-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải bài tập SBT Địa Lý 12 bài 18: Đô thị hóa
Giải bài tập SBT Địa Lý 12 bài 18: Đô thị hóa. Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 3 trang và bài giải giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc tham khảo.
Preview text:
Địa lý 12 Địa lí dân cư
Bài 18: Đô thị hóa
Trang 77 sgk Địa Lí 12: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu khái niệm đô thị hoá Trả lời:
- Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số
lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố,
nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
- Đặc điểm của đô thị hoá là:
+ Xu hướng tăng nhanh dân so thành thị
+ Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
+ Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Trang 78 sgk Địa Lí 12: Dựa vào hình 18.1 (SGK), nêu nhận xét về sự thay đổi dân
thành thị trong giai đoạn 1990 – 2005. Trả lời:
- Số dân thành thị tăng, đặc biệt những năm gần đây.
- Tuy nhiên dân số thành thị còn thấp, năm 2005, chiếm 27,1% dân số cả nước.
Trang 78 sgk Địa Lí 12: Dựa vào bảng 18.2 (SGK), nêu nhận xét về sự phân bố đô
thị và dân số đô thị giữa các vùng trong nước. Trả lời:
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc,
Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông
Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả
nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông
Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông,
điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.
Trang 79 sgk Địa Lí 12: 3. Nêu ví dụ minh hoạ điển hình về những hậu quả của quá
trình đô thị hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường ở nước ta hiện nay. Trả lời:
Ở nhiều thành phố nước ta hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn, đô thị hoá đã gây ra
rất nhiều khó khăn về: giải quyết việc làm, các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng (nước thải, rác thải, cấp nước ngọt sinh hoạt, ô nhiễm không khí), nạn kẹt
xe, việc quản lí trật tự xã hội....
Bài 1 (trang 79 sgk Địa Lí 12): Trình bày đặc điểm đô thị hoá ở nước ta Lời giải:
- Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp (quy mô không lớn, phân
bố tản mạn; nếp sống đô thị và nông thôn còn xen vào nhau; cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp).
- Tỉ lệ dân thành thị tăng.
- Phân bố đô thị diễn ra không đều giữa các vùng.
Bài 2 (trang 79 sgk Địa Lí 12): Phân tích những ảnh hưởng của quy trình đô thị hoá
ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội. Lời giải:
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là
nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật
chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực
cho sự tăng trưởng và phát triển kính tế.
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hoá: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
Bài 3 (trang 79 sgk Địa Lí 12): Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình
đô thị hóa ở nước ta theo số liệu ở bảng 18.2 (SGK) Hướng dẫn giải: Năm
Số dân thành thị (triệu
Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước người) (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9
Bảng: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990-2005 - Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong số dân cả nước, giai đoạn 1990-2005