Đoạn văn phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức

Đoạn văn phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Đoạn văn phân tích một hình ảnh độc đáo được tác gi
s dụng để làm ni bt nét riêng của sông Hương
Đoạn văn 1
Hoàng Ph Ngọc Tường một nhà văn phong cách độc đáo sở trường v th bút kí,
tu bút. Lời văn của Hoàng Ph Ngọc Tường được cu to bi h thng ngôn t ngh thut
sang trng, ám ảnh, đậm cht tr tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Sông Hương hiện ra qua
s kết hp nhiu góc nhìn khác nhau ca Hoàng Ph Ngọc Tường, t địa lý, lch sử, văn
hoá, ngh thuật… “hình như chỉ sông Hương thuc v mt thành ph duy nhất. Trước
khi v đến vùng châu th êm đềm, đã một bản trường ca ca rng già, rm r gia
những bóng y đi ngàn mãnh lit qua nhng ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng những lúc
sông Hương “trở nên dịu dàng và say đm gia nhng dm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ
quyên rừng”. Viết y bút, theo Nguyễn Tuân “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy
tùy theo cm hứng”. Đặc trưng y xác đáng vi nhng lời văn của Hoàng Ph Ngc
ng miêu t v sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bt ng,
khi ông so sánh “Sông Hương đã sống mt na cuộc đời mình như mt gái Di-gan
phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Hương là đứa con ca rng già vi mt tâm
hn t do và trong sáng, để ri rừng già đã chế ng sc mnh bản năng ở người con gái ca
mình để khi ra khi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang mt sắc đẹp du dàng và trí tu,
tr thành người m phù sa ca một vùng văn hoá x sở”. Hơn thế, sông Hương còn là dòng
sông lch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. đã là mt phần trong đời sng tâm linh ca
người Huế trm mc, sâu sc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Ph
Ngọc Tường đã gợi lên trong min tình cm ca bạn đọc nhiều băn khoăn v mt dòng
sông ng quá quen, hoá ra li nhiu n cần được khám phá thêm. như vậy,
chúng ta mi hiu sâu sc hơn về quê hương đất nước, t hào hơn về giang sơn cẩm tú Vit
Nam.
Đoạn văn 2
Trong văn bản, hình nh em ấn ng nht hình ảnh so sánh dòng sông như gái Di
gan phóng khoáng man dại. Đó là mt hình nh rt sáng to ấn tượng. Dòng sông
thượng nguồn, nơi nước chy mnh m, cun cuộn, đó khởi đầu ca mt dòng sông
Hương, nguồn gốc nơi dòng sông bắt đầu nên mang theo một chút đó hoang
như một con thú chưa được thun phc, hoàn toàn t nhiên và d dội. Nhưng qua lăng kính
đầy lãng mn ca tác gi, dòng sông ấy không nmt con thú hoang giống như
mt gái Di gan người luôn được miêu t là phóng khoáng, t do và man dại. Đúng
vậy, đó chính v đẹp khi ngun ca dòng sng, nơi sinh ra chưa b bi
bt c cái gì. Nó mang v đẹp ca núi rng, s man di, hoang dã của thiên nhiên, đó là v
đẹp ca to hóa, ca mt th vi nguyên bn cht và giá tr của nó. Nhưng s hoang dã ca
đã được nhân cách hóa lên, khiến tr nên đẹp đến l lùng. Đây có lẽ chính mt
thành công ln ca tác gi khi có th so sánh v đẹp ca t nhiên vi v đẹp của con người.
| 1/2

Preview text:

Đoạn văn phân tích một hình ảnh độc đáo được tác giả
sử dụng để làm nổi bật nét riêng của sông Hương Đoạn văn 1
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí,
tuỳ bút. Lời văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường được cấu tạo bởi hệ thống ngôn từ nghệ thuật
sang trọng, ám ảnh, đậm chất trữ tình của cái tôi uyên bác, tài hoa. Sông Hương hiện ra qua
sự kết hợp nhiều góc nhìn khác nhau của Hoàng Phủ Ngọc Tường, từ địa lý, lịch sử, văn
hoá, nghệ thuật… “hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước
khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa
những bóng cây đại ngàn mãnh liệt qua những ghềnh thác”. Nhưng rồi cũng có những lúc
sông Hương “trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ
quyên rừng”. Viết tùy bút, theo Nguyễn Tuân là “lối chơi độc tấu”, “mạch văn tràn chảy
tùy theo cảm hứng”. Đặc trưng này xác đáng với những lời văn của Hoàng Phủ Ngọc
Tường miêu tả về sông Hương. Nhà văn đã đưa người đọc đến những liên tưởng bất ngờ,
khi ông so sánh “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan
phóng khoáng và man dại”. Ông cho rằng sông Hương là đứa con của rừng già với một tâm
hồn tự do và trong sáng, để rồi rừng già đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của
mình để khi ra khỏi rừng, “sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ,
trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Hơn thế, sông Hương còn là dòng
sông lịch sử, văn hoá, thơ ca, nghệ thuật. Nó đã là một phần trong đời sống tâm linh của
người Huế trầm mặc, sâu sắc. Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã gợi lên trong miền tình cảm của bạn đọc nhiều băn khoăn về một dòng
sông ngỡ là quá quen, hoá ra lại có nhiều bí ẩn cần được khám phá thêm. Có như vậy,
chúng ta mới hiểu sâu sắc hơn về quê hương đất nước, tự hào hơn về giang sơn cẩm tú Việt Nam. Đoạn văn 2
Trong văn bản, hình ảnh em ấn tượng nhất là hình ảnh so sánh dòng sông như cô gái Di –
gan phóng khoáng và man dại. Đó là một hình ảnh rất sáng tạo và ấn tượng. Dòng sông ở
thượng nguồn, nơi nước chảy mạnh mẽ, cuồn cuộn, đó là khởi đầu của một dòng sông
Hương, là nguồn gốc nơi dòng sông bắt đầu nên nó mang theo một chút gì đó hoang dã
như một con thú chưa được thuần phục, hoàn toàn tự nhiên và dữ dội. Nhưng qua lăng kính
đầy lãng mạn của tác giả, dòng sông ấy không như một con thú hoang mà nó giống như
một cô gái Di – gan – người luôn được miêu tả là phóng khoáng, tự do và man dại. Đúng
vậy, đó chính là vẻ đẹp khởi nguyên của dòng sống, ở nơi nó sinh ra và chưa bị gò bó bởi
bất cứ cái gì. Nó mang vẻ đẹp của núi rừng, sự man dại, hoang dã của thiên nhiên, đó là vẻ
đẹp của tạo hóa, của một thứ với nguyên bản chất và giá trị của nó. Nhưng sự hoang dã của
nó đã được nhân cách hóa lên, khiến nó trở nên đẹp đến lạ lùng. Đây có lẽ chính là một
thành công lớn của tác giả khi có thể so sánh vẻ đẹp của tự nhiên với vẻ đẹp của con người.