Đọc hiểu: Hương làng - Băng Sơn | Ôn tập Ngữ Văn 12

"Hương làng" của Băng Sơn là tác phẩm thường xuất hiện dưới dạng Đọc hiểu trong các bài kiểm tra Văn 12 hoặc thi THPT Quốc gia môn Văn. Hy vọng tài liệu dưới đây giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Hương làng - Băng Sơn
Đọc đoạn trích sau và tr li các câu hi:
(1) Làng tôi mt làng nghèo nên chng nhà nào thừa đất để trng hoa ngm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó
là những mùi thơm mộc mc, chân cht.
(2) Chiu chiu hoa thiên c thong nh đâu đây, lc qua không khí ri bay nh
đến, ri thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm l lùng. Tháng tám,
tháng chín, hoa ngâu c nng nàn nhng viên trng cua to, n sau tng xanh
rm rạp. Tưởng như có thể s đưc, nắm được những làn hương ấy.
(3) Ngày mùa, mùi thơm t đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân
đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó hương cốm, hương lúa, hương rơm r,
c muốn căng lồng ngc ra hít th đến no nê, giống như hương thơm t ni
cơm gạo mi, m bc ra và gi c nhà ngi quanh mâm.
(4) Mùa xuân, ngt một cái chanh, bưởi, một xương sông, mt chiếc lt,
một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá,
đượm mùi thơm mãi không thôi.
(5) Nước hoa ư? Nước hoa ch là mt th hăng hắc gi to, làm sao bằng được mùi
rơm rạ trong nắng, mùi hoa ởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiu, mùi hoa
ởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ...
(6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
(Hương làng – Băng Sơn)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên ch yếu s dụng phương thức diễn đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu khái quát ni dung của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bn
trên?
Câu 3 (0,5 điểm): Ý nghĩa của câu "Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!"?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh ch đồng tình vi quan nim của Băng Sơn qua câu văn
sau không? sao? "Nước hoa ư? Nước hoa ch mt th hăng hc gi to, làm
sao bằng được i rơm rạ trong nắng, mùi hoa ởi trong sương, mùi hoa ngâu
trong chiu, mùi hoa sen trong gió."
Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)
Đáp án đọc hiểu văn bản: Hương làng - Băng Sơn
Câu 1 (0,5 điểm):
Đon trích ch yếu s dụng phương thức t s.
Câu 2 (1,0 điểm):
Ni dung chính của đoạn (2), (3), (4): Cm nhận mùi thơm đặc tng của làng
mình lan ta trong không gian.
Câu 3 (0,5 điểm):
Qua câu: "Hương làng ơi, c thơm mãi nhé!", tác giả mun bày t: Nim t hào
trước v đẹp quê hương; niềm khát khao gìn gi những nét đẹp văn hóa quê hương.
Câu 4 (1,0 điểm):
Hc sinh th tr li "có" hoặc "không". Nng tr li "có" s được điểm cao
hơn. Lí giải: Đó là những mùi thơm tự nhiên, du dàng, bn vng và thun túy ch
không gi tạo như mùi nước hoa.
----------------------------
| 1/2

Preview text:


Hương làng - Băng Sơn
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.
Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó
là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
(2) Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ
đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám,
tháng chín, hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh
rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
(3) Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân
đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ,
cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi
cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.
(4) Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt,
một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà... hai tay mình như cũng đã biến thành lá,
đượm mùi thơm mãi không thôi.
(5) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi
rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa
bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ...
(6) Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
(Hương làng – Băng Sơn)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng phương thức diễn đạt nào?
Câu 2 (1,0 điểm): Nêu khái quát nội dung của các đoạn (2), (3), (4) trong văn bản trên?
Câu 3 (0,5 điểm): Ý nghĩa của câu "Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!"?
Câu 4 (1,0 điểm): Anh chị có đồng tình với quan niệm của Băng Sơn qua câu văn
sau không? Vì sao? "Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm
sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu
trong chiều, mùi hoa sen trong gió."
Ân, NXB Hội nhà văn, năm 2016, trang 40-41)
Đáp án đọc hiểu văn bản: Hương làng - Băng Sơn Câu 1 (0,5 điểm):
Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức tự sự. Câu 2 (1,0 điểm):
Nội dung chính của đoạn (2), (3), (4): Cảm nhận mùi thơm đặc trưng của làng
mình lan tỏa trong không gian. Câu 3 (0,5 điểm):
Qua câu: "Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!", tác giả muốn bày tỏ: Niềm tự hào
trước vẻ đẹp quê hương; niềm khát khao gìn giữ những nét đẹp văn hóa quê hương. Câu 4 (1,0 điểm):
Học sinh có thể trả lời "có" hoặc "không". Nhưng trả lời "có" sẽ được điểm cao
hơn. Lí giải: Đó là những mùi thơm tự nhiên, dịu dàng, bền vững và thuần túy chứ
không giả tạo như mùi nước hoa. ----------------------------