Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều | Văn mẫu lớp 9
Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh bức tranh xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về những giá trị hiện thực, nhân đạo và phong cách nghệ thuật trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
I. Đôi nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều
1. Tác giả Nguyễn Du
- Nguyễn Du (1765 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Quê gốc làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhưng sinh và trải qua thời
niên thiếu ở Thăng Long.
- Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
- Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm nhiều tác phẩm có giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm.
- Một số tác phẩm như:
• Tác phẩm bằng chữ Hán (3 tập thơ, gồm 243 bài): Thanh Hiên thi tập,
Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
• Tác phẩm chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều)...
2. Tác phẩm Truyện Kiều a. Hoàn cảnh sáng tác
- Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19 (khoảng 1805 - 1809).
- Nguyễn Du sáng tác “Truyện Kiều” dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Trung Quốc.
- Tuy nhiên, phần sáng tạo của Nguyễn Du là vô cùng lớn, mang đến sự thành công và
sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Thể loại: Truyện thơ Nôm, 3254 câu thơ lục bát. b. Bố cục Gồm 3 phần: 1
• Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
• Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc
• Phần thứ ba: Đoàn tụ
II. Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều
1. Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo
và coi trọng đồng tiền. Đặc biệt tác phẩm còn khắc họa số phận của người phụ nữ
trong xã hội phong kiến - dù có tài năng nhưng không được làm chủ cuộc đời của
mình, phải chịu nhiều cay đắng, khổ cực. - Giá trị nhân đạo:
• Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
• Tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của
con người: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc…
• Bài ca về tình yêu tự do, thủy chung cũng như ước mơ về một xã hội công bằng.
2. Giá trị nghệ thuật - Về ngôn ngữ:
• Đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát.
• Sử dụng nhiều điển tích điển cố.
• Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại giúp bộc lộ tính cách, tâm trạng nhân vật.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.
- Nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí
con người: tả cảnh ngụ tình, tượng trưng ước lệ….
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật - Mẫu 1
Truyện Kiều là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển
trong Văn học Việt Nam. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, theo thể lục bát, gồm
3254 câu. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được Nguyễn Du thể hiện một
cách nhẹ nhàng mà vẫn sâu sắc vô cùng. 2
Giá trị nội dung của truyện được thể hiện qua giá trị hiện thực và nhân đạo. Giá trị
hiện thực của tác phẩm là phản ánh hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo
của giai cấp thống trị. Sức mạnh của đồng tiền và số phận những con người bị áp bức,
nạn nhân của đồng tiền, đặc biệt là người phụ nữ. Phơi bày hiện thực xã hội phong
kiến bất công, phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ
nữ.Gia đình nhà Vương Ông đang sống bình yên, chỉ vì một lời không đâu vào đâu
của thằng bán tơ “vu oan giá hoạ”, thế là cuộc sống yên lành bị phá vỡ, tai hoạ ở đâu
ập xuống nhà Kiều. Để từ đó, khiến cho cuộc đời Kiều phải rẽ hướng, hướng đi mới
của số phận Kiều nghiệt ngã, đau đớn, tủi hổ vô cùng.
Bên cạnh đó Truyện Kiều còn lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên
quyền sống của con người, đề cao tự do và công lí. Thuý Kiều điển hình cho người
phụ nữ trong xã hội xưa, mười lăm năm lưu lạc của nàng là một chuỗi bi kịch. Dường
như bao nhiêu nỗi cực khổ của người đàn bà thời trước đều ập xuống vai nàng. Từ
một cô tiểu thư khuê các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán, rồi Kiều
bị lừa gạt bị rơi vào lầu xanh tới hai lần, đem thân đi làm lẽ, làm đứa ở, rồi bị đánh
đòn, lăng nhục trở thành tội phạm ở công đường, bị sỉ nhục, đày đọa khiến cuối cùng
phải tự vẫn. Cuộc đời Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong
kiến bất nhân .Gia đình nhà Vương ông đang sống yên bình nhưng vì thằng bán tơ
tham tiền đã buông lời “vu oan giá hoạ” thế là cả gia đình gặp biến cố lớn, cha và em
trai Thuý Kiều vào ngục. Bọn quan sai cũng nhờ cái cớ đó mà tiến vào nhà Kiều cướp
phá, đánh đập. Để cứu được cha và em, bọn quan lại yêu cầu ba trăm lạng bạc, Thuý
Kiều phải bán thân từ bỏ mối nhân duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn chữ hiếu.
