Đoạn văn bộc lộ cảm xúc về một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa | Văn mẫu lớp 7 Cánh Diều

 Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn bộc lộ cảm xúc về một trong các bài thơ Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa. Tài liệu bao gồm dàn ý và 6 đoạn văn mẫu lớp 7. Các bạn học sinh cùng tham khảo để có thêm ý tưởng cho bài viết của mình.

Văn mẫu lp 7
Đề bài: Hãy viết đoạn văn bộc l cm xúc của em sau khi đọc xong mt trong
các bài thơ: Mẹ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân
Qunh).
Dàn ý đoạn văn bộc l cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ
M đon: Dn ra yếu t ni dung hay ngh thuật đặc sc dòng, khổ, đoạn
thơ hoặc bài thơ.
Thân đoạn: Nêu c th cm xúc ca em v yếu t ni dung hay ngh thut
đặc sắc đã xác định m đon.
Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bn thân v yếu t đã mang lại cm
xúc y.
Đoạn văn bc l cm xúc sau khi đọc xong bài thơ - M
Đoạn văn mẫu s 1
Mt trong nhng tác phm hay viết v người m phi k đến “Mẹ” của Đỗ
Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc th cm nhận được đây li ca
người con đang bày t cmc v người m ca mình. Tác gi đã s dng hình
nh cây cau vn gần gũi quen thuộc, để bc l ni xót xa khi m ngày càng
già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng ri - Cau thì vn thẳng”,
“Cau - ngn xanh rn, M - đu bc trắng” đã gợi ra s liên tưởng v tui già
ca m. ng với đó, nhà thơ còn s dng bin pháp tu t so sánh Một miếng
cau khô Khô gầy như mẹ” cho thấy s già nua héo ht của người mẹ. Trước
hin thc khc nghiệt đó, người con đã bc l cm xúc mt cách trc tiếp: “Con
nâng trên tay/Không cầm được l- đó nỗi đau đớn, xót xa. Tt c đưc dn
nén đ rồi người con t hỏi chính mình: Ngẩng đầu hi gi/Sao m ta già?”.
Câu hi không nhận được lời đáp. Không ai tr lời được sao m già, cũng
không ai ngăn đưc gung quay ca thi gian tàn nhn. Hình ảnh “mây bay về
xa” cũng giống như mái tóc mẹ bc hòa cùng vi mây trng trên cao th hin
mt nim xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp
mà tác gi mun gi gắm đóhãy trân trọng những giây phút được bên cnh
ngưi m, biết yêu thương và trân trọng người m ca mình.
Đoạn văn mẫu s 2
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã đem đến nhiu ấn tượng cho người đọc. Bài thơ
li bày t của người con dành cho m ca mình. Hình ảnh “mẹ” được đặt trong
tương quan so sánh với “cau”. Mẹ hin lên vi tấm lưng nhỏ trái ngược vi
hình dáng cây cau trong vườn: “Lưng mẹ còng ri/Cau thì vn thẳng” khiến con
càng thêm đau xót. Theo dòng chy ca thi gian, cây cau y ngày càng ln cao
nhưng mẹ ca con lại ngày một thấp”. Tuổi gi gi đã in hn lên bóng dáng
ca m. Con nh những ngày thơ bé, miếng cau b tư, nhưng hôm nay miếng
cau y b thành tám miếng nh “Mẹ còn ngại to!”. Nhìn miếng cau khô
quen thuc, con lại liên tưởng đến bóng hình m già đi mỗi ngày: “Một miếng
cau khô/Khô gầy như mẹ”. Chứng kiến điều này, người con cm thy xót xa,
đôi tay run run “nâng” với c tm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng
trước khuôn mt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con “không cầm được lệ”.
Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thy thật đồng cm vi nhân vt con trong bài.
Câu hi t vấn “Sao mẹ ta già?” như càng khẳng định s bt lực, đau xót khi
không th níu kéo dòng thời gian đang trôi đ níu kéo m li bên con mãi mãi.
Vic s dng th thơ bn ch ngn gn, hình ảnh thơ đối lp cùng bin pháp so
sánh đã giúp khc ha chân thc hình nh mẹ. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu
thương, trân trọng người m nhiều hơn.
Đoạn văn bộc l cm xúc sau khi đọc xong bài thơ - Ông đồ
Đoạn văn mẫu s 1
Đến với bài thơ Ông đồ”, Đình Liên đã đ lại cho người đọc nhiều suy tư.
