-
Thông tin
-
Quiz
Ghi chú chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Khái lược về Triết học-Mang tính cổ xưa (TK 8 – TK 6 TCN)-Xuất xứ từ phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc cổ), phương Tây (Hy Lạp, La Mã cố đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Ghi chú chương 1 - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
1. Khái lược về Triết học-Mang tính cổ xưa (TK 8 – TK 6 TCN)-Xuất xứ từ phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc cổ), phương Tây (Hy Lạp, La Mã cố đại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01) 1.1 K tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:









Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
CHƯƠNG 1
I.Triết học và vấn đề cơ bản của Triết học
1. Khái lược về Triết học
-Mang tính cổ xưa (TK 8 – TK 6 TCN)
-Xuất xứ từ phương Đông (Ấn Độ, Trung Quốc cổ), phương Tây (Hy Lạp, La Mã cố đại)
-Ở TQ, “triết” đồng nhất với “trí” – nhận thức, hiểu biết sâu rộng
-Ở Ấn Độ, thuật ngữ Triết học có ngôn ngữ gốc là dar’sana
chiêm ngưỡng dựa trên nền tảng lý trí
-Ở Hy Lạp, triết học có ngôn ngữ gốc là Philosophia – yêu mến
sự thông thái, trở thành độc quyền của nhà thông thái
-Bắt đầu từ hàng ngàn năm trước trong lịch sử nhân loại, bắt
nguồn từ Hy Lạp cổ đại
-Ở phương Đông và Tây, đều cho rằng triết học là khoa học của
các ngành khoa học, triết học là ở dạng tinh thần, có chức năng nhìn nhận thế giới
-Khác biệt giữa Triết và các ngành khoa học khác, các ngành
khoa học cụ thể chỉ nghiên cứu từng bộ phận thế giới còn triết
học nghiên cứu thế giới với tư cách là chỉnh thể. Để từ đó rút ra
quy luật phát triển chung nhất cuả thế giới bao gồm tự nhiên, xã hội, tư duy.
-ĐNKQ: Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới về vị trí
vai trò của con người trong thế giới, chỉ ra đời khi có điều kiện nhất định
+Khi năng lực nhận thức con người đạt đến trình độ nhất định,
cho phép cong người khái quát được vấn đề chung nhất từ sự
vật hiện tượng mang tính riêng lẻ, rút ra hiểu biết chung
+Khi xh loài người đã phát triển đến trình độ nhất định, lao
động khối óc tách khỏi lao động chân tay, khi cộng đồng
nguyên thủy tan rã chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời, khi xã hội đã
có sự phân công lao động
Triết học thuộc phạm trù lịch sử, không phải tự nhiên. Từ thời
công xã nguyên thủy con người đã sống hàng nghìn năm không có triết học
-Mang tính giai cấp, phản ánh đấu tranh của các giai cấp trong xh
b.Nguyên nhân ra đời của Triết học:
Nguồn gốc nhận thức: ra đời khi năng lực nhận thức con người
đạt đến trình độ trừu tượng và khái quát, rút ra hiểu biết chung
từ các sự vật riêng lẻ, cụ thể
Nguồn gốc xã hội: ra đời khi lao động trí óc tách khỏi lao động
chân tay, khi cộng đồng nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời
c.Đối tượng của Triết qua các thời kì lịch sử
-Ở tư bản, theo lý thuyết 3 nền văn minh dựa trên ls vm nhân
loại của Elvin Toffer: Nông nghiệp, công nghiệp, hậu công nghiệp
-Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Karl Marx, mỗi thời kì
này trong ls có chuẩn mực riêng, hệ tư tưởng giai cấp giữ vai trò thống trị:
-Thời kì nguyên thủy (mông muội) -Cổ đại: thời nô lệ
TK 5 SCN trở về trước khoảng 1 ngàn năm: hệ tư tưởng chủ nô
giữ vai trò thống trị. Ở thời kì cổ đại, cả phương Đông, phương
Tây khoa học chưa phân ngành, đối tượng triết học, toán học,
thiên văn… là một. Ở Hy Lạp cổ đại, triết học là khoa học của mọi khoa học
-Trung đại/Trung cổ (Tây Âu) – Thời đại của nỗi đau lớn, đêm trường trung cổ
Ở Tây Âu, tín đồ là điểm xuất phát của mọi tư duy, thế giới quan
thần học bao trùm khoa học, Triết học và khoa học không thể
tìm cho mình một con đường riêng độc lập, bị chi phối bởi tôn
giáo và nhà thờ. Nền kinh tế Tây Âu phát triển mang tính tịnh
tiến và từ từ, không thể phát triển so với thời cổ đại mà còn thụt lùi
Triết học kinh viện: kinh viện (gốc La Mã) = school (trường học),
nhưng không có nghĩa như nhau. Ám chỉ người bó hẹp trong bức
tường trường học, không hiểu thực tiễn sống động ở bên ngoài.