Sau đó, Kiều bị bán vào lầu xanh nơi có Tú bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh đều là
những người chạy theo đồng tiền, chà đạp lên thân phận người khác nhằm chuộc lợi.
Không chỉ Kiều mà biết bao người con gái khác cũng bị chôn vùi tuổi thanh xuân nơi
lầu xanh nhơ nhớp ấy. Ngoài ra, giá trị hiện thực của tác phẩm còn thể hiện ở việc
Nguyễn Du tố cáo sự thối nát, mục ruỗng của chính quyền phong kiến, đại diện trong
tác phẩm này là Hồ Tôn Hiến và bè lũ sai nha của hắn, chúng lộng quyền, tham lam
hơn nữa còn trắc dâm ô tàn bạo. 3
Đồng tiền khi rơi vào tay kẻ xấu chính là công cụ gây ra tội ác cho “kẻ yếu” hơn. Và
Truyện Kiều chính là một bản tự sự đầy nước mắt về cuộc đời người con gái tài sắc
Thuý Kiều đang bị chính sức mạnh và sự bất nhân của đồng tiền gây ra.
Nhưng điều khiến tác phẩm này trở thành linh hồn chính là giá trị nhân đạo mà
Nguyễn Du truyền tới người thưởng thức.Thông qua nhân vật chính của tác phẩm là
Thuý Kiều, Nguyễn Du muốn thể hiện niềm đồng cảm sâu sắc của ông với những số
phận bất hạnh nhất là người phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, trọng nam khinh nữ,
thân phận người phụ nữ như chỉ mua vui, họ bèo bọt, rẻ rúng. Tuổi xuân của họ của
người phụ nữ xinh đẹp như Kiều đáng phải được nâng niu, trân trọng thì nay lại bị
những kẻ cậy quyền, tham lam lợi dụng, lừa lọc để làm công cụ kiếm tiền nơi lầu
xanh.Nguyễn Du cũng là người “yêu” vẻ đẹp con người. Ông đã tạo dựng thành công
hình ảnh chàng Kim Trọng hết mực chung tình với Thuý Kiều, chàng Từ Hải người
anh hùng giỏi giang, đầu đội trời, chân đạp đất. Đặc biệt là người con gái thuỳ mị xinh
đẹp Thuý Kiều sẵn sàng hi sinh bản thân để giữ trọn nghĩa hiếu. Và qua tác phẩm ta
cũng thấy được niềm tin ở hạnh phúc của con người, người tốt thiện lương sẽ luôn
được hưởng hạnh phúc còn kẻ ác, tham lam sẽ bị trừng trị thích đáng. Giá trị nhân đạo
được thể hiện trước hết là sự trân trọng đề cao con người từ ngoại hình, phẩm chất, tài
năng khát vọng đến ước mơ và tình yêu chân chính. Mặt khác Truyện Kiều còn thể
hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người đặc biệt là người
phụ nữ. Nguyễn Du như khóc cùng tiếng đàn và cuộc đời của Thuý Kiều, ông cũng
bày tỏ thái độ trân trọng Kiều cho dù có lúc nàng đã là hạng người dưới đáy của xã hội.
"Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp
phẩm chất của con người. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ
của mình về một tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm
hôn nhân phong kiến còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim Trọng, Thúy Kiều được
xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc. Viết “Truyện
Kiều”, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất
công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người
anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy. Từ Hải là khát 4
vọng của công lí, là biểu tượng cho tự do dân chủ. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du
còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh, lòng
hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện
thân cho những vẻ đẹp đó.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật- Mẫu 2
Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) được Nguyễn Du sáng tác vào đầu thế kỉ 19).
