Ghi chép luật hình sự 2222 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Ghi chép luật hình sự 2222 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Luật và đạo đức kinh doanh (MKT 20111)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 1. Khái niệm
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm hoặc đe doạ xâm phạm đến quan hệ sở hữu.
2. Dấu hiệu pháp lý chung
1.Khách thể của tội phạm: - Quan hệ sở hữu:
+ Quyền chiếm hữu tài sản
+ Quyền sử dụng tài sản
+ Quyền định đoạt tài sản - Quan hệ nhân thân:
- Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do thân thể...
- Đối tượng tác động: Tài sản + Vật + Tiền + Giấy tờ có giá + Các quyền tài sản
Trong một số trường hợp, đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu còn
là con người như ở tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản… 2. Mặt khách quan:
Hành vi khách quan của các tội xâm phạm sở hữu là hành vi gây thiệt hại hoặc đe doạ
gây thiệt hại cho quan hệ sở hữu.
Hình thức thể hiện của hành vi khách quan:
- Hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Hành vi chiếm giữ tài sản trái phép.
- Hành vi sử dụng tài sản trái phép.
- Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng, làm mất máy, làm lãng phí
Hậu quả tác hại chủ yếu là thiệt hại về tài sản sử dưới dạng vật chất bị mất, hư hỏng,
hủy hoại, sử dụng trái phép; ngoài ra còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, quyền tự do (không bắt buộc).
- Thời gian, địa điểm không phải là dấu hiệu bắt buộc 3. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý: Điều 133-143. (tội cướp tài sản, tội trộm cắp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản…)
- Lỗi vô ý: Điều 144,145. (tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài
sản của Nhà nước và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản).
- Động cơ phạm tội: Có thể là tư lợi hoặc không.
- Mục đích phạm tội: Là chiếm đoạt tài sản, một số tội phạm không có mục đích
chiếm đoạt tài sản như tội sử dụng trái phép tài sản, tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản...
ĐIỀU 168. TỘI CƯỚP TÀI SẢN (Đánh kĩ càng, đánh nạn nhân đến ngất đi) a. Khái niệm:
Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi
khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản thuộc sở hữu của họ hoặc do họ quản lý b. Dấu hiệu pháp lý
Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản (chính).
- Quan hệ nhân thân(tính mạng, sức khỏe…).
Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi dùng vũ lực.
- Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
- Hành vi khác. (Dùng thuốc mê, thuốc ngủ...)
Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc…
Dùng vũ lực ngay lập tức: -
Lời đe dọa (dọa giết, dọa gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe...). -
Cử chỉ, hành động (dí dao vào cổ, dí súng vào bụng...) N hanh chóng về mặt
thời gian (sẽ xảy ra ngay lập tức) và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa.
Mặt chủ quan của tội phạm
- Tội cướp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường, tức là người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định.
ĐIỀU 169. TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN
a. Khái niệm: (sau khi bắt cóc, có hành vi đòi tiền thì đã cấu thành)
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt giữ người làm con tin để đe dọa nhằm
buộc người khác giao tài sản theo yêu cầu của người phạm tội để đổi lấy sự an toàn của người bị bắt cóc. b. Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản. - Quan hệ nhân thân.
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi bắt cóc người khác làm con tin.
- Hành vi đe doạ người khác.
- Hành vi đòi tiền chuộc.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
ĐIỀU 170. TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN a. Khái niệm:
Là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng cách đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có
thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác.. b. Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản. - Quan hệ nhân thân.
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực.
- Thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác
- Tội cưỡng đoạt tài sản hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan kể trên.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
ĐIỀU 171. TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN (mang tính nhanh chóng)
a. Khái niệm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn công khai
nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người
có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu thoát.
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản.
- Quan hệ nhân thân (sức khỏe, tính mạng…)
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi công khai, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản (nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng
chiếm đoạt, nhanh chóng tẩu thoát).
- Tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện hành vi kể trên.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản
4. Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định
Hành vi chiếm đoạt có những dấu hiệu là: Có 2 dấu hiệu:
- Dấu hiệu công khai: hành vi chiếm đoạt được coi có tính chất công khai nếu hình thức
thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi này xảy ra và người
phạm tội hoàn toàn không có ý định che giấu hành vi đó.