Bàn toàn vấn đề viển vông, tách rời cuộc sống, tranh cãi vô bổ.
Nhưng kinh viện không hoàn toàn vô bổ, bắt đầu ở TK 12 được
giảng dạy ở góc độ khác là nghệ thuật lập luận hùng biện, đồng
thời phát triển làm công cụ chống đỡ cho niềm tin thần thánh.
TK 5 -> 15 SCN: hệ tư tưởng phong kiến giữ vai trò thống trị, tồn tại trên dưới 1000 năm
-Phục hưng & Trung đại (rõ nét là phương Tây): TK15-16 trên
dưới 100 năm, hệ tư tưởng phong kiến suy tàn, hệ tư tưởng tư
sản hình thành, chuyển tiếp từ phong kiến sang tư bản
-Cận đại: hệ tư tưởng xác lập vai trò thống trị đầu TK 17 - nửa
đầu TK 19, tư tưởng tư sản xác lập vai trò thống trị
-Hiện đại : giữa TK 19, học thuyết Mác ra đời, xuất hiện hệ tư tưởng vô sản
-1 phép cm bao gồm 3 bộ phận:
Luận đề: luận điểm cần cm, trl câu hỏi cm cgì
Luận cứ: vật liệu, lấy gì để cm
Luận chứng: là cách thức tổ chức 1 phép cm, trl câu hỏi cm ntn,
cách lập luận để ra kq, muốn khoa học thì tuân thủ 9 quy tắc
Luận đề nào mà ngta bảo vệ luận đề đó phải chân thực, luận đề
nào ta phản bác, luận đề đó phải giả dối. Trong khoa học không
bảo vệ cái giả dối, phê phán cái chân thực
Nếu vi phạm quy tắc cho luận đề thì mắc 2 lỗi:
+Vô tình k cố ý, lỗi logic: ngộ biện, ngộ nhận
+Cố tình có chủ ý, biết sai nhưng vẫn dùng lí lẽ : ngụy biện (2
kiểu: rèn luyện tư duy và phản khoa học)
-VD ngụy biện (trung cổ-Tây Âu, triết học kinh viện)
Đa bội hay bội đa đều là tổng số các đơn vị, mỗi sự vật là một
đơn vị -> vũ trụ đa dạng, đơn vị bằng tổng số của các điểm,
chia nhỏ một điểm (hạt bụi, kk) đến tận cùng còn hư vô, tổng
hư vô bằng điểm => vũ trụ không đa dạng
Tổng hư vô = điểm, tổng điểm = đơn vị, tổng đơn vị = bội đa=
đa dạng, tổng hư vô = bội đa= đa dạng-> vô lý nên vũ trụ k đa dạng
Cm mũi tên k đi tới đích được: trước khi tới điểm trên tường thì
phải qua các điểm trong kk, nghĩa là đã từng đứng im lại trong
các điểm trong kk dùng 1 phần tỉ giây, đứng im liên tục, tổng số
đứng yên bằng vận động -> không vận động, vô lí
=>Thuật ngụy biện trong triết học kinh viện có giá trị riêng (lời
thách thức, sự vật là thay đổi)
-Phục hưng: khôi phục và chấn hưng quá trình phát triển văn
hóa khoa học, hội họa phát triển ngay cả trường phái khỏa thân,
khát vọng tự do loài người, khoa học phân ngành, toán học, vật
lý v.v.. bắt đầu tách khỏi triết học thành môn học độc lập có đối tượng nghiên cứu riêng
TK 17: các ngành toán học, cơ học, thiên văn…, hoàn toàn tách
khỏi triết học, trở nên độc lập, thay đổi đối tượng. Triết học
nhường lại việc nghiên cứu vấn đề cụ thể cho các ngành khoa
học cụ thể mà chuyển về nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề
chung của thế giới, tự nhiên, xã hội, tư duy. Ở thời kì này còn
tồn tại quan điểm triết là khoa học của mọi ngành khoa học,
mang tính phổ quát và bao trùm.