Đây được coi là một trong những kiệt tác của nền văn học Việt Nam trung đại. Tác
phẩm đã để lại nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Truyện Kiều kể về cuộc đời của Thúy Kiều - một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn nhưng cuộc
đời nhiều bất hạnh. Trong một lần du xuân, Kiều vô tình gặp gỡ Kim Trọng và có một
mối tình đẹp đẽ bên chàng Kim. Hai người chủ động gặp gỡ và đính ước với nhau.
Gia đình Kiều bị nghi oan, cha bị bắt, Kiều quyết định bán mình để chuộc cha. Trước
khi bán mình, Kiều trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Thúy Kiều bị bọn buôn người
là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh cứu
vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen tuông,
đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Ở đây, Kiều gặp được Từ Hải -
một “anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất”. Từ Hải lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo
oán. Do mắc lừa tổng đốc Hồ Tôn Hiến, Kiều vô tình đẩy Từ Hải vào chỗ chết. Đau
đớn, nàng trẫm mình xuống sông thì được sư Giác Duyên cứu. Lại nói Kim Trọng khi
từ Liêu Dương chịu tang chú xong quay về, biết Thúy Kiều gặp phải biến cố thì đau
lòng. Chàng kết hôn cùng Thúy Vân nhưng vẫn ngày nhớ đêm mong gặp lại Kiều.
Chàng liền quyết tâm đi tìm nàng, gia đình đoàn tụ. Túy Kiều nối lại duyên với Kim
Trọng nhưng cả hai đã nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”.
Giá trị nội dung của Truyện Kiều thể hiện ở giá trị hiện thực và nhân đạo. Trước hết,
về giá trị nhân đạo, tác phẩm đã khắc họa bức tranh hiện thực về một xã hội bất công,
tàn bạo và coi trọng đồng tiền. Đồng thời, Nguyễn Du còn cho thấy một xã hội phong
kiến bất công đã chà đạp con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống của gia đình
Thúy Kiều đang bình yên. Nhưng chỉ vì một lời không đâu vào đâu của thằng bán tơ
“vu oan giá hoạ”, cha Kiều bị bắt. Cuộc đời Kiều phải rẽ sang hướng khác. Nàng phải
từ bỏ duyên đẹp đẽ với Kim Trọng, bán mình chuộc cha. Thúy Kiều còn bị bọn buôn
người là Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa bán vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh 5
cứu vớt khỏi cuộc đời kỹ nữ. Những rồi Kiều lại bị Hoạn Thư - vợ Thúc Sinh ghen
tuông, đày đọa. Nàng một lần nữa bị rơi vào chốn thanh lâu. Từ một cô tiểu thư khuê
các, Kiểu trở thành hàng hoá để cho người ta mua bán. Nàng còn trở thành vợ lẽ, bị
người ta lăng nhục, đày đọa và cuối cùng phải tự vẫn.
Truyện Kiều đã bộc lộ sự trân trọng con người. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật
Thúy Kiều từ những vẻ đẹp từ ngoại hình, phẩm chất, tài năng khát vọng đến ước mơ
và tình yêu chân chính. Tác phẩm còn thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước những
đau khổ của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuối cùng, truyện là tiếng nói đề cao
tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người. Mối tình
Kim Trọng và Thúy Kiều đã đi vào lòng người đọc. Sự thủy chung, si tình của Kim
Trọng khiến ta không khỏi ngưỡng mộ. Ngoài ra, với Truyện Kiều, tác giả còn thể
hiện khát vọng công lí tự do với hình tượng nhân vật Từ Hải, người anh hùng dám
chống lại xã hội phong kiến tàn bạo.
Tiếp đến là giá trị nghệ thuật mà đầu tiên phải kể đến về mặt ngôn ngữ. “Truyện
Kiều” được đánh giá là đạt đến trình độ mẫu mực về ngôn ngữ. Nguyễn Du đã kết hợp
một cách nhuần nhuyễn giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Nhiều điển tích,
điển cố được sử dụng để miêu tả tâm trạng, phẩm chất (“sông Tương”, “sân Lai”,
“gốc tử”, “nàng Ban”, hay “ả Tạ”…). Cách dùng từ tinh tế là một trong những biệt tài
của Nguyễn Du khi miêu tả nhân vật và cảnh vật. Ví dụ như khi miêu tả nhân vật Tú
Bà, tác giả đã sử dụng từ láy “nhờn nhợt” (Thoắt trông nhờn nhợt màu da). Hay động
từ “lẻn” (Mặt mo đã thấy Sở Khanh lẻn vào) để làm nổi bật sự xảo quyệt của Sở Khanh…
Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du cũng để lại những ấn tượng sâu sắc.
Nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng được sử dụng. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất
trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
“Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn. 6
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Nguyễn Du cũng rất thành công khi xây dựng tâm trạng nhân vật với bút pháp tả cảnh
ngụ tình. Tám câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một ví dụ điển hình:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác, biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Ngoài ra, việc sử dụng thể bát cũng đã mang lại những thành công to lớn cho việc
chuyển tải nội dung tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đây là thể thơ vốn có
rất nhiều yếu tố tạo hình và rất giàu tính nhạc, nhất là ở những đoạn khắc họa chân dung nhân vật.
Qua phân tích trên, có thể khẳng định, Truyện Kiều của Nguyễn Du chứa đựng nhiều
giá trị về nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm chính là di sản quý giá của nền văn chương nước nhà.
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật - Mẫu 3
Phạm Quỳnh đã từng khẳng định: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước
ta còn". Từ trước đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du được đánh giá là kiệt tác văn
chương của dân tộc. Thật vậy, để làm nên giá trị đó là những đóng góp, sáng tạo mới
mẻ của Nguyễn Du về cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
Trước tiên, dù sáng tác dựa trên cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc
Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân) song Nguyễn Du đã sáng tạo nên một tác
phẩm mới với những sáng tạo về giá trị nội dung. Truyện Kiều mang giá trị hiện thực
phản ánh bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam bất công, tàn bạo và xã hội kim tiền 7
chà đạp lên quyền sống con người, đặc biệt là người phụ nữ. Đó là lời tố cáo các thế
lực đen tối như sai nha, quan xử kiện, ... ích kỉ, tham lam, coi rẻ sinh mạng, phẩm giá
con người. Tác phẩm còn cho thấy những tác động tiêu cực của đồng tiền: đó là những
lời ngon ngọt "Có ba trăm lạng việc này mới xuôi", là những lần lừa gạt Thúy Kiều
vào lầu xanh của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,... Tất cả chung quy lại
cũng vì đồng tiền làm tha hóa nhân cách của con người.
Không chỉ dừng lại ở giá trị hiện thực rộng lớn, tác phẩm còn mang những giá trị nhân
đạo vô cùng sâu sắc. Truyện Kiều là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa chà
đạp con người như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Bạc Bà, Bạc Hạnh,... Tác phẩm còn thể
hiện tiếng nói thương cảm, xót xa của Nguyễn Du trước số phận bi kịch của con người:
"Tiếc thay một đóa trà mi/ Con ong đã tỏ đường đi lối về", để rồi sau này ông thốt lên:
Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". Thúy Kiều là người
con gái tài sắc nhưng số phận lại vô cùng éo le, lấy chữ hiếu làm đầu để rồi sau bao
nhiêu trắc trở, nàng lại cô đơn vò võ một mình. Càng xót xa bao nhiêu, nhà thơ lại
càng khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con
người: khát vọng về quyền sống, quyền tự do, công lý, khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
Mối tình Kim Kiều vượt lên trên lễ giáo phong kiến cùng thái độ chủ động của người
con gái khi yêu: "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" thể hiện khát vọng tình
yêu của con người cùng hình ảnh người anh hùng Từ Hải ẩn chứa ước mơ của tác giả
về một xã hội công bằng,... Bởi những giá trị hiện thực và nhân đạo cao cả đó, Mộng
Liên Đường chủ nhân đã từng ca ngợi Nguyễn Du là người "có con mắt nhìn xuyên
sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời".