Hình ảnh ông đồ vn rất đỗi quen thuc trong xã hội xưa, họ là những người
hc thức, tài năng. Trong quá kh, mỗi năm Tết đến, ông đồ li bày mc, tàu
giấy đỏ bên ph đông người để viết câu đi. Ông viết câu đối như người
biu din thư pháp: “Hoa tay tho những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến
ngưi xem tm tc khen ngi, trân trọng: “Hoa tay tho những nét/Như phượng
mùa rồng bay”. Nhưng thi gian trôi qua, cùng vi s phát trin ca xã hi, ông
đồ vn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Nhng vt dng quen thuộc như “giấy
đỏ bun không thắm”, “mực đng trong nghiên sầu” được tác gi nhân hóa
nhm gi ra ni bun của chính người ngh khi không còn được biết đến.
cuối bài thơ, câu hi tu t “Những người muôn năm cũ/Hồn đâu bây giờ?”
giống như một li than trách cho s phn của ông đồ trước s mai mt ca
nhng giá tr truyn thống. Đây là mt trong tác phm mà em yêu thích nht ca
nhà thơ Vũ Đình Liên.
Đoạn văn mẫu s 2
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để li cho em n ng sâu sc. TÁc
gi đã khắc ha hình ảnh ông đồ t quá kh đến hin ti. Trong quá khứ, ông đồ
xut hin trên ph với hoa đào, với mc tàu giấy đ viết câu đối như
ngưi biu diễn thư pháp: “Hoa tay tho những nét/Như phưng múa rng bay”
khiến mọi người xem tm tc khen ngợi: “Hoa tay tho những nét/Như phượng
mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ đưc trân trọng. Nhưng một
thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, ngưi ta không còn quan tâm
đến ông đ na. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ bun không thắm”, “mực đọng
trong nghiên sầu” gợi ra ni bun của chính người ngh khi không còn được
biết đến. Để rồi năm nay đào li nở, nhưng không còn thấy ông đồ na. Câu hi
tu t cui bài giống như một li than trách cho s phận. Bài thơ đã th hin
tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên nim cm thương
trước mt lớp người đang tàn tạ và ni tiếc nh cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Đoạn văn bộc l cm xúc sau khi đọc xong bài thơ - Tiếng gà trưa
Đoạn văn mẫu s 1
Xuân Qunh nhiu tác phẩm hay, trong đó bài Tiếng trưa đã để cho tôi
nhiu ấn tượng sâu sắc. Khi đọc bài thơ, dường như mỗi người đều s cm thy
đưc quay v những năm tháng tuổi thơ. Nhân vật tr tình được nhà thơ khc
ha một người chiến đã xa nhà nhiu năm, trên đường hành quân xa xôi,
anh dng chân li bên xóm nh. Bt ng, tiếng vang lên: “Cục... cc tác...
cục ta” đã khiến anh nh li nhng k nim ca tuổi thơ. Hình nh v nhng
rơm hồng đy trứng, con gà mái hay con gà mái vàng chc hẳn đã quá quen
thuc vi bt c đứa tr sng thôn quê. Thú v nht l phi nhắc đến k
nim v mt ln xem trộm đẻ trng, b mng. Li trách ca giúp tôi
cm nhận hơn v s quan tâm, lo lắng yêu thương ca dành cho cháu.
Nhưng tiếng trưa không ch gi lại cho ngưi chiến về k nim tui thơ,
còn hình ảnh người bà. Xuân Quỳnh đã khc ha một người tn to,
chịu khó giàu đức hi sinh. Những câu thơ đọc lên mà thật xúc đng nghn
ngào. luôn lo lng trời làm sương muối khiến đàn đ bnh. Bi vy
mong sao cho mưa thun gió hòa, thi tiết thun lợi để đàn th ln lên
khe mnh. Cuối năm bà s bán đàn gà đi đ mua cho cháu mt b qun áo mi
để đón Tết. Với người cháu, hnh phúc chng hin hu ngay những điều bình
d, giản đơn nhất trong cuc sống đời thường. kh thơ cuối, người cháu đã
khẳng định rõ ràng mc đích chiến đu. Chúng ta thấy được tình yêu quê hương,
đất nước hơn hết tình yêu dành cho ca người chiến sĩ. Tiếng gọi “Bà
ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng mong mun
th đem lại cuc sống hòa bình cho bà. Điều này gi cho chúng ta nhng n
ng tht tốt đẹp v hình ảnh người chiến sĩ. Có thể khẳng định rng, vi ngôn
ng gin d, hình nh gần gũi, bài thơ Tiếng trưa đã giúp người đọc cm
nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ.
