình thần, thái độ tích cực trong
học tập, tìm tòi học hỏi các tài liệu, trao dồi khả năng tính toán tài chính và trưởng thành
hơn rất nhiều trong tư duy nghề nghiệp tương lai. Đồ án này là một nhiệm vụ, một cơ hội
tốt để em nhận ra những điểm còn yếu kém những kiến thức cần bổ sung để em phát triển
tốt trong ngành xây dựng.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S
Nguyễn Minh Tân đã giúp đỡ em rất nhiều trong đồ án Kinh tế xây dựng lần này.! 72
Document Outline
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TRÌNH
- 1.1. Giới thiệu chung:
- 1.2. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu đầu tư
- 1.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư
- 1.2.2. Mục tiêu đầu tư:
- 1.3. Hình thức quản lý
- 1.4. Vị trí địa lí.
- 1.5. Nhu cầu sử dụng đất
- 1.6. Quy mô đầu tư công trình
- 1.7. Bản vẽ sơ bộ
- 1.8. Đặt điểm kiến trúc công trình:
- 1.9. Đặt điểm kết cấu công trình:
- 1.9.1. Đặt điểm kết cấu:
- 1.9.2. Yêu cầu kỹ thuật chung:
- 1.10. Cơ cấu tổ chức của đơn vị thi công và thời gian dự kiến hoàn thành:
- 1.11. Giải pháp công nghệ kỹ thuật thi công, trang thiết bị phục vụ:
- 1.12. Các yêu cầu chung về ATLĐ trong công trình xây dựng:
- CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH THI CÔNG
- 2.1. Các mốc thời gian dự kiến để hoàn thành từng nội dung trong công trình.
- 2.2. Thi công phần Móng
- 2.1.1. Bản vẽ mặt bằng bố trí móng
- 2.1.2. Phương thức thi công:
- 2.2. Thi công phần cột
- 2.2.1. Giới thiệu chung
- 2.2.2. Bản vẽ mặt bằng định vị cột
- 2.3.3. Công tác chuẩn bị
- 2.2.4. Phương thức thi công cột
- 2.4. Thi công phần tường nhà.
- 2.4.1. Công tác chuẩn bị
- 2.4.2. Phương thức thi công
- 2.5 Thi công dầm sàn mái
- 2.6. Thi công phần khung mái và lợp ngói
- 2.7. Công tác hoàn thiện
- 2.8. Công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh môi trường
- CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
- 3.1. Nhận xét về kỹ thuật
- 3.2 Nhận xét về tiến độ, thời gian
- 3.3 Nhận xét về ATLĐ
- 3.4 Nhận xét về tổ chức quản lý, kỷ luật
- 3.5 Nhận xét về vệ sinh môi trường
- 3.6 Nhận xét về PCCC
- CHƯƠNG 4 : BỐC TÁCH DỰ TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
- 4.1. Bảng dự toán
- 4.2. Khấu hao tài sản cố định
- 4.3. Giá cho thuê dự kiến
- 4.4. Tính toán các chi phí khi hoạt động
- 4.5. Phân tích tài chính dự án đầu tư.
- 4.5.1. Tính NPV (Net Present Value):
- 4.5.2. Tính IRR (Internal Rate of Return):
- 4.5.3. Tính thời gian hoàn vốn của dự án: