-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Gía trị lịch sử- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Văn Miếu- Quốc Tử Giám thể hiện khát vọng tự chủ của dân tộc, vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thể chế chính trị của nhà nước phong kiến. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam(CSVHVN)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 48234554 Giá trị lịch sử:
Văn Miếu- Quốc Tử Giám thể hiện khát vọng tự chủ của dân tộc, vai trò
vô cùng quan trọng trong việc xây dựng thể chế chính trị của nhà nước
phong kiến. Bởi lẽ sau một ngàn năm đô hộ và cuộc thiên đô vĩ đại của
nhà Lý, ý thức về quyền tự chủ và củng cố độc lập đã có sức sống mãnh
liệt hơn bao giờ hết. Từ đây, Văn Miếu không chỉ là nơi tôn vinh những
nhà hiền triết, trường học cho quý tộc mà đã phát triển trở thành nơi bồi
dưỡng nhân tài, đề cao tinh thần nhân nghĩa, hướng đến sự nghiệp tự cường của dân tộc.
Nằm giữa lòng thủ đô, Văn Miếu- Quốc Tử Giám còn di sản văn hóa đặc
biệt quan trọng, là biểu tượng của vùng đất ngàn năm tuổi. Hình ảnh Văn
Miếu ngày nay là chứng cho sự phát triển của giáo dục Việt từ những
buổi đầu thành lập, phát triển rực rỡ cho đến khi chế độ quân chủ suy tàn.
Dường như cảnh sắc in dấu rêu phong, nhuốm màu thời gian ấy có biết
bao câu chuyện gửi tới hậu thế sau này. Từng hiện vật quý báu của cha
ông, từng hoành phi câu đối vẫn vẹn nguyên tại nơi đây. Giá trị văn hóa
Trải qua gần 10 thế kỉ thăng trầm, sau bao cuộc bể dâu, mặc dù chẳng thể
vẹn nguyên như thuở ban đầu nhưng không vì thế mà hình ảnh của Văn
Miếu- Quốc Tử Giám bị mai một. Đây vẫn là nơi lưu giữ trong mình tinh
thần nhân văn, tinh thần học thuật và truyền thống hiếu học. Ngày
nay, ,Văn miếu- Quốc Tử Giám không đơn thuần là ngôi trường đại học
đầu tiên gắn liền với tư tưởng Nho Giáo, mà là biểu tượng muôn đời của
văn hóa, trí tuệ Việt. Nhắc đến Văn Miếu, đó là nhắc đến nền văn hiến
lâu đời qua hàng thế kỉ, là nơi hội tụ những giá trị truyền thống của dân
tộc. Và đó cũng chính là cầu nối vượt thời gian để những tinh hoa chân-
thiện - mỹ cha ông đến với thế hệ mai sau.
Có tuổi đời hơn 300 năm lịch sử, bia tiến sĩ Văn Miếu là một bức tranh
sinh động phản ánh tư tưởng dụng trọng nhân tài dưới triều Lê- Mạc “coi
‘hiền tài là nguyên khí quốc gia”.Ngay tấm bia đầu tiên khoa thi năm
1442 đã nêu lên vai trò và vị trí của kẻ sĩ: “Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém
thì thế nước yếu và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai
không chăm lo gây dựng nhân tài”. Mỗi 1 tấm bia trong Văn Miếu -
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com) lOMoAR cPSD| 48234554
Quốc Tử Giám, ngoài ý nghĩa tường minh, còn mang nhiều hàm ý khác
nhau. Bia năm 1565 có viết: “Dựng bia vừa để công danh còn mãi đến
muôn đời, vừa để sự nghiệp soi sáng cho ngàn thuở”. Các bia đó còn
khẳng định vai trò và giá trị các nhân tài, cổ vũ khuyến học, răn dạy kẻ sĩ
về đạo lý, về trách nhiệm đồng thời thể hiện quan điểm, thái độ của quân,
thần,… mà người đời sau nên học hỏi.
Bên cạnh đó, khi làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận 82 văn bia Đề
danh Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám đều nhấn mạnh điểm độc đáo
của bia tiến sĩ Việt Nam là có bài văn (thể ký), còn ở Trung Quốc, bia tiến
sĩ không có bài văn, mà chỉ có họ tên người đỗ.
Với giá trị đặc biệt, ngày 09-03-2010, bia Văn Miếu được công nhận là di
sản tư liệu thế giới. Đây là di sản tư liệu thứ hai của Việt Nam sau Mộc
bản triều Nguyễn được đưa vào danh mục Di sản tư liệu thuộc chương
trình Ký ức thế giới của UNESCO.
Trong buổi lễ đón nhận Văn Miếu – Quốc Tử Giám là di sản tư liệu thế
giới, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá: Bia tiến
sĩ bằng đá đặt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một tài sản văn hóa vô
giá của dân tộc Việt Nam, một biểu tượng tôn vinh đạo hiếu học, truyền
thống đào tạo nhân tài bổ sung nguyên khí cho đất nước của nhân dân
ta… Bởi vậy, việc bia đá được công nhận là di sản tư liệu thế giới là niềm
tự hào, tự tôn của hào khí dân tộc.
Văn Miếu là niềm tự hào của người dân đất Việt là nơi giáo dục truyền
thống hệ trẻ về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc. Đây
còn là nơi hội tất cả những giá trị văn hóa của người Việt để rồi từ đó lan
tỏa đến cho tương lai và mai sau. giá trị tinh thần ấy không chỉ chạm tới
tâm hồn của chính người Việt mà còn lay động trái tim du khách và bạn
bè quốc tế năm châu. Vì vậy, hình ảnh Văn Miếu cần được bảo tồn, quảng
bá rộng rãi để điểm hẹn văn hóa này ngày càng đẹp hơn trong mắt mọi người.
Ngày nay,ngôi trường đại học đầu tiên của Việt Nam đã in sâu vào trong
tâm khảm tâm khảm của con đất Việt như một biểu trưng đậm văn hóa.
Hình ảnh ông đồ mặc áo the đội khăn xếp đã trở thành một nét văn hóa
đẹp của người Việt mỗi độ xuân về. Không chỉ vậy, Văn Miếu còn được
tôn thêm bởi màu sắc tín ngưỡng, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các
sĩ tử trước những kì thi quan trọng. Giá trị tinh thần cao quý đến nỗi
chúng ta coi đó như một huyền thoại để tôn thờ, là di sản bất diệt của
ngàn năm văn hiến. Quả là hai yếu tố văn hóa và tín ngưỡng đã tích hợp,
chìm vào trong nhau và lung linh tỏa sáng trong tâm hồn mỗi người Việt
Nam, mãi mãi trường tồn cùng lịch sử.
Downloaded by nguyen quang anh (quanganhpro9495@gmail.com)