Nửa đầu TK 19 khôi phục quan điểm triết học là khoa học của mọi khoa học
40s của TK19, Karl Marx chỉ ra triết học là khoa học độc lập có
đối tượng riêng của mình, đối tượng đó là quy luật vận động
phát triển chung nhất của thế giới, bao gồm tự nhiên, xã hội và tư duy.
d. Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới quan: toàn bộ quan
niệm của con ng về tgiới, cuộc sống và vị trí của con ng trong thế giới (ĐN)
-Cấu trúc của tgq gồm tri thức (hiểu biết con người về thế giới
xung quanh về tự nhiên, xã hội và chính con người, nhiều cấp
độ: kinh nghiệm, lý luận; thông thường hay khoa học) và niềm
tin, nhưng tri thức phải trở thành niềm tin thì mới gia nhập tgq.
VD: có kiến thức về giáo lý Phật giáo, đạo Thiên Chúa thì là tri
thức, nhưng nếu không tin vào thì chưa là tgq. Muốn đó là tgq
thì phải đặt niềm tin, để đó là quan điểm của mình về cuộc đời,
về bản thân, là thấu kính để ta nhận thức thế giới xung quanh
mình, đó mới là tgq của bản thân => Tri thức và niềm tin phải
hòa làm một thì đó mới là thế giới quan.
-Triết học là bộ phận của thế giới quan
-Tri thức chưa phải tgq, nhưng phải có niềm tin thì mới là tgq
-Xét theo quá trình phát triển, tgq bao gồm: tgq huyền thoại
(phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy), tgq
tôn giáo (quan niệm con người về thế giới xung quanh nhưng
chưa tôn giáo nào vạch ra được quy luật vận động phát triển
chung của thế giới nên chưa phải là trình độ tgq cao nhất), tgq
triết học (trình độ cao nhất của tgq, quan niệm thế giới được
trình bày dưới dạng nguyên lý, quy luật phạm trù sâu sắc)
-Trong Phật giáo: vô ngã (tôi không tồn tại), vô thường (vạn vật
nằm trong dòng vận chuyển vĩnh viễn và vô tận ; mọi vật tồn tại
bởi giả hợp của nhân và duyên), triết lý nhân quả
+Duyên: hoàn cảnh, điều kiện (duyên htại dùng đã được duy tâm hóa)
-Tgq là thấu kính, qua đó, con người nhìn nhận thế giới và tự xem xét bản thân mình
2. Vấn đề cơ bản của Triết học
a. Nội dung vấn đề cơ bản của Triết học
-Thế giới được phân làm 2 mặt là vật chất (tồn tại) và ý thức (tư
duy), (1) cái nào có trước, cái nào quyết định cái nào (tầm vi mô
và vĩ mô), (2) con người có khả năng nhìn nhận thế giới hay là
không, trả lời được 2 câu hỏi này là cơ sở đề giải quyết mọi vấn
đề còn lại trong triết học. Từ đó suy ra mqh của vật chất và ý
thức là vấn đề cơ bản của Triết học
+Khả tri: có thể nhận thức
+Bất khả tri: không thể nhận thức
-Dựa vào vật giải quyết vấn đề cơ bản của triết học (trl 2 câu
hỏi trên) để pb các trường phái triết học trong lịch sử
b. Các trường phái triết học trong lịch sử:
-Chủ nghĩa duy vật: vật chất có trước, là nguồn gốc ý thức và
quyết định ý thức, vật chất mang tính thứ nhất, ý thức mang
tính thứ hai. Gồm 3 hình thức:
Giống nhau là đều chung quan điểm cho rằng vật chất quyết
định ý thức, khác nhau ở cách trả lời câu hỏi về vật chất là gì (tính chất)
+Chủ nghĩa duy vật chất phác (thời cổ đại): các nhà triết học
nhìn chung đều cố gắng đi tìm vật thể ban đầu nhỏ nhất và
đồng nhất nó với toàn bộ vật chất, chưa dựa vào thành tựu khoa
học mà dựa vào sự quan sát trực tiếp bởi giác quan của các nhà