Đoạn văn mẫu s 2
Bài thơ “Tiếng trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc nhng k
niệm đẹp đ ca tuổi thơ, cũng như tình cảm cháu đầy sâu sc. Nhân vt tr
tình trong bài là mt ngưi chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đưng hành quân
xa xôi, anh đưc dng chân bên xóm nh đ ngh ngơi, nghe thy tiếng trưa
nh v nhng k nim tuổi thơ. Người chiến đã nh v hình nh ca
nhng rơm hồng đầy trng, hình nh của mái , mái vàng vi nhng
màu sc rất riêng, độc đáo. Thú vị nht l phi nhắc đến k nim v mt ln
xem trộm gà đẻ trng, bmng. Li trách ca bà giúp tôi cm nhận rõ hơn về
s quan tâm, lo lng ca dành cho cháu. Tiếng gà trưa không ch gi li cho
ngưi chiến sĩ về k nim tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà tn to, hy sinh.
mang nhng phm chất đẹp đẽ của người Vit Nam. Hình ảnh đôi bàn tay
chai sn ca bà hin lên thật đẹp. Bà luôn lo lng trời làm sương muối khiến đàn
đổ bnh. Bi vậy mong sao cho mưa thuận gió hòa, thi tiết thun lợi để
đàn th ln lên khe mnh, cuối năm bà thể bán chúng đi đ mua cho
cháu mt b qun áo mới để đón Tết. Tiếng trưa còn gợi cho cháu nhng
giấc mơ về hnh phúc. Có l, vi cháu, hnh phúc chng hin hu ngay nhng
điu bình d, giản đơn nht trong cuc sống đời thường. Khi trưởng thành, cháu
tham gia chiến đấu bo v t quốc. Trước hết đó lòng yêu đất nước - “vì
lòng yêu T quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”.
Và hơn hết đó còn là vì bà - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật
trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng mong muốn th đem lại cuc
sng hòa bình cho bà. Có th khẳng định, “Tiếng gà trưa” vi ngôn ng gin d,
hình nh gần gũi đã giúp người đọc cm nhận được tình cháu thật đẹp đẽ.
Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn về v đẹp của người chiến sĩ trong chiến tranh.
| 1/5

Preview text:

Văn mẫu lớp 7
Đề bài: Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc xong một trong
các bài thơ: Mẹ (Đỗ Trung Lai), Ông đồ (Vũ Đình Liên), Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).
Dàn ý đoạn văn bộc lộ cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ
Mở đoạn: Dẫn ra yếu tố nội dung hay nghệ thuật đặc sắc ở dòng, khổ, đoạn thơ hoặc bài thơ. 
Thân đoạn: Nêu cụ thể cảm xúc của em về yếu tố nội dung hay nghệ thuật
đặc sắc đã xác định ở mở đoạn. 
Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.
Đoạn văn bộc lộ cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ - Mẹ
Đoạn văn mẫu số 1
Một trong những tác phẩm hay viết về người mẹ phải kể đến “Mẹ” của Đỗ
Trung Lai. Khi đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được đây là lời của
người con đang bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình. Tác giả đã sử dụng hình
ảnh cây cau vốn gần gũi và quen thuộc, để bộc lộ nỗi xót xa khi mẹ ngày càng
già đi. Những hình ảnh đối lập như “Lưng mẹ còng rồi - Cau thì vẫn thẳng”,
“Cau - ngọn xanh rờn, Mẹ - đầu bạc trắng” đã gợi ra sự liên tưởng về tuổi già
của mẹ. Cùng với đó, nhà thơ còn sử dụng biện pháp tu từ so sánh “Một miếng
cau khô – Khô gầy như mẹ” cho thấy sự già nua héo hắt của người mẹ. Trước
hiện thực khắc nghiệt đó, người con đã bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp: “Con
nâng trên tay/Không cầm được lệ” - đó là nỗi đau đớn, xót xa. Tất cả được dồn
nén để rồi người con tự hỏi chính mình: “Ngẩng đầu hỏi giờ/Sao mẹ ta già?”.
Câu hỏi không nhận được lời đáp. Không ai trả lời được vì sao mẹ già, cũng
không ai ngăn được guồng quay của thời gian tàn nhẫn. Hình ảnh “mây bay về
xa” cũng giống như mái tóc mẹ bạc hòa cùng với mây trắng trên cao thể hiện
một niềm xót xa, tiếc nuối. Qua bài thơ, người đọc cũng hiểu được thông điệp
mà tác giả muốn gửi gắm đó là hãy trân trọng những giây phút được ở bên cạnh
người mẹ, biết yêu thương và trân trọng người mẹ của mình.
Đoạn văn mẫu số 2
“Mẹ” của Đỗ Trung Lai đã đem đến nhiều ấn tượng cho người đọc. Bài thơ là
lời bày tỏ của người con dành cho mẹ của mình. Hình ảnh “mẹ” được đặt trong
tương quan so sánh với “cau”. Mẹ hiện lên với tấm lưng nhỏ bé trái ngược với
hình dáng cây cau trong vườn: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng” khiến con
càng thêm đau xót. Theo dòng chảy của thời gian, cây cau ấy ngày càng lớn cao
nhưng mẹ của con lại “ngày một thấp”. Tuổi giờ giờ đã in hằn lên bóng dáng
của mẹ. Con nhớ những ngày thơ bé, miếng cau bổ tư, nhưng hôm nay miếng
cau ấy bổ thành tám miếng nhỏ mà “Mẹ còn ngại to!”. Nhìn miếng cau khô
quen thuộc, con lại liên tưởng đến bóng hình mẹ già đi mỗi ngày: “Một miếng
cau khô/Khô gầy như mẹ”. Chứng kiến điều này, người con cảm thấy xót xa,
mà đôi tay run run “nâng” với cả tấm lòng kính trọng. Nhưng cuối cùng, đứng
trước khuôn mặt quen thuộc đang mất đi sức xuân ấy, con “không cầm được lệ”.
Khi đọc đến đây, chúng ta cảm thấy thật đồng cảm với nhân vật con trong bài.
Câu hỏi tự vấn “Sao mẹ ta già?” như càng khẳng định sự bất lực, đau xót khi
không thể níu kéo dòng thời gian đang trôi để níu kéo mẹ ở lại bên con mãi mãi.
Việc sử dụng thể thơ bốn chữ ngắn gọn, hình ảnh thơ đối lập cùng biện pháp so
sánh đã giúp khắc họa chân thực hình ảnh mẹ. Qua bài thơ, người đọc thêm yêu
thương, trân trọng người mẹ nhiều hơn.
Đoạn văn bộc lộ cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ - Ông đồ
Đoạn văn mẫu số 1
Đến với bài thơ “Ông đồ”, Vũ Đình Liên đã để lại cho người đọc nhiều suy tư.
Hình ảnh ông đồ vốn rất đỗi quen thuộc trong xã hội xưa, họ là những người có
học thức, tài năng. Trong quá khứ, mỗi năm Tết đến, ông đồ lại bày mực, tàu
giấy đỏ bên phố đông người để viết câu đối. Ông viết câu đối mà như người
biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” khiến
người xem tấm tắc khen ngợi, trân trọng: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng
mùa rồng bay”. Nhưng thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển của xã hội, ông
đồ vẫn ngồi đấy, nhưng không có ai hay. Những vật dụng quen thuộc như “giấy
đỏ buồn không thắm”, “mực đọng trong nghiên sầu” được tác giả nhân hóa
nhằm gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được biết đến. Ở
cuối bài thơ, câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ?”
giống như một lời than trách cho số phận của ông đồ trước sự mai một của
những giá trị truyền thống. Đây là một trong tác phẩm mà em yêu thích nhất của nhà thơ Vũ Đình Liên.
Đoạn văn mẫu số 2
“Ông đồ” của Vũ Đình Liên là tác phẩm đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. TÁc
giả đã khắc họa hình ảnh ông đồ từ quá khứ đến hiện tại. Trong quá khứ, ông đồ
xuất hiện trên phố với hoa đào, với mực tàu giấy đỏ và viết câu đối mà như
người biểu diễn thư pháp: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng múa rồng bay”
khiến mọi người xem tấm tắc khen ngợi: “Hoa tay thảo những nét/Như phượng
mùa rồng bay”. Đó là một thời vàng son khi ông đồ được trân trọng. Nhưng một
thời vàng son đã không còn, mỗi năm mỗi vắng, người ta không còn quan tâm
đến ông đồ nữa. Hình ảnh nhân hóa “giấy đỏ buồn không thắm”, “mực đọng
trong nghiên sầu” gợi ra nỗi buồn của chính người nghệ sĩ khi không còn được
biết đến. Để rồi năm nay đào lại nở, nhưng không còn thấy ông đồ nữa. Câu hỏi
tu từ ở cuối bài giống như một lời than trách cho số phận. Bài thơ đã thể hiện
tình cảnh đáng thương của ông đồ nhưng qua đó toát lên niềm cảm thương
trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.