Không chỉ có những đặc sắc về nội dung mà Truyện Kiều còn mang những nét sáng
tạo vô cùng độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm là sự kết tinh các thành tựu nghệ thuật
văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại. Về thể loại, tác phẩm được
viết dưới hình thức một truyện thơ Nôm với thể thơ lục bát truyền thống quen thuộc.
Về ngôn ngữ, tác phẩm được viết bằng chữ Nôm có vận dụng kết hợp linh hoạt với
các ca dao, thành ngữ quen thuộc. Nghệ thuật trong Truyện Kiều đã có bước phát triển
vượt bậc: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách, miêu tả tâm lí nhân vật.
Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhà thơ có sự kết hợp giữa ngôn ngữ độc thoại 8
để miêu tả nội tâm và ngôn ngữ đối thoại để thể hiện tính cách, hoàn cảnh nhân vật.
Với các nhân vật chính diện, Nguyễn Du sử dụng ngòi bút ước lệ, ẩn dụ tượng trưng
quen thuộc trong thơ trung đại; với các nhân vật phản diện, nhà thơ thường sử dụng
ngôn từ bình dân tả thực. Bên cạnh đó, ông còn có những đặc sắc nghệ thuật khi tả
cảnh với bút pháp tả cảnh ngụ tình sinh động, giúp nhân vật thể hiện cảm xúc, tâm
trạng của mình một cách gián tiếp. Tất cả đã làm nên một "Truyện Kiều" với những
sáng tạo mới mẻ về hình thức thể hiện.
Với những đóng góp to lớn cả về nội dung và nghệ thuật, Truyện Kiều xứng đáng
được coi là kiệt tác văn học của dân tộc. Thời gian cứ thế trôi và những gì là thơ, là
văn, là tuyệt tác thì luôn còn mãi. Và "Truyện Kiều" cũng vậy..
Phân tích giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều
Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã phản ánh hiện thực xã hội
phong kiến đương thời với bộ mặt giai cấp tàn bạo của những kẻ thống trị mất
tính người. Sức mạnh của đồng tiền của danh lợi khiến cho những người phụ nữ
khốn khổ trở thành món hàng cho bọn buôn phấn bán hương trong xã hội.
Gia đình nhà họ Vương đang có cuộc sống vô cùng hạnh phúc bình yên nhưng
lại bị một người bán tơ vu oan giá họa tai ương ập xuống đầu, khiến cho một gia
đình đang hạnh phúc vướng vòng lao lý. Sau khi gia đình xảy ra biến cố bọn
quan chức nha sai triều đình đã tranh thủ cướp của nhà Thúy Kiều, chúng đã
được một lũ quan lại tham ô dung túng thừa nước đục thả câu vơ vét tiền của
của người dân vào túi mình. Tên quan xử kiện cho cha Thúy Kiều cũng là người
ăn tiền, lợi dụng chức quyền để kiếm chác.
Sức mạnh của đồng tiền nặng tựa ngàn cân nằm trong tay kẻ tàn bạo, đồng tiền
thành một thế lực vô cùng mạnh nó có thể chi phối mọi giá trị đạo đức của con
người, làm mất lương tri của một con người. Những người mang chức trách
giúp người dân lấy lại đạo lý nhưng lại vì tiền mà bẻ cong công lý. Cuộc sống 9
vốn nhiều nước mắt của con gái tài sắc, mười phân vẹn mười Thúy Kiều bắt đầu
dùng sức mạnh, quyền lực để tạo nên thế lực kiếm những đồng tiền dơ bẩn.
Giá trị nhân đạo của của Truyện Kiều thể hiện việc tác giả Nguyễn Du đề cao
con người từ phẩm chất, tài năng, ngoại hình cho tới những ước mơ chân thành.
Người đọc có thể cảm nhận được là Thúy Vân có vẻ đẹp vô cùng nền nã, đoan
trang, hiền thục, thể hiện một con người hiền lành, có cuộc sống vô cùng bình
yên hạnh phúc. Còn Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo thể hiện một vẻ đẹp hoa nhường nguyệt thẹn.
Thúy Kiều cũng là một người có tài năng xuất chúng. Xưa nay phụ nữ đẹp
thường ít thông minh và tài năng. Nhưng Nguyễn Du đã cho Thúy Kiều rất
nhiều ưu điểm xưa nay hiếm thấy ở một người phụ nữ. Vương Thúy Kiều có tài
năng cầm kỳ thi họa, tài sắc đều mười phân vẹn mười. Với vẻ đẹp một hai
nghiêng nước nghiêng thành.
Qua nhân vật Thúy Kiều tác giả Nguyễn Du đã lên án tố cáo chế độ phong kiến
tàn bạo chà đạp lên con người, lên quyền hưởng thụ hạnh phúc của những người
con gái tài sắc. Vương Thúy Kiều đã vướng phải mười lăm năm lưu lạc phải rơi
vào chốn lầu xanh hết lần này tới lần khác khiến cho cuộc sống của cô sống
không bằng chết. Qua mười lăm năm lưu lạc không có gì mà Thúy Kiều chưa
trải qua nàng cũng đã tìm cách tự vẫn nhiều lần nhưng đều được cứu giúp.
Từ một cô gái con nhà tiểu thư khuê các Thúy Kiều trở thành hàng hóa để người
ta mua bán, trao đổi bị lừa gạt hết lần này tới lần khác, đem thân đi làm vợ lẽ
người ta, làm gia nô, rồi bị hành hạ tra tấn đánh đòn. Thúy Kiều bị lăng nhục trở
thành tội phạm ở chốn quan trường bị sỉ nhục rơi vào cảnh giết chồng, nỗi oan
chồng chất. Cuộc đời Thúy Kiều là một bản cáo trạng tố cáo tội ác của chế độ
xã hội xưa. Chính xã hội bất lương đó đã xô đẩy người con gái tài sắc, có đức
hạnh, hiếu nghĩa rơi vào hoàn cảnh khó khăn, mất đi hạnh phúc của đời mình
chịu cảnh bể dâu phong trần. 10
Qua Truyện Kiều còn thể hiện niềm thương cảm của tác giả Nguyễn Du trước
những đau khổ của con người nhất là số phận người phụ nữ như Thúy Kiều.
Bên cạnh đó, Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể người đọc khắc sâu trong lòng
người đọc, bởi giá trị nghệ thuật và giá trị nhân đạo. Trong tác phẩm của ông
thể hiện sự tài hoa vô cùng sắc sắc, tinh tế, nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật vô cùng sâu sắc.
Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một kiệt tác lừng lẫy, với bút pháp
của một nhà thơ thiên tài, nghệ thuật tự sự, thể hiện sự thành công trong sử
dụng ngôn ngữ của tác giả. Thông qua thiên truyện tuyệt tác này tác giả Nguyễn
Du thể hiện một giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nó nhằm tố
cáo tội ác của một chế độ phong kiến thối nát, mục ruỗng lợi dụng thân xác phụ nữ kiếm tiền.
Tác giả Nguyễn Du thể hiện sự đồng cảm xót xa của mình với người phụ nữ
công dung ngôn hạnh, tài sắc vẹn toàn đáng lẽ ra phải được hưởng cuộc sống
hạnh phúc. Nhưng lại chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, chịu cảnh lưu vong, cơ cực. 11