tư tưởng nên mang tính chất phác, ngây thơ. VD: đất-nước-lửa-
không khí (kim-mộc-thủy-hỏa-thổ)
+Chủ nghĩa duy vật siêu hình (TK 16-18): giải thích các sự vật
trên thế giới tồn tại trong sự cô lập, tách rời nhau và bất biến,
do ảnh hưởng vật lý và cơ học trong thời kì này nên ảnh hưởng
đến quan niệm vật chất. Tiếp tục đồng nhất vật chất với nguyên
tử ptử vật chất nhỏ nhất không thể phân chia, cứng nhắc, cô
lập, tách rời một cách tuyệt đối, bất biến, không sinh thành,
phát triển. Klg vật thể k tĩnh mà động (đã cm được ở TK 19),
siêu hình cho là klg tĩnh (sai).
+Chủ nghĩa duy vật biện chứng (gắn liền với Karl Marx, Engel,
giữa TK19): vạn vật trên thế giới tác động qua lại lẫn nhau,
không ngừng vận động phát triển, mềm dẻo
-Chủ nghĩa duy tâm: ý thức có trước, quyết định vật chất, ý thức
mang tính thứ nhất, vật chất mang tính thứ hai. Phân thành 2 trường phái:
Giống: đều khẳng định ý thức có trc và quyết định vật chất
+Duy tâm khách quan: VD như Thượng đế tạo ra muôn loài ->
thực thể tinh thần bên ngoài vũ trụ quyết định thế giới, gọi bằng
nhiều mỹ từ khác nhau. Do yếu tố bên ngoài tác động
+Duy tâm chủ quan (không phải mê tín dị đoan): Tri thức của
loài người quyết định tất cả, thuộc tính sự vật tồn tại trong cảm
nhận của con người, tôi nghĩ ntn thì sự vật là ntđó, thiện-ác,
đẹp-xấu là do trí tuệ tạo ra
-Trường phái nhị nguyên: thừa nhận 2 bản nguyên ý thức vật
chất cùng song song tồn tại
-Thuyết bất khả tri: khả tri - có thể nhận thức, con người có thể
nhận thức thế giới, ngược lại, bất khả tri là con người không thể nhận thức thế giới
-Platon: “Quá trình nhận thức của loài người chỉ là hồi tưởng của
những linh hồn bất tử đã bị lãng quên”, tri thức của ta tồn tại
bẩm sinh trong đầu chúng ta
3. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
a. Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức về đối tượng
1> Trong sự liên hệ tác động qua lại với các sự vật hiện tượng khác
2> Trong sự hình thành, biến đổi và phát triển
-Hai chức năng quan trọng của triết học là phương pháp luận và thế giới quan
Cách thức con người nhận thức hay cải tạo thế giới: phương pháp
Để hiểu vấn đề thì tiến hành phân tích vấn đề và tổng hợp
phương pháp ở đây là phân tích và tổng hợp
Lí luận về xây dựng, lựa chọn, sử dụng phương pháp: phương pháp luận
Nhận thức sự việc trong sự liên hệ thay đổi, không thể thấy sự
vật trong trạng thái cô lập, mà thấy sự vật trong sự liên hệ,
không thể thấy sự vật trong sự bất biến mà còn trong sự sinh
thành, biến đổi và phát triển. Là phương pháp nhận thức sự vật
trong trạng thái động – trạng thái vốn có của nó, vừa là nó, vừa
không phải là nó; đặt trong trạng thái biển đổi để nhận thức sự việc, là pp đúng đắn
Để nhận thức 1 người thì phải đặt người đó vào mối quan hệ
chồng chéo, đan xen, hiểu người đó trong cả quá khứ và hiện
tại, phán đoán trong tương lai
Là phương pháp quan trọng, được Engel khen ngợi
b. Phương pháp siêu hình là phương pháp nhận thức về đối tượng
1> Trong sự cô lập, tách rời các sự vật hiện tượng khác một cách tuyệt đối
2> Trong sự bất biến, không sinh thành, không biến đổi và phát triển