Đoạn văn bộc lộ cảm xúc sau khi đọc xong bài thơ - Tiếng gà trưa
Đoạn văn mẫu số 1
Xuân Quỳnh có nhiều tác phẩm hay, trong đó bài Tiếng gà trưa đã để cho tôi
nhiều ấn tượng sâu sắc. Khi đọc bài thơ, dường như mỗi người đều sẽ cảm thấy
được quay về những năm tháng tuổi thơ. Nhân vật trữ tình được nhà thơ khắc
họa là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân xa xôi,
anh dừng chân lại bên xóm nhỏ. Bất ngờ, tiếng gà vang lên: “Cục... cục tác...
cục ta” đã khiến anh nhớ lại những kỉ niệm của tuổi thơ. Hình ảnh về những ổ
rơm hồng đầy trứng, con gà mái mơ hay con gà mái vàng chắc hẳn đã quá quen
thuộc với bất cứ đứa trẻ sống ở thôn quê. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ
niệm về một lần xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi
cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, lo lắng và yêu thương của bà dành cho cháu.
Nhưng tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ,
mà còn là hình ảnh người bà. Xuân Quỳnh đã khắc họa một người bà tần tảo,
chịu khó và giàu đức hi sinh. Những câu thơ đọc lên mà thật xúc động nghẹn
ngào. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn gà đổ bệnh. Bởi vậy bà
mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để đàn gà có thể lớn lên
khỏe mạnh. Cuối năm bà sẽ bán đàn gà đi để mua cho cháu một bộ quần áo mới
để đón Tết. Với người cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những điều bình
dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Ở khổ thơ cuối, người cháu đã
khẳng định rõ ràng mục đích chiến đấu. Chúng ta thấy được tình yêu quê hương,
đất nước và hơn hết là tình yêu dành cho bà của người chiến sĩ. Tiếng gọi “Bà
ơi” vang lên thật trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có
thể đem lại cuộc sống hòa bình cho bà. Điều này gợi cho chúng ta những ấn
tượng thật tốt đẹp về hình ảnh người chiến sĩ. Có thể khẳng định rằng, với ngôn
ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, bài thơ Tiếng gà trưa đã giúp người đọc cảm
nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ.
Đoạn văn mẫu số 2
Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh đã gợi nhắc cho người đọc những kỉ
niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, cũng như tình cảm bà cháu đầy sâu sắc. Nhân vật trữ
tình trong bài là một người chiến sĩ đã xa nhà nhiều năm, trên đường hành quân
xa xôi, anh được dừng chân bên xóm nhỏ để nghỉ ngơi, nghe thấy tiếng gà trưa
mà nhớ về những kỉ niệm tuổi thơ. Người chiến sĩ đã nhớ về hình ảnh của
những ổ rơm hồng đầy trứng, hình ảnh của gà mái mơ, gà mái vàng với những
màu sắc rất riêng, độc đáo. Thú vị nhất có lẽ phải nhắc đến kỉ niệm về một lần
xem trộm gà đẻ trứng, bị bà mắng. Lời trách của bà giúp tôi cảm nhận rõ hơn về
sự quan tâm, lo lắng của bà dành cho cháu. Tiếng gà trưa không chỉ gợi lại cho
người chiến sĩ về kỉ niệm tuổi thơ, mà còn là hình ảnh người bà tần tảo, hy sinh.
Bà mang những phẩm chất đẹp đẽ của người Việt Nam. Hình ảnh đôi bàn tay
chai sần của bà hiện lên thật đẹp. Bà luôn lo lắng trời làm sương muối khiến đàn
gà đổ bệnh. Bởi vậy bà mong sao cho mưa thuận gió hòa, thời tiết thuận lợi để
đàn gà có thể lớn lên khỏe mạnh, cuối năm bà có thể bán chúng đi để mua cho
cháu một bộ quần áo mới để đón Tết. Tiếng gà trưa còn gợi cho cháu những
giấc mơ về hạnh phúc. Có lẽ, với cháu, hạnh phúc chẳng hiện hữu ngay ở những
điều bình dị, giản đơn nhất trong cuộc sống đời thường. Khi trưởng thành, cháu
tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Trước hết đó là vì lòng yêu đất nước - “vì
lòng yêu Tổ quốc”, sau đó là vì tình yêu quê hương - “yêu xóm làng thân thuộc”.
Và hơn hết đó còn là vì bà - “Bà ơi, cũng vì bà”. Tiếng gọi “Bà ơi” vang lên thật
trìu mến, yêu thương. Cháu chiến đấu cũng vì mong muốn có thể đem lại cuộc
sống hòa bình cho bà. Có thể khẳng định, “Tiếng gà trưa” với ngôn ngữ giản dị,
hình ảnh gần gũi đã giúp người đọc cảm nhận được tình bà cháu thật đẹp đẽ.
Qua đó, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp của người chiến sĩ trong chiến tranh.