- Dấu hiệu nhanh chóng: dấu hiệu phản ánh thủ đoạn thực hiện hành vi chiếm đoạt của
người cướp giật tài sản. Đó là thủ đoạn lợi dụng sơ hở của chủ tài sản để nhanh chóng
tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thông thường, hình
thức nhanh chóng chiếm đoạt có thể là giật lấy tài sản, nhanh chóng tẩu thoát và người
phạm tội không có ý thức đương đầu với sự phản kháng của chủ tài sản.
Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản a. Khái niệm:
Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là lợi dụng chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản
công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ. b. Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản.
2. Mặt khách quan của tội phạm
Lợi dụng sơ hở hoặc hoàn cảnh khách quan để để công khai chiếm đoạt tài sản.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích của người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên).
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản a. Khái niệm:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý. b. Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản.
2. Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lý (không có ý
định che giấu hành vi với người khác).
- Tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích chiếm đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản a. Khái niệm:
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản người khác bằng thủ đoạn gian dối.
b. Dấu hiệu pháp lý
1. Khách thể của tội phạm
- Quan hệ sở hữu tài sản.
2. Mặt khách quan của tội phạm
- Người phạm tội đưa ra thông tin không đúng sự thật để chiếm đoạt tài sản của người
khác mà ngay lúc đó người bị hại không biết được có hành vi gian dối.
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên
3. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích chiếm đoạt tài sản. 4. Chủ thể tội phạm
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên).
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản a. Khái niệm:
Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người
khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ
trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản mặc dù đủ khả năng mang trả lại hoặc sử
dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. b. Dấu hiệu pháp lý 1. Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản. 2. Mặt khách quan
- Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp;
- Sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản;
- Sử dụng tài sản bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên 3. Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp.
- Mục đích chiếm đoạt tài sản. 4. Chủ thể
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở
lên). Được chủ tài sản tín nhiệm giao cho một khối lượng tài sản nhất định
Điều 176. Tội chiếm giữ tài sản trái phép a. Khái niệm:
Tội chiếm giữ tài sản trái phép là hành vi cố tình không trả lại hoặc không giao
nộp tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được.
b. Dấu hiệu pháp lý Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản. …
Điều 177. Tội sử dụng trái phép tài sản a. Khái niệm:
Tội sử dụng trái phép tài sản là hành vi vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác. b. Dấu hiệu pháp lý 1. Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản 2. Mặt khách quan
- Hành vi phạm tội của tội này là hành vi sử dụng trái phép tài sản. Hành vi sử dụng là
khai thác giá trị sử dụng của tài sản nhưng không làm cho chủ tài sản mất hẳn tài sản.
- Tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên 3. Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp 4. Chủ thể
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên).
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản a. Khái niệm:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hòng tài sản là tội phạm xâm phạm tới quyền sở hữu
nhưng không xuất phát từ mục đích tư lợi. Chủ thể thực hiện hành vi làm cho tài sản bị
mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản. b. Dấu hiệu pháp lý Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản. Mặt khách quan
- Người phạm tội làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được
hoặc cố ý phá vỡ giá trị sử dụng của tài sản một cách trái phép.
- Tài sản bị hư hỏng có giá tri từ 2.000.000 đồng trở lên Mặt chủ quan
- Lỗi cố ý trực tiếp. Chủ thể
Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định
Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp a. Khái niệm:
Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp là hành vi thiếu trách nhiệm của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản
lý tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài
sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. b. Dấu hiệu pháp lý Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản. Mặt khách quan
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) những quy định về việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản.
- Hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ) những quy định về việc quản lý, sử dụng, bảo vệ tài sản.
- Hậu quả của tội phạm là gây thiệt hại tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên Mặt chủ quan
- Lỗi vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin. Chủ thể
- Chủ thể phải đủ tuổi theo luật định, đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự.
- Có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản
Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản a. Khái niệm:
Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản là hành vi vô ý gây thiệt hại cho tài sản
người khác có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. b. Dấu hiệu pháp lý Khách thể
- Quan hệ sở hữu tài sản. Mặt khách quan
Người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác do vi phạm những thể lệ, những
quy tắc sinh hoạt xã hội mà ai cũng biết.
Giá trị tài sản bị thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên Mặt chủ quan
- Lỗi vô ý do cẩu thả hoặc vô ý do quá tự tin. Chủ thể
- Chủ thể phải đủ tuổi theo luật định, đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự (từ đủ 16 tuổi trở lên).