Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 40 ( có đáp án)
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 40: Địa lý ngành thương mại được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10.
Chủ đề: Chương 12: Địa lí ngành dịch vụ (KNTT)
Môn: Địa Lí 10
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 40: Địa lý ngành thương mại
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 40 trang 154: Dựa vào sơ đồ trên, em hãy trình
bày các khái niệm về hàng hoá, dịch vụ, vật ngang giá. Trả lời:
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, được đem ra trao đổi trên thị trường, có
hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
- Dịch vụ trong thị trường được hiểu là vật đem ra trao đổi trên thị trường.
- Vật ngang giá là thước đo giá trị hàng hóa, có thể là tiền hoặc vàng được thỏa
thuận giữa bên bán và bên mua.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 40 trang 156: Quan sát hình 40, em có nhận xét
gì về tình hình xuất nhập khẩu trên thế giới. Trả lời:
- Khu vực Bắc Mĩ, châu Á (kể cả Ô-xtray-li-a và không kể Trung Đông), châu
Âu có tỉ trọng buôn bán nội vùng và so với toàn thế giới lớn.
- Các quốc gia Trung và Nam Mĩ, cộng đồng các quốc gia độc lập, châu Phi và
Trung Đông có tỉ trọng buôn bán thấp.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 40 trang 156: Dựa vào bảng 40.1, em có thể rút
ra nhận xét gì về tình hình xuất nhập khẩu của một số nước có nền ngoại thương
phát triển hàng đầu thế giới năm 2001. Trả lời:
- Các nước này chiếm tỉ trọng cao về giá trị xuất nhập khẩu của thế giới.
- Hầu hết các nước này đều có cán cân xuất, nhập khẩu dương.
Bài 1 trang 157 Địa Lí 10: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành
thương mại đối với việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước. Trả lời:
- Ngành thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân
chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
- Vai trò ngành thương mại:
+ Nối liền sản xuất và tiêu dùng. + Điều tiết sản xuất + Hướng dẫn tiêu dùng.
- Vai trò ngành nội thương
+ Trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong 1 quốc gia.
+ Thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo lãnh thổ.
- Vai trò ngành ngoại thương:
+ Trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia..
+ Thúc đẩy phân công lao động quốc tế.
Bài 2 trang 157 Địa Lí 10: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới. Trả lời:
- Toàn cầu hóa nền kinh tế đã trở thành 1 xu hướng quan trọng nhất trong sự
phát triển của nền kinh tế thế giới.
- Tình hình XNK trên thế giới:
+ Khối lượng buôn bán trên toàn thế giới ngày càng tăng.
+ Ba trung tâm buôn bán lớn nhất thế giới: Hoa Kì, Tây Âu và Nhật Bản.
+ Hoạt động buôn bán trên thế giới tập trung vào các nước phát triển.
Bài 3 trang 157 Địa Lí 10: Cho bảng số liệu:
a) Tính giá trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của quốc gia trên.
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện.
c) Rút ra nhận xét cần thiết. Trả lời:
a. Tính giá trị xuất nhập khẩu:
- Hoa Kì: 2789.5 USD/người.
- Trung Quốc: 657,2 USD/người.
- Nhật Bản: 4439,6 USD/người. b. Vẽ biểu đồ: c. Nhận xét:
- Giá trị xuất nhập khẩu bình quân trên đầu người cao nhất là Nhật Bản, tiếp
theo là Hoa Kì, thấp nhất là Trung Quốc.
- Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao nhất nhưng giá trị xuất khẩu bình quân
trên đầu người thấp nhất.
- Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp nhất nhưng giá trị xuất khẩu bình quân
trên đầu người cao nhất.