Là pp sai lầm, nó chỉ thấy sự vật trong trạng thái cô lập, bất
biến mà không phải trạng thái liên hệ, sinh thành, biến đổi và phát triển
Sự vật là thay đổi, từng giây và từng phút là điều không thể phủ
nhận, gọi là biện chứng của sự vật
Phương pháp hình thức là pp nhận thức sự vật ở trạng thái tĩnh
tuyệt đối, là pp quan trọng, nhờ vậy mối duy trì được pháp luật
Heraclit: “Không ai tắm ai lần trên cùng một dòng sông”
Sự vật thay đổi, nhưng được cố định ở một số phẩm chất xác định
Trong cuộc sống, phải biết trắng đen (pp hình thức), cũng phải
biết mềm dẻo (pp biện chứng), cứng nhắc quá thì thành pp siêu hình
III. Triết học Marx-Lenin và vai trò của nó trong đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Marx-Lenin
a. Những điều kiện, tiền đề ra đời của triết học Marx
a1. Điều kiện kinh tế - xã hội
*Sự phát triển của phương thức sản xuất TBCN ở Tây Âu giữa TK XIX
-Phương thức sản xuất phát triển về cả bề sâu và chiều
rộng, hậu quả là lực lượng sản xuất có trình độ văn hóa
cao mâu thuẫn với nền sản xuất TBCN, mâu thuẫn này
biểu hiện thành mâu thuẫn của 2 giai cấp tư sản và vô sản
-Vào thời kì này thì giai cấp vô sản hiện đại đã trưởng
thành, bước lên vũ đài đấu tranh làm lực lượng chính trị
mang tính độc lập (1831 Pháp; 1844 Đức; 1838-1848
phong trào Hiến chương ở Anh)
-Giai cấp vô sản chưa được trang bị, soi sáng bởi lí luận
mang tính khoa học, chưa được lãnh đạo của đội ngũ
tiên phong của nó – Đảng Cộng sản
-Học thuyết Marx ra đời với vai trò là vũ khí lí luận của
giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh giải phóng mình
*Sự trưởng thành của giai cấp vô sản hiện đại
a2. Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên Nguồn gốc lý luận
*Triết học cổ điển Đức (đặc biệt là Hegel và Feuerbach)
*Kinh tế chính trị cổ điển Anh (với 2 đại biểu tiêu biểu: Adam Smith, David Ricardo)
*CNXH không tưởng đầu TK XIX (với 3 đại biểu xuất sắc:
Henri de Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen)
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt học thuyết của Marx là phép biện chứng duy vật Hegel: duy tâm khách quan
Feuerbach: siêu hình duy vật
*Tiền đề khoa học tự nhiên
-Quy luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng (Joule –
Lomonosov): vật chất không tự nhiên sinh ra và mất đi, mà
chuyển từ dạng này sang dạng khác
-Học thuyết tế bào (Robert Hooke): tính thống nhất của cơ thể
sống, của vật chất thế giới, từ đơn giản tới phức tạp nhất, đều
được cấu tạo từ đơn vị cơ bản nhất là tế bào
-Thuyết tiến hóa (Charles Darwin):
=> Ba cơ sở khoa học để hoàn thiện tư duy biện chứng, chứng
minh tính đúng đắn, nguyên lí của phép biện chứng duy vật,
vạn vật trong vũ trụ không cô lập, tách rời nhau mà tác động
lẫn nhau không ngừng vận động và phát triển
b. Các giai đoạn hình thành và phát triển của Triết học Mác- Lênin
1. Giai đoạn C.Mác & Ph.Ăngghen 2. Giai đoạn V.Lênin 3. 1924-nay
c. Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do
C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác-Lênin
a. Khái niệm và đối tượng của triết học Mác-Lênin
b. Chức năng và vai trò của triết học Mác-